Vỏ tôm có giàu canxi không? Cho trẻ ăn tôm nên để vỏ hay lột vỏ?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu giá trị dinh dưỡng thực sự của tôm nằm ở đâu

Tôm là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, được nhiều người sử dụng bồi bổ đặc biệt cho trẻ nhỏ. Trong dân gian có câu kinh điển lưu truyền đó là cho rằng vỏ tôm có nhiều canxi. Nhiều người có niềm tin rằng canxi tạo nên lớp vỏ cứng của tôm. Tôm cũng là một loại thực phẩm giàu protein tốt, không có chất béo. Nhưng quan niệm vỏ tôm giàu canxi là sai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì vỏ tôm gần như không có canxi, canxi nằm trong thịt tôm. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, một dạng polymer giúp lớp vỏ cứng. Do đó khi ăn tôm to thì không cần ăn vỏ tôm, còn ăn tôm nhỏ vỏ mềm thì không cần bỏ vỏ.

Dân gian cho rằng vỏ tôm cứng nên nhiều canxi

Ăn vỏ tôm mà nhai không kỹ thì còn có thể gây kích thích đau dạ dày, khó tiêu hóa, cọ xát gây tổn thương lợi, lưỡi. Một số người dị ứng với vỏ tôm.

Trong con tôm, phần đầu tôm cũng trở thành một món đặc sản là đầu tôm chiên. Tuy nhiên đầu cũng là phần không tốt vì chứa chất thải của tôm. Ở phần này sẽ chứa nhiều kim loại nặng hơn phần thịt tôm. Việc ăn kim loại nặng sẽ gây tích tụ vào lâu đào thải ra khỏi cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ sẽ không tốt cho sự phát triển, nguy cơ nhiễm kim loại nặng dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, còi cọc chậm lớn.

Phần đường chỉ đen ở lưng tôm cũng là cái nên vứt đi vì chúng là đường tiêu hóa, không có tác dụng dinh dưỡng. Khi bạn chế biến tôm nên vứt chúng đi để an toàn vệ sinh thực phẩm.

Do đó nên bổ sung phần thịt tôm chứ phần đầu tôm chỉ để “ăn chơi” còn vỏ tôm không có tác dụng bổ sung canxi nhé. Phần vỏ tôm có thể luộc lấy nước dùng vì chúng cũng tăng thêm vị ngọt.

Lưu ý khi cho trẻ ăn tôm:

Nên cho bé ăn phần thịt tôm và trẻ mới tập ăn cần thử ăn ít một để phản ứng dị ứng cho bé

Tôm rất bổ nhưng tôm bị ươn thì rất độc, chất dinh dưỡng trong tôm biến đổi thành chất độc gây tử vong. Do đó tuyệt đối không ăn tôm ươn.

Nên bóc vỏ để tránh trẻ bị hóc vỏ tôm.

Nên cho trẻ ăn tôm tép nhỏ, vỏ mềm, thân mềm dễ ăn lại nhiều dinh dưỡng.

Thịt tôm ngoài việc bổ sung nhiều canxi, protein thì chúng còn có công dụng:

Hỗ trợ chế độ ăn giảm cân:

Chế độ ăn giàu protein tốt được xem là chế độ ăn cho người giảm cân. Tăng cường lượng protein tốt giúp bạn giảm nhu cầu ăn chất béo. Protein thấp calo và lại cần nhiều năng lượng tiêu hao. Thế nên tôm cũng là một loại protein trong chế độ ăn của người giảm cân.

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch:

Những động vật có vỏ được chuyên gia khuyến cáo là thực phẩm thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Trong tôm có omega 3 và vitamin b12 giúp giảm nguy cơ tim mạch nhờ cơ chế chống viêm trong cơ thể.

Tốt cho trí não

Tôm không chỉ tốt cho tim mà còn tốt cho não. Việc bổ sung vitamin B12 và omega 3 giúp tăng cường chức năng não bộ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tôm giàu kẽm nên giúp nâng cao hệ miễn dịch. Khoáng chất này cần thiết cho việc phát triển các tế bào tạo nên hệ thống phòng thủ miễn dịch cho cơ thể.

Do đó có thể khẳng định tôm là thực phẩm tốt trong chế độ ăn nhưng bạn không nên cho trẻ nhỏ dùng vỏ tôm, tránh hóc và cứng sẽ khiến bé khó ăn, không thích dẫn đến từ chối món ăn.

Tác giả: An Nhiên