Lợi ích của lá hẹ, tuy quen thuộc nhưng ít người biết dùng
Còn được nhiều người gọi là cửu thái hoặc khởi dương thảo, cây hẹ giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng, không chỉ được dùng trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì có vị cay giúp ôn trung, tán ứ và giải độc cơ thể hiệu quả.
Chính vì những lợi ích này mà người Nhật cực kỳ ưa chuộng lá hẹ. Khi chiên trứng, họ ít khi dùng hành lá như chúng ta mà sử dụng hẹ để nâng cao sức khỏe, đánh bay bệnh tật. Nhiều gia đình Nhật còn hay xào hẹ chung với thịt hoặc rắc lên đậu phụ, họ ăn món này quanh năm nhưng nhiều nhất là vào những ngày hè.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lá hẹ là loại thực phẩm có lượng calo thấp, chứa nhiều dinh dưỡng có lợi và giàu chất chống oxy hóa. Sau đây là một số lợi ích của lá hẹ, cũng chính là lý do mà người Nhật hay sử dụng loại rau này nhiều:
- Nâng cao hệ tim mạch và tuần hoàn máu, giúp trẻ lâu
Như đã nói, trong hẹ rất giàu chất chống oxy hóa như organosulfur và thiosulfate… giúp ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nâng cao khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Chất chống oxy hóa của hẹ cũng giúp trẻ lâu, đẩy lùi nếp nhăn hiệu quả.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Lá hẹ có công dụng loại bỏ các vi khuẩn, nấm men và nấm có hại thường xuyên cản trở quá trình tiêu hóa trong đường ruột. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của lá hẹ giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng salmonella gây suy giảm chức năng tiêu hóa của đường ruột. Loại rau này còn hỗ trợ làm giảm chứng đầy hơi và kích thích tiêu hóa.
- Ngăn ngừa ung thư
Trong lá hẹ có hợp chất alliums có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Đồng thời, một vài hợp chất khác được phát hiện trong lá hẹ, chẳng hạn như lưu huỳnh còn giúp cản trở sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư ra khắp cơ thể.
Thêm vào đó, trong một nghiên cứu trên 285 phụ nữ, các chuyên gia đã kết luận rằng nếu ăn các loại thực vật thuộc họ Alliaceae như lá hẹ sẽ giúp giảm các nguy cơ phát triển ung thư vú.
- Ngăn ngừa loãng xương
Lá hẹ sở hữu nhiều vitamin K - một vi chất quan trọng góp phần vào sự hình thành xương khớp. Nếu chăm ăn, lượng vitamin K này sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, vitamin A của hẹ còn hạn chế sự phát triển của bệnh loãng xương ở người già.
- Cải thiện trí nhớ
Trong hẹ chứa đầy đủ choline và folate - 2 chất có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện chức năng não bộ và nâng cao trí nhớ ở người cao tuổi. Đặc biệt hơn, chúng còn giúp hạn chế rối loạn nhận thức và rối loạn tâm trạng, cực kỳ hữu hiệu trong việc cải thiện trí nhớ và ngừa bệnh mất trí.
Một số món ăn lạ miệng từ hẹ
Tôm và mực xào hẹ
Nguyên liệu gồm 150 g tôm; 100 g mực thái khoanh tròn; 1 bó hẹ nhỏ; 1/4 củ hành tây trắng hoặc tím; Tỏi, hành lá, nước mắm, muối, hạt nêm; Ớt xanh.
Cách làm: phi tỏi thơm, cho mực và tôm đã được bóc vỏ, rửa sạch và thái miếng vào xào. Nêm mắm, muối, hạt tiêu vừa phải. Xào một lúc thì cho ớt xanh vào xào. Khi ớt và tôm thịt chín và ngấm đều gia vị thì thả hẹ và hành lá vào đảo đều và tắt bếp.
Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ
Nguyên liệu gồm có hẹ, thịt lợn băm nhỏ (hoặc sườn thăn), đậu phụ, gia vị.
Cách làm: xào thịt (sườn, đã nêm gia vị vừa ăn) gần chín tới thì cho hẹ vào đảo lên. Xong cho vào nồi nấu canh (lượng nước vừa đủ cả gia đình ăn), lúc nào gần sôi thì cho đậu phụ cắt nhỏ vào.
Canh hẹ nấu trứng
Khi nước sôi thả hẹ, đánh trứng tan rồi cho vào quấy đều tay, sôi lại là bắc xuống ngay.
Bánh hẹ chiên giòn
Món này đơn giản, ngon như chính cái tên của nó. Bánh được làm từ bột gạo và lá hẹ, nhân thịt hoặc tôm. Bánh hẹ chiên để ráo dầu, dọn ra đĩa ăn kèm với tương ớt và nước mắm chua ngọt.
Cách làm: Cho nước sôi vào bột há cảo, hoặc bột gạo và bột năng, trộn đều rồi nhồi cho đến khi bột mịn. Hẹ rửa sạch, phơi thật khô (nếu còn nước sẽ làm bột bị nhão). Xào tôm thịt, lạp xưởng chín rồi trộn vào hẹ, nêm nếm vừa ăn. Lấy cục bột cán dẹp cho nhân vào. Cái khéo là tạo dáng cho cái bánh tròn sắc cạnh, đẹp. Xong đem hấp. Có người ăn hấp, có người hấp xong rồi chiên. Bánh hẹ ăn với mắm ớt tỏi và đồ chua. Có mùi vị vừa giống bánh xèo, vừa có vị ngọt, thơm của hẹ.
Cá nướng hẹ
Cá quả nướng lá hẹ dùng nóng kèm với bánh tráng, bún, các loại rau xanh.
Trước tiên ướp thịt cá cho ngấm đều gia vị. Tiếp theo cho cá vào giấy bạc, gói lại, cho vào lò nướng khoảng 15 phút. Tắt lò. Nướng cá trên bếp than sẽ có mùi thơm hấp dẫn hơn và thịt cũng ngọt hơn.
Thịt lợn nướng hẹ
Nguyên liệu gồm: 700 g thịt heo (chọn phần cổ hoặc vai heo lẫn chút mỡ thì thịt sẽ mềm và ngon); 1 bó hẹ; 3 thìa canh tương miso; 1 thìa canh xì dầu loại dùng để nấu súp; 2 thìa canh đường; 5 tép tỏi; 1 thìa nhỏ hạt tiêu xay; 100g bơ.
Phần tỏi tây trộn ăn kèm:2 cây tỏi tây; 1 thìa nhỏ đường; 2 thìa nhỏ xì dầu; 1 thìa nhỏ giấm; 1/2 thìa nhỏ dầu vừng; 1 thìa nhỏ vừng rang.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
3 khung giờ vàng ăn trứng giúp tăng gấp nhiều lần lợi ích: Đốt nhanh mỡ thừa, tăng tuổi thọ
-
Mua trứng gà đừng tham mà chọn quả to, đây mới là quả trứng tươi ngon lại "sạch" nhất
-
Gia đình 4 người ngộ độc nặng sau bữa tối với trứng gà: Cảnh báo 6 sai lầm nên tránh khi ăn trứng
-
Lòng đỏ trứng gà có màu vàng nhạt hay vàng đậm thì mới bổ dưỡng?
-
Trứng gà ăn cùng thứ này là "thần dược" dưỡng nhan của phụ nữ: U40 da vẫn hồng hào, tươi trẻ như tuổi 18