Khi Omicron xuất hiện, không ít người lo sợ các loại vắc xin này không đủ khả năng bảo vệ họ khỏi nguy cơ lây nhiễm, bệnh nặng, và thậm chí họ có thể không qua khỏi khi trở thành F0.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây xác nhận, vắc xin 2 loại vắc xin này của Trung Quốc hoàn toàn có ý nghĩa với biến thể mới Omicron, nhất là khả năng ngăn trở nặng.
WHO khẳng định vắc xin Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc có thể giúp tránh nguy cơ bệnh nặng, nhập viện và không qua khỏi vì Omicron.
Ông Abdi Mahamud, người phụ trách sự cố của WHO, ngày 4/1 cho biết: "Các loại vắc xin này có mức độ phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh khác nhau, nhưng chúng tôi biết rõ chúng đều ngăn ngừa nguy cơ 'ra đi'. Chúng tôi dự đoán khả năng ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng, nhập viện và không qua khỏi sẽ được duy trì".
Theo ông Mahamud, cả 2 vắc xin Sinopharm và Sinovac có khả năng này là nhờ phản ứng của tế bào T. Khi cơ thể con người có các lớp miễn dịch khác nhau và khi kháng thể không thể ngăn ngừa nhiễm trùng, thì lúc này tế bào T - loại tế bào bạch cầu có khả năng tấn công tế bào bị nhiễm trùng, có thể hình thành một lớp bảo vệ khác.
"Tế bào T có thể duy trì khả năng nhận diện biến chủng và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh nặng", ông Mahamud cho biết.
Ngoài ra, các nghiên cứu riêng biệt từ Nam Phi và Hà Lan cũng cho thấy, tế bào T ở những người từng tiêm vắc xin mRNA và vắc xin vector vẫn đủ sức chống lại biến chủng Omicron.
Đánh giá trên được đưa ra vài ngày sau khi một số nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho rằng 3 mũi vắc xin của Sinovac không sinh đủ kháng thể để phòng lây nhiễm biến thể Omicron.
Cụ thể, trong một nghiên cứu, các chuyên gia của trường Đại học Yale, Bộ Y tế CH Dominica và nhiều tổ chức khác đã nói rằng 2 mũi vắc xin của Sinovac và 1 mũi vắc xin của Pfizer không đủ để ngăn nguy cơ lây nhiễm Omicron.
Chuyên gia này cũng cho biết, nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ Omicron lây nhiễm vào đường hô hấp trên, không giống như các loại biến thể khác có thể gây tình trạng viêm phổi nặng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cần được xem xét thêm.
Thực tế cho thấy số ca F0 đã tăng trên khắp thế giới kể từ khi Omicron được xác nhận tháng 11/2021 nở Nam Phi, nhưng số ca nhập viện và 'ra đi' dường như thấp hơn trong các đợt bùng phát trước.
"Những gì chúng ta đang thấy là xu hướng gia tăng ca nhiễm tách biệt với tăng ca không qua khỏi do Covid-19", ông Mahamud chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Mahamud cho rằng còn quá sớm để nói liệu có cần một loại vắc xin đặc hiệu cho Omicron hay không, nhưng quyết định này cần có sự đánh giá của toàn cầu hơn là để các nhà sản xuất tự quyết định.
Chuyên gia này cũng cho biết, cách tiếp cận tốt nhất nhằm giảm tác động của biến thể Omicron là đạt mục tiêu tiêm vắc xin của WHO cho 70% dân số từng nước trước tháng 7/2022, thay vì triển khai tiêm mũi thứ 3 và thứ 4 ở một số nước.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Trứng kết hợp với 3 loại này thành thuốc đại bổ: Tiêu diệt tế bào gây K, da mịn màng "búng ra sữa"
-
8 loại thực phẩm là ‘khắc tinh’ của mụn, nữ giới ăn vào da đẹp mịn màng
-
Vừa hết "rụng dâu" đã vội làm 5 việc này: Tử cung tổn thương nghiêm trọng, tăng viêm nhiễm
-
Covid-19 bùng phát dữ dội, Bs nổi tiếng nhắc 20 việc cần làm ngay: Dịch gì cũng khó vào người
-
4 thói quen xấu khi mặc đồ lót khiến chị em dễ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa