Rau lang giàu chất dinh dưỡng
Cây khoai lang là một trong những thực phẩm vừa ăn được cả củ vừa ăn được cả lá mà rất giàu dinh dưỡng.
Điển hình lá khoai lang được mệnh danh là "vua của các loại rau bình dân", mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Trong lá khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: caroten, lutein, vitamin A & C, kali, canxi, magiê, sắt và xenlulo. Hơn nữa loài rau này rất dễ trồng, giá thành rẻ, ít hoá chất được mệnh danh là vua của các loại rau bình dân.
- Ngăn thiếu máu: Trong lá khoai lang rất giàu sắt, vitamin A, C và E. Ăn vừa phải có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
- Kiểm soát huyết áp: Mặc dù lá khoai lang có nhiều kali, có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa huyết áp cao. Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh thận nên tránh uống nước dùng của nó.
- Có thể tiải độc: Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
- Giảm táo bón: Chất xơ dồi dào trong lá khoai lang có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đại tiện, cải thiện chứng táo bón và bệnh trĩ.
- Giảm cân hiệu quả:: Lá khoai lang chứa nhiều chất xơ, đứng thứ 5 trong số các loại rau. Ngoài tác dụng lấy đi cholesterol trong cơ thể, nhiều chất xơ còn tạo cho bạn cảm giác no lâu và ít thèm tinh bột, lại ít calo nên rất thích hợp làm món ăn giảm cân.
- Tăng cường thị lực: Lá khoai lang rất giàu vitamin A, có thể tăng cường thị lực. Bạn cũng có thể tham khảo công thức rau khoai lang non xào gan gà/ lợn để ngăn ngừa điều trị bệnh quáng gà.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin A trong lá khoai lang đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên liệu chúng ta thường ăn, và nó là một loại rau chống oxy hóa rất tốt. Vitamin A có thể duy trì sức khỏe của da và biểu mô bề mặt của đường hô hấp trên, hình thành tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ chế, và giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong lá khoai lang cao gấp 5 đến 10 lần so với các loại rau thông thường cũng giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, chất polyphenol dồi dào chứa trong lá khoai lang còn có thể ngăn ngừa tế bào ung thư.
- Rất tốt cho phụ nữ: Có thể nhiều người chưa biết, các phytosterol phong phú trong lá khoai lang có thể đạt được hiệu quả điều chỉnh các chức năng cơ thể tương tự như nội tiết tố nữ, và cải thiện hiệu quả tất cả những khó chịu của thời kỳ mãn kinh nữ. Vitamin K trong rau còn có khả năng hỗ trợ đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết nếu như cơ thể thiếu vitamin K. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin K thông qua việc ăn rau khoai lang thường xuyên.
Những lưu ý ăn khoai lang để tốt cho sức khỏe
- Hạn chế ăn quá nhiều rau lang: Trong rau lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.
- Không nên ăn rau lang khi đói: Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thông tin trên Sức khỏe & Đời sống.
- Chúng ta nên ăn rau lang chín: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
- Lưu ý khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai sùng, khoai đã mọc mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và uống nước rau lang chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng, nên loại bỏ cọng thân già, chọn những lá gần ngọn xanh tốt.
NMặc dù ăn khoai lang tốt cho sức khỏe tuy nhiên, tùy vào sở thích ăn uống và tình trạng sức khỏe, mỗi người nên lựa chọn cho mình thực phẩm phù hợp, có thể tùy ý chọn theo khẩu vị hoặc sử dụng luân phiên.
Gợi ý một vài món ăn từ rau lang
- Trị mụn nhọt: Chuẩn bị 40g khoai lang, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.
- Trị táo bón: nấu canh rau lang với một ít dầu ăn hàng tuần, cũng có thể luộc ngọn khoai, trộn với nước chấm, ăn đều mỗi ngày khoảng một chén hoặc ăn rau lang tươi xào dầu vừng. Nấu canh rau lang.
- Chống béo phì: Có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh.
- Giảm cơn sốt: Bạn nên nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
- Đau lưng mỏi gối: Chuẩn bị rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
- Thiếu sữa: Lấy lá rau lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ xào chín mềm, thêm gia vị, hoặc luộc ăn.
Một củ khoai lang bao nhiêu kcal?
Trao đổi với VTC News bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Tp.HCM cho hay, khoai lang có nhiều lợi ích sức khỏe. Về giá trị dinh dưỡng, theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng, trong 100g khoai lang chứa 116 kcal, 1,2 g protein; 27,1g carbohydrat, 0,8 g chất xơ, ngoài ra là các vitamin và khoáng chất. Lưu ý, nếu củ khoai lang có trọng lượng 100g thì một củ sẽ chứa 116 kcal.
Theo đó, hoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, giúp giảm cảm giác đói và giữ cho cơ thể no lâu hơn. Khoai lang cũng được coi là loại thực phẩm giúp giảm cân rất tốt bởi chúng không chứa chất béo và cholesterol, ngăn được tiến trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể.