Bạn có phải là thích “tám chuyện” ở công sở

( PHUNUTODAY ) - Công sở luôn là một trong những địa điểm tám chuyện của các chị em, tuy nhiên, bạn có phải là một người thích buôn chuyện hay là một người nghiêm túc ở công sở?

Bạn có phải là thích “tám chuyện” ở công sở

Để có thể đo được độ “tám chuyện” nơi công sở của bạn ở mức độ nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài trắc nghiệm ngay dưới đây nhé!

Bạn có phải là thích “tám chuyện” ở công sở

Hãy thử làm bài trắc nghiệm dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1) Nhóm đồng nghiệp của bạn đang phải làm một dự án lớn, nhưng họ còn thiếu vài chi tiết mới có thể hoàn thành dự án. Bạn là người duy nhất có thể giúp họ

A) Kể cả khi biết mình có thể không được tính công trạng, bạn vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Rốt cục những gì có lợi cho nhóm cũng là có lợi cho bạn.

B) Bạn có thông tin mà họ cần nhưng bạn không xung phong làm. Nếu cần sự hỗ trợ của bạn, đồng nghiệp phải ngỏ lời với bạn.

C) Bạn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp nhưng “quên” chi tiết quan trọng nhất. Tội gì phải làm thật tốt cơ chứ, nhất là khi bạn chẳng thu được gì cả?

2) Tuần vừa rồi đồng nghiệp xin nghỉ ốm, nhưng bạn tình cờ gặp anh/cô ta ở một bãi biển. Bạn:

38.ban-thich-buon-chuyen-o-cong-so-1-phunutoday.vn

 

A) Nháy mắt, quay đi và giả vờ không nhìn thấy anh/cô ấy.

B) Bạn tự cười với mình vì giờ đây bạn biết một bí mật nhỏ. Người đồng nghiệp này chính là người duy nhất cản trở bạn trên đường thăng tiến. Thế là giờ đây bạn đã có chuyện để mách với sếp rồi.

C) Bạn lén chụp ảnh anh/cô ta từ điện thoại di động và ngay lập tức gửi tin nhắn cho tất cả đồng nghiệp.

3) Vị trí mà bạn đang nhắm tới vừa được giao cho một nhân vật mới có khả năng khá tốt và được sếp của bạn đánh giá cao. Bạn:

A) Để ý mọi việc mà anh/cô ấy làm và cố gắng làm tốt hơn.

B) Chẳng thoải mái gì với tình huống này, nhưng bạn cũng chẳng làm được gì nhiều. Bạn cố gắng chuyển hướng quan tâm của mình sang những dự án khác.

C) Đó hoàn toàn là một cuộc chiến tranh lạnh. Bạn phải ganh đua tận lực để thành công, kể cả khi phải “liếm gót” cho sếp.

4) Bạn tình cờ nghe một đồng nghiệp bị sếp khiển trách vì lướt các trang web “đen” tại văn phòng. Bạn:

A) Giả điếc. Bạn cứ giả như chẳng nghe thấy gì cả!

B) Bạn thấy việc này thật đáng chê nhưng cũng chẳng nên làm người khác bối rối. Mặt khác, sếp mới là người phải quan tâm đến việc này, vì vậy bạn không hé môi với bất cứ ai.

C) Bạn cảm thấy quả là buồn cười khi giữ bí mật này cho riêng mình nên chia sẻ tin ngộ nghĩnh này cho mọi người.

5) Một đồng nghiệp vừa bị sa thải và nhân viên phòng nhân sự gửi email thông báo tin này đến hộp thư của người đồng nghiệp kia, nhưng vô tình gửi đến cả hộp thư của bạn. Bạn:

A) Hoàn toàn hoảng sợ. Ngay lập tức bạn gọi điện cho phòng nhân sự và thở nhẹ nhõm khi thấy mình không phải là người bị “out”. Bạn quá mệt mỏi với chuyện này rồi nên bạn không bao giờ đề cập đến nó nữa.

B) Làm rõ chuyện này với phòng nhân sự, và nói với đồng nghiệp kia rằng bạn đã biết tin không vui của họ và rất lấy làm tiếc. Mọi chuyện kết thúc ở đó.

C) Bạn kiểm tra lại thông tin từ phòng nhân sự và nói hết với mọi người trước khi người đồng nghiệp kia có cơ hội hỏi lại phòng nhân sự.

6) Bạn nghe lỏm được một đồng nghiệp nói chuyện với chồng qua điện thoại. Họ đang tranh luận về việc dạo này “cuộc sống riêng tư” của họ đi xuống một cách nhanh chóng. Bạn:

A) Thật sự bối rối về đoạn hội thoại này và bịt tai lại.

B) Bạn không thể cưỡng lại khi nghe được các cuộc trò chuyện liên quan đến tình dục. Bạn cố dỏng tai lên nghe. Bạn đã rủ một đồng nghiệp thân thiết vào căngtin uống cà phê để có thể kể hết những gì bạn nghe được. Nhưng cuối cùng bạn thức tỉnh lương tâm và thôi không kể nữa.

C) Bạn tung tin rằng người đồng nghiệp kia sắp ly dị vì cô ấy không còn hấp dẫn với chồng nữa.

7) Mọi người đang hết lòng khen ngợi một nhân viên mới trong nhóm vì anh/cô này làm việc rất hiệu quả, biết cách đối xử và hay giúp đỡ người khác, nhưng bạn biết rằng anh/cô này là người giả dối. Bạn:

A) Không thích anh/cô ấy nhưng cũng không chú ý đến. Cuối cùng quan tâm duy nhất của bạn là có được kết quả công việc tốt nhất từ nhóm làm việc chung.

B) Cố gắng tránh việc phải làm dự án chung với anh/cô ta. Ai biết được sẽ có lúc anh/cô ta “hốt” trọn sự chú ý của mọi người về mình bằng tài nói ngon ngọt.

C) Khéo léo chuyển cho anh/cô ta những phần việc khó “nhằn” nhất. Để xem anh/cô ta có thể tiếp tục duy trì hình ảnh dễ thương với mọi người hay không.

Cùng kiểm tra kết quả nào!

Nếu đa số là A: Bạn còn lâu mới là một bà buôn chuyện.

Chân thành mà nói, bạn ghét tán gẫu đến nỗi có thế khiến đồng nghiệp nghĩ rằng bạn là người tách biệt.

38.ban-thich-buon-chuyen-o-cong-so-2-phunutoday.vn

 

Điều này không có nghĩa bạn phải bắt đầu tham gia các nhóm “buôn dưa lê” hoặc phải thân ái hơn với đồng nghiệp. Nhưng bạn phải biết được những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nếu cứ nhắm mắt, bịt tai làm ngơ trước mọi việc, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả thông tin, trong đó có những thông tin quý giá có thể giúp bạn tiến triển trong sự nghiệp.

Nếu đa số là B: Bạn quan tâm đến mọi người và mọi việc xảy ra ở văn phòng.

Bạn vốn là người hay quan tâm đến người khác và thích “tám” chuyện. Nhưng bạn rất cừ vì ít khi hé lộ những thông tin mình biết cho đồng nghiệp khác.

Bạn cũng biết kiểm soát mình để né được những tình huống bất tiện một cách khéo léo. Một số người có thể nghĩ bạn là “bà tám văn phòng”. Thật ra bạn rất biết cách buôn chuyện, nhưng bạn cũng dễ trở thành kẻ đưa chuyện.

Nếu đa số là C:Bạn đích thị là một “bà tám”.

Chắc chắn nếu biết được một mẩu tin bé tí thì bạn cũng sẽ chia sẻ với mọi người và với bất cứ người nào. Bạn thích là trung tâm của sự chú ý và không thể chịu được nếu không moi được tin gì mới từ người khác.

Bạn phải cần biết đồng nghiệp không ưa bạn lắm đâu, họ chỉ tận dụng bạn để biết được những tin mới nhất.

Những lợi ích và tác hại của việc buôn chuyện

Những câu chuyện phiếm tốt có thể duy trì được sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp

Một nghiên cứu mới đây của Đại học California, Mỹ, phát hiện ra rằng, những câu chuyện phiếm tốt thực sự cần thiết cho con người. Nhất là ở văn phòng, những câu chuyện phiếm như vậy có thể làm tăng năng suất công việc. Chuyện phiếm tốt là những câu chuyện mang chủ ý tích cực, chân thực và đáng tin cậy.

 “Buôn chuyện” có vai trò trong tâm lý trị liệu

Nghiên cứu của Đại học California cũng nhận thấy rằng, các câu chuyện phiếm có thể giúp bạn xả stress.

Sự chia sẻ đó làm lắng dịu những cảm xúc tiêu cực phát sinh từ những gì mà họ nhìn thấy. Như vậy, việc nói với người khác về một hành vi xấu (miễn là không nói với mục đích xấu) có hiệu ứng trị liệu.

Nhưng:

Tốt nhất, đừng nói điều gì xấu về đồng nghiệp ở nơi làm việc trừ phi việc đó thực sự đem lại lợi ích cho một nhóm lớn hơn. Bạn vẫn có thể đạt được một số lợi ích trị liệu tâm lý của việc “buôn chuyện” nếu bạn nói những câu chuyện ở nơi làm việc của bạn với một ai đó ở nơi khác, không liên quan gì tới môi trường làm việc của bạn.

Những câu chuyện xấu có thể “phản chủ”

Nói không tốt về người khác sau lưng họ ở nơi làm việc chỉ vì những hiềm khích nhỏ nhặt hoặc nói những câu chuyện phiếm vô bổ, bạn có nguy cơ bị hủy hoại uy tín.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn