Thịt vịt là loại thực phẩm gần gũi phổ biến với văn minh lúa nước. Thịt vịt đặc biệt rất phổ biến vào dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch.
Tết Đoan Ngọ và thịt vịt liên quan gì tới nhau?
Tết Đoan Ngọ còn gọi tết giết sâu bọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày Tết truyền thống ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Tết Đoan Ngọ ý chỉ thời gian nắng nóng cao điểm, là lúc sâu bọ phá hoại mùa màng, là lúc con người dễ sinh ốm đau bệnh tật. Do đó có tục cúng tết Đoan Ngọ là trừ tà, trừ ma, diệt sâu bọ bảo vệ mùa màng, cầu mong bình an, sức khỏe, giàu có, may mắn.
Tết Đoan Ngọ là dịp nắng nóng, giờ ngọ lại càng nắng nóng. Trong khi đó thịt vịt là món ăn thanh nhiệt và bổ dưỡng.
Thế nên ăn thịt vịt dịp Đoan Ngọ giúp bảo vệ sức khỏe, quân bình nóng nực của thời tiết giúp con người dễ chịu hơn. Dịp Tết Đoan Ngọ thời tiết nóng nực, thời tiết giao mùa nắng nóng hay sinh ốm đau mệt mỏi, ho, sốt nên ăn thịt vịt rất tốt cho những chứng bệnh phổ biến giai đoạn này.
Ăn thịt vịt cũng có ý nghĩa xua đuổi tà ma, trừ bệnh, trừ sâu bọ. Bởi trong tiếng Hán, vịt đồng âm với áp nghĩa là ăn vịt có thể trấn áp tà khí, ma quỷ. Do đó ăn thịt vịt có ý nghĩa tâm linh xua đuổi trấn áp ma quỷ, mang lại tốt lành trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Dịp tết Đoan Ngọ là lúc "đuổi đồng" là lúc lúa gặt xong, vịt no béo đủ để bán, thịt ngon, béo, không còn hôi. Bởi thế ăn thịt vịt lúc này ngon nhất. Nông dân đã vào mùa nghỉ ngơi, lại nhân này tết Đoan Ngọ, gia đình sum họp quây quần nên mua vịt về thịt. Do đó Tết Đoan Ngọ là dịp hội tụ rất nhiều điểm để ăn thịt vịt. Từ đó ăn thịt vịt trở thành tục quen thuộc của nhiều người mỗi khi tết Đoan Ngọ tới.
Ở Trung Quốc thì còn có tục ăn trứng vịt, tặng nhau trứng vịt dịp Đoan Ngọ để cầu mong may mắn, tốt lành.
Những cách trừ tà ngày tết Đoan Ngọ
Ngoài việc ăn thịt vịt thì ăn món cơm rượu cũng rất nổi tiếng trong thắp hương và trong ẩm thực ngày tết Đoan Ngọ. Cơm rượu được ủ cho lên men từ gạo nếp lứt giúp thanh nhiệt, chống tiêu chảy, giúp "diệt sâu bọ". Ngoài ra dịp Tết Đoan Ngọ còn có các món ăn phổ biến khác như bánh ú, chè hạt kê, bánh gio, trôi nước, hoa quả chua như mận, mơ, xoài, vải...
Ngoài ra người xưa còn có tục nhuộm móng tay trừ tà dịp Tết Đoan Ngọ. Dùng lá màu cột vào móng tay, sáng hôm sau mở ra móng tay sẽ có màu đỏ để thể hiện cầu mong may mắn, xua đuổi ma quỷ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, người xưa cho rằng dịp Đoan Ngọ trẻ hay bị ma trêu nên dễ ốm do đó dịp này trẻ thường được cha mẹ cho nhuộm móng tay để tránh tà đuổi ma.
Người xưa còn có tục khảo cây dịp tết Đoan Ngọ để cầu mong bội thu. Khi cây trồng trong nhà không chịu ra hoa ra trái thì dịp Đoan Ngọ sẽ cho một người leo lên cây, một người cầm gậy đánh vào thân cây dọa sẽ chặt nếu không chịu ra quả, người ở trên xin tha và sẽ cho quả cho hoa. Đó cũng là một tục lệ thường thấy trong dịp Tết Đoan Ngọ truyền thống.
Ngày nay đời sống đã có nhiều thay đổi khác trước nên những tục lệ nhuộm tay, khảo cây... đã nhạt phai, nhưng việc ăn thịt vịt, ăn cơm rượu, hoa quả... trong dịp Tết Đoan Ngọ vẫn phổ biến.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Nên mặc áo chống nắng màu sáng hay màu tối để không bị bắt nắng?
-
Mẹo bóc vỏ xúc xích ăn liền không cần kéo, chỉ một thao tác nhỏ là vỏ bong ra
-
Tủ lạnh đặt ở 3 vị trí này bảo sao vừa 'ngốn điện' vừa nhanh hỏng
-
Trồng hoa Dâm Bụt trước cửa nhà có tốt theo phong thủy không?
-
Muốn nấu ăn ngon phải biết 6 món ăn cần ngâm trong nước đá lạnh sau khi nấu chín