Mật ong là thực phẩm quý giá của người Việt. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, pha đồ uống. Mật ong còn có tác dụng cực tốt trong việc điều trị cảm lạnh, ho và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt.
Trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng, uống lâu dài làm sáng tai mắt, yên ngũ tạng, kiện toàn sức khỏe, chống lão hóa, tăng tuổi thọ cho người già...
Tuy nhiên, khi pha chế mật ong cần tránh xa 5 sai lầm sau:
Pha mật ong bằng nước nóng
Mật ong thường được sử dụng làm chất tạo ngọt cho các loại trà nóng và nhiều loại đồ uống thơm ngon khác. Tuy nhiên thói quen pha mật ong với nước nóng không chỉ khiến chúng bị biến vị mà còn phá hoại nhiều thành phần dinh dưỡng có trong mật ong.
Nguyên nhân là bởi mật ong có chứa một số lượng lớn dung môi ôxy hóa, việc dùng nước sôi pha mật ong có thể khiến cho những chất dung môi này bị phá hoại, có thể sản sinh ra nhiều đường andehit gốc OH và khiến cho thành phần dinh dưỡng của mật ong bị biến đổi rất lớn.
Theo Tiến sĩ Bhagwati trả lời trên tờ Healthshots: Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên, có thể tăng nguy cơ gây bệnh cho con người.
Pha mật ong kỵ kết hợp với tào phớ, đậu phụ
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, tào phớ vị ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Khi kết hợp cùng loại thực phẩm tính bình như mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi phản ứng sinh hóa của các enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật trong tào phớ. Tương tự, mật ong cũng không nên kết hợp cùng đậu phụ.
Không nên pha mật ong cùng với hành tỏi sống
Trong Đông y, hành tỏi vị ôn, tân tán. Tân tán thì hao khí, khi kết hợp với mật ong tính bình có thể gây bụng trướng.
Ngoài ra, khi axit hữu cơ có trong mật ong gặp phải axit amin trong hành có thể gây ra phản ứng sinh hóa, gây hại cho cơ thể. Nặng nề hơn có thể sản sinh ra chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Mật ong đại kỵ với hành tây
Khi mật ong được ngâm hoặc pha với hành tây có thể khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, từ đó sản sinh ra các phản ứng hóa học có hại, gây độc và kích thích tiêu chảy.
Pha quá nhiều mật ong trong mỗi lần sử dụng
Mật ong là thực phẩm thay thế lành mạnh cho đường, nhưng dù vậy chúng ta cũng không nên lạm dụng. Mỗi lần pha đều chỉ nên dùng từ 2-3 muỗng mật ong, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu do mật ong rất giàu đường và carbohydrate. Lạm dụng mật ong cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi hoặc tiêu chảy vì cơ thể không thể tiêu hóa quá nhiều đường cùng một lúc.
Vì lượng calo dư thừa, đường và carbohydrate có trong mật ong cao nên dùng quá nhiều mật ong cũng có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Vậy nên dùng mật ong như thế nào là tốt?
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, mỗi người không nên dùng quá 50ml mật ong/ngày. Đương nhiên liều lượng này còn có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ ăn uống và hoạt động của mỗi người.
Có 2 cách để pha mật ong lành mạnh nhất. Một là pha mật ong với nước nguội cùng chanh. Hai là pha mật ong cùng nước chanh ấm.
Thời điểm uống mật ong tốt nhất là vào buổi sáng (sau khi đã uống một cốc nước lọc).
Tác giả: Thạch Thảo
-
Phát hiện thêm 1 triệu chứng Omicron mới, ai cũng nên biết để phòng nguy cơ tái nhiễm
-
Trước khi ngủ, có 3 việc nên tránh, 3 việc làm được sẽ trẻ lâu sống thọ: Đáng tiếc nhiều người thường xuyên sai
-
"Gần gũi" xong, nam giới đừng vội làm 4 việc sau kẻo hại thân hại thận, 2 điều làm càng sớm càng tốt
-
5 loại đồ uống dùng vào buổi tối chẳng khác nào "nạp mỡ" vào người: Ngủ một đêm, mỡ càng dày thêm
-
F0 có 5 món nên ăn nhiều, 3 món cần hạn chế để tăng đề kháng, khỏi bệnh nhanh, ít di chứng về sau