Một giáo viên tại Trung Quốc đã chia sẻ rằng sau nhiều năm kinh nghiệm, cô ấy phát hiện rằng những bà mẹ "khéo ăn, khéo nói" thường nuôi dạy được con cái mình không được tốt. Cô đã gặp rất nhiều phụ huynh kiểu này, họ rất giỏi giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt động của con cái.
Tuy nhiên, sự nhiệt tình quá đà của họ thỉnh thoảng cũng khiến cô cảm thấy khó chịu. Những phụ huynh này chỉ cần có vấn đề nhỏ là lập tức gọi điện cho cô, không quan tâm lúc đó là buổi trưa hay đêm khuya. Điều này gây mệt mỏi và căng thẳng cho cô.
Trái ngược với sự năng động của người mẹ, con cái của họ lại thường nhút nhát, chậm chạp và ít thể hiện sự hiếu động. Điều này khiến ta tự hỏi nguyên nhân của hiện tượng này là gì, vì chúng ta nghĩ rằng đứa trẻ nên thông minh, nhanh nhẹn, hiếu động và có khả năng giao tiếp tốt.
Trước vấn đề này, một vị chuyên gia giáo dục đã chỉ ra 2 điều đáng lưu ý sau đây.
Người mẹ “khéo ăn, khéo nói” vô tình lấn áp khiến con mất tính tự lập
Những người mẹ có khả năng giao tiếp tốt thường có tính cách mạnh mẽ, thích kiểm soát mọi thứ trong gia đình và thậm chí cả trong xã hội. Với tính cách như vậy nên khi giáo dục con cái họ cũng thay con làm mọi việc. Họ không cho con có quyền tự do ngay cả trong suy nghĩ. Họ nghĩ thay con, thực hiện giúp con mà không cần biết đến tâm trạng, nguyện vọng của con.
Người mẹ như vậy có thể đạt hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên với một đứa trẻ, chúng cần được tự do tìm tòi, khám phá, sáng tạo và nhận kết quả cho dù kết quả đó chưa tốt. Bà mẹ “khéo ăn, khéo nói” lại tước đi quá trình này của con khiến con không có không gian tự phát triển.
Đây là một phương pháp giáo dục độc hại khiến đứa trẻ mất đi khả năng suy nghĩ và sáng tạo. Mặc dù đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời nhưng không có chính kiến. Chúng có nguy cơ trở nên vô dụng, vô tình bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong cuộc đời.
Người mẹ “khéo ăn, khéo nói” thường không chú ý giao tiếp với con cái
Một người mẹ luôn tràn đầy năng lượng, nói rất nhiều trong nhà, không kể ngày đêm chỉ gây ra một loại ô nhiễm tiếng ồn. Nó có thể khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, bực bội và muốn trốn tránh mẹ.
Khi mẹ thường xuyên thể hiện bản thân mạnh mẽ và không để người khác tham gia vào cuộc trò chuyện, trẻ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và có thể dần dần mất lòng tin vào khả năng giao tiếp với mẹ. Điều này có thể dẫn đến sự xa cách và tâm lý chống đối từ phía trẻ.
Vì vậy, để tạo một môi trường gia đình lành mạnh và tốt cho sự phát triển của trẻ, mẹ cần phải lắng nghe và tôn trọng quan điểm của trẻ, chia sẻ cảm xúc của mình một cách cởi mở và dễ dàng để tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy an toàn và được quan tâm đến. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải đảm bảo rằng môi trường gia đình không quá ồn ào và luôn đảm bảo sự cân bằng trong việc giao tiếp giữa mẹ và trẻ.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm: Mẹ bất ngờ khi tác nhân do chính hộp cơm trưa gây ra
-
3 dấu hiệu của trẻ được cha mẹ nuôi dạy tốt
-
3 loại thực phẩm gây ‘ức chế’ chiều cao, trẻ càng ăn nhiều chiều cao càng chững lại
-
Mẹ cho con ăn kiểu này không những chậm lớn mà còn thủng dạ dày, hại lá lách
-
3 khác biệt giữa trẻ thường xuyên đi chơi và trẻ ở nhà nhiều