Những kinh nghiệm của người xưa cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị, nó được đúc rút từ thời gian sinh sống và trải nghiệm. Trong đó, có 1 câu thế này: "Phụ nữ mới sinh không nên xâu kim chỉ", vì sao thế?
Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim?
Người ta vẫn hay nói phụ nữ đi sinh là bước đến "cửa tử" hay "đau như gãy 20 cái xương sườn". Bởi vậy mà cơ thể sản phụ sau sinh cần thời gian để nghỉ ngơi cũng như hồi phục. Đặc biệt là việc chị em phải kiêng cữ ngay trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Việc kiêng cữ sẽ giúp phụ nữ sau sinh tránh được bệnh hậu sản. Hơn nữa, theo các bác sĩ, việc kiêng cữ tốt giúp mẹ tránh được bệnh hậu sản. Một số di chứng sau sinh phụ nữ hay mắc phải như đau lưng, mệt mỏi, giảm sút trí óc,…
Theo quan niệm người xưa, phụ nữ sau sinh cần ở cữ đủ 3 tháng (100 ngày). Tuy nhiên, mẹ chỉ cần kiêng cữ khoảng 1 tháng mà thôi. Thậm chí, sau khi sinh 3 - 4 ngày mẹ đã có thể tắm chứ không phải kiêng cả tháng như dân gian.
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc tại sao lại kiêng cữ việc xâu chỉ cầm kim sau sinh. Đến hiện nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào kiểm chứng minh được việc phụ nữ sau sinh không được dùng kim may. Vì thế, các mẹ cũng không cần kiêng khem quá nhiều.
Tuy nói vậy, nhưng nếu bạn bạn thường xuyên may vá trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị mỏi mắt, nhức mắt vì điều tiết mắt giảm. Hơn nữa việc tập trung quan sát lâu vào một nơi sẽ khiến cơ thể mẹ bị mệt mỏi, làm mỏi các khớp cơ. Ngoài ra, việc này còn sẽ khiến cho mẹ sau sinh gặp tâm lý bực tức, mệt mỏi do dồn nén. Vậy nên bạn chỉ nên dùng kim phù hợp với những thai phụ có sức khỏe tốt, ổn định với tần suất ít.
Ngoài ra, liên quan tới vấn đề bầu bí, thai nghén các cụ cũng có những lời dặn dò như sau:
Bà bầu ngồi xổm khi mang thai có sao không?
Về câu hỏi bà bầu ngồi xổm có sao không thì theo các chuyên gia việc ngồi xổm trong khi đang mang thai là không nên, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngồi xổm gây ra rất nhiều tác hại và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Khi ngồi xổm, cột sống của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng do chịu áp lực lớn từ tử cung, khi ngồi lâu mạch máu sẽ bị tắc nghẽn đồng thời bị suy giãn tĩnh mạch. Không những thế, lúc đứng lên sau khi ngồi xổm mẹ bầu sẽ hay gặp phải tình trạng bị choáng, chóng mặt do máu lưu thông kém, điều này sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu bởi có thể bị té ngã.
Ở những tháng tiếp theo của thai kỳ, bụng mẹ bầu sẽ ngày càng trở nên lớn hơn vì vậy mà việc ngồi xổm sẽ khó khăn và gây áp lực đè nén lên tử cung, bàng quang bị đau. Việc ngồi xổm khi đang mang thai còn khiến mẹ bầu tê chân, giãn tĩnh mạch, phù nề, xương khớp ở chân có dấu hiệu bị đau. Bởi khi ngồi xổm sẽ dồn áp lực lên xương bánh chè ở đầu gối. Tiếp đó là tình trạng tổn thương cột sống. Khi mang thai cột sống đã phải chịu gánh nặng bởi kích thước bào thai để có thể giữ cân nặng cho cơ thể, việc mẹ bầu ngồi xổm sẽ khiến cho cột sống chịu thêm một sức nặng lớn, khiến cột sống có cảm giác bị đau buốt. Không chỉ có cột sống mà bàng quang cũng chịu một sức ép không hề nhỏ nếu mẹ bầu thường xuyên thực hiện tư thế này.
Tại sao bầu không được với tay
Theo quan điểm dân gian, khi mang thai, mẹ bầu cần kiêng rất nhiều vấn đề trong đó có hành động với tay. Dân gian truyền miệng, việc mẹ bầu với tay sẽ khiến cho thai nhi bị tràng hoa quấn cổ và gây nguy hiểm đối với thai nhi. Song, trên thực tế, quan điểm này đã được các chuyên gia bác bỏ hoàn toàn do không có cơ sở khoa học chứng minh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ là do sự vận động cũng như xoay chuyển tư thế của em bé khi nằm trong bụng mẹ khiến dây rốn vô tình quấn vào cổ. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những em bé hiếu động và nghịch ngợm. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như dây rốn có độ dài bất thường, cấu trúc dây rốn yếu, cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn bị thiếu… cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Tình trạng bé bị tràng hoa quấn cổ rất dễ phát hiện thông qua việc mẹ bầu khám thai và siêu âm định kỳ. Đây là tình trạng thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Luộc tôm thả ngay 1 quả này vào: Con nào cũng lên màu đỏ đẹp, ngọt đậm không tanh
-
Luộc vịt đừng chỉ cho gừng và nước lạnh: Thêm chút gia vị này, thịt không hôi, mềm ngon, thơm nức
-
Cuộc đời mỗi đứa trẻ có 3 bước ngoặt quan trọng, cha mẹ định hướng đúng sẽ giúp con thành công
-
Rán cá đừng thả ngay vào chảo: Làm thêm 1 bước cá giòn rụm, không sát chảo tróc da
-
Rán nem đừng vội bỏ ngay vào chảo dầu: Làm thêm bước này nem giòn tan để lâu cũng không lo bị ỉu