Trẻ có 3 biểu hiện này lớn lên bị xã hội đào thải, vướng 1 điểm thôi cũng cần phải chỉnh ngay

( PHUNUTODAY ) - Những em bé này khi trưởng thành mà mang theo tâm thế này bước vào đời dù không làm ra chuyện xấu nhưng cũng không được xã hội ghi nhận

Nhiều cha mẹ chỉ tập trung chú ý tới thành tích học tập của con mà không chú ý rằng tâm tính của trẻ rất quan trọng. Theo các chuyên gia giáo dục, những em nhỏ có 3 đặc điểm tâm tính dưới đây khi lớn lên dù không gây ra chuyện tày trời hay trái pháp luật nhưng vì đặc tính này thì rất khó hòa nhập xã hội và gây ra mất thiện cảm cho cộng đồng.

Những đứa trẻ có trái tim mong manh, dễ tổn thương

Cuộc sống càng khó khăn thì càng cần kiên cường. Nhưng những em bé mong manh sẽ dễ gục ngã chán nản sau những thất bại nhỏ, như vậy sẽ không có sức để bước tiếp. Hơn nữa những em bé có tâm hồn mong manh sẽ gây khó khăn trong quá trình tương tác với người khác. Cuộc sống với nhiều va chạm, đôi khi người ta không cố tình nhưng những em bé mong manh hay "chấp" để rồi tự tổn thương. Điều đó vừa làm chính mình đau, vừa khiến người khác khó xử và họ sẽ ngại tiếp xúc, sẽ tránh để không cảm thấy bị mắc lỗi. Những người mạnh mẽ, nội lực tốt không hay trách lỗi người khác, không dễ tổn thương sẽ dễ tha thứ cho người khác, mà khiến người khác thấy thoải mái khi ở gần. Đó cũng là điểm mà khiến xã hội dễ chịu hơn. 

Những người có tâm hồn mong manh để ý quá nhiều tới cảm nhận của người khác về mình. Dẫu không oán trách thì cũng tự rước vào lòng mình những dằn vặt. Do đó chính ra là khó sống thanh thản vui vẻ được, và người bên cạnh cũng dễ mệt mỏi vì phải cẩn thận trong từng hành xử.

Cách xử lý của cha mẹ: Nếu không muốn con mình trở thành người nhạy cảm, mong manh thì cha mẹ không nên khen ngợi cũng như mắng mỏ con quá mức. Chẳng hạn, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ la mắng, đặt kỳ vọng cao vào con,… Hãy dạy cho con cách tha thứ bao dung, không chấp với lỗi người khác. Hơn nữa rèn cho con sự tự tin chính là cách để bé có nội lực vững chãi hơn.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp

Thời hiện đại EQ đang được đánh giá cao hơn cả IQ. Nhiều trẻ em học tập không xuất sắc nhưng trí tuệ cảm xúc cao, khả năng giao tiếp hùng biện tốt nên sẽ thành công hơn. Trí thông minh cảm xúc chính là cầu nối để kết nối chúng ta với người khác. Những trẻ em có trí thông minh cảm xúc kém thường chậm về sáng tạo, hay sống theo khuôn khổ và khi ra ngoài xã hội sẽ dễ bị thụt lùi hoặc dễ bị ghét vì những ứng xử vụng về.

Trí tuệ cảm xúc là một chìa khóa sinh tồn, dẫn lối con người vào xã hội. Những người thành công thường có chỉ số EQ cao.

Cách hành xử cho cha mẹ: Thay vì ép con vào những bộ môn kiến thức nặng nề hãy tạo cho con tham gia nhiều hoạt động xã hội, cho con cơ hội tiếp xúc rộng hơn để trẻ phát triển cảm xúc tốt hơn. Cha mẹ cũng là người bao dung, thấu hiểu con cái, tạo cho con sự đồng cảm ngay khi nhỏ, trẻ sẽ tự do phát triển cảm xúc hơn. Hãy cùng trẻ tập bài quan sát và lắng nghe để thấu hiểu hơn người khác. Có một vài trung tâm có thể hỗ trợ dạy trẻ phát triển cảm xúc, cha mẹ có thể tim hiểu thêm về điều này để hỗ trợ con tốt hơn

Trẻ thích bào chữa

Bào chữa không phải là cách hay thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Những người hay bào chữa không được sự trân trọng tín nhiệm từ người khác. Từ đó xã hội dễ nghi ngại những người hay bào chữa này. Những người bào chữa là người trốn tránh trách nhiệm và như thế không ai muốn gần gũi hoặc tin tưởng họ được.

Trẻ giỏi bào chữa nhiều cha mẹ còn cho con thông minh lại càng cổ vũ. Sự thực đó là một tính xấu. Bào chữa bảo vệ mình dù sai, đó có thể là thông minh nhưng không phải phẩm chất đường hoàng. Nên cha mẹ cần cẩn trọng điều này.

Cách xử lý của cha mẹ: Tính bào chữa của con cần được uốn nắn từ sớm và ngay trong cách giáo dục của cha mẹ. Thay vì trách cái sàn nhà làm con ngã đau hãy nói lần sau con cẩn thận hơn con sẽ không bị ngã đau như thế nữa. Thay vì đánh cái bàn làm con đau thì hãy nói khi đi con nhớ để ý hơn sẽ không bị va vào bàn nữa. Khi thấy con có những hành vi bào chữa, không nên cổ vũ hùa theo, nên giải thích cho con hiểu. 

Nhận lỗi về mình và không đổ lỗi là một phẩm chất của người tài và tốt, đó chính là phẩm chất của những người thành công. Nhìn vào lỗi nhận ra lỗi mới thực sự biết sửa lỗi. 

Cha mẹ nào cũng thương con và có thể đối xử dịu dàng với con, hiểu từng chút về con để ứng xử hợp lý, khi thấy con mong manh, cha mẹ và người thân sẽ tránh làm con tổn thương, khi thấy con chưa được nhanh nhạy cảm xúc sẽ thông cảm, khi thấy con bào chữa có thể tha thứ vì nghĩ con sợ xấu hổ... Nhưng xã hội không như vậy. 

Bởi thế nên cha mẹ khi thấy con có những đặc điểm này cần thay đổi cách giáo dục của mình để con trở nên mạnh mẽ, có nội lực hơn. 

Tác giả: An Nhiên