Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E) cũng rất cao. Do đó, thịt vịt rất thích hợp để chế biến làm món ăn cho những người cần bồi bổ cơ thể. Thịt vịt cũng là một loại thực phẩm hoàn toàn lành tính đối với cơ thể người, nó không có khả năng gây ra những thay đổi bất thường nào cho cơ thể của bạn khi ăn loại thực phẩm này.
Bà bầu có nên ăn thịt vịt không
Có thể thấy ở phần trên, trong thịt vịt chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể người, nó cũng không hề có những chất độc hại nào vì vậy việc mẹ bầu sử dụng thịt vịt hoàn toàn có thể và không hề ảnh hưởng gì đến cả mẹ và em bé. Các thành phần protein, chất béo, đường, vitamin B1, vitamine B2, và canxi, natri, clo, sắt… đều là những khoáng chất rất tốt cho bà bầu, các mẹ hoàn toàn có thể yên khi ăn thịt vịt trong quá trình mang thai.
Những lưu ý đối với bà bầu khi ăn thịt vịt
Tuy thịt vịt được coi là một loại thức ăn lành tính đối với sức khỏe của con người cũng như mẹ bầu và sự phát triển của em bé, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể không chú ý đến những điều sau:
- Thịt vịt, theo đông y là thực phẩm có tính hàn, nó có tác dụng bổ âm nên những người bị cảm lạnh, sốt cao chưa khỏi thì không nên ăn.
- Thịt vịt bản thân nó thì rất lành tính nhưng nếu kết hợp với các thực phẩm khác không đúng cách thì có thể gây ra những tác hại đáng tiếc, cụ thể, bạn không ăn thịt vịt với chao đậu, thịt ba ba, thịt rùa đen,…. Ngoài ra, khi ăn trứng vịt bạn cũng cần chú ý tránh ăn cùng với thịt ba ba và một số quả như quả dâu, quả mận,…
- Khi ăn thịt vịt tốt nhất bạn nên ăn thịt được làm chín kĩ, không nên ăn thịt sống cũng như thịt tái vì khi thịt chưa chín nó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, bạn cần làm sạch vi khuẩn bằng cách nấu chín nó. Không chỉ vịt mà bà bầu cần tránh tất cả các loại thịt sống khác.