Bản lĩnh của ngôi sao nước Mỹ mang tên Jane Hà Nội

14:07, Thứ ba 11/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Jane Fonda hay còn được biết đến với cái tên Jane Hà Nội là một nữ diễn viên đa tài nổi tiếng người Mỹ. Bà đã ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh với 2 lần đạt giải Oscar cho vị trí nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Jane Fonda hay còn được biết đến với cái tên Jane Hà Nội là một nữ diễn viên đa tài nổi tiếng người Mỹ. Bà đã ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh với 2 lần đạt giải Oscar cho vị trí nữ diễn viên xuất sắc nhất. Ngoài ra, người ta còn biết đến bà như một trong những nhà hoạt động xã hội mạnh mẽ - người đã từng đến Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ trước để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ.

Đồng hành cùng những vinh quang ấy chính là bản lĩnh thép của người phụ nữ đã vượt qua được những nỗi đau trong tuổi thơ thiếu mẹ, vắng tình cảm cha…

Sóng gió tuổi thơ

Jane Fonda tên đầy đủ là Lady Jayne Seymour Fonda. Bà sinh ngày 21/12/1937 tại New York. Jane Fonda là con gái của nam diễn viên Henry Fonda với người vợ thứ hai - bà Frances Ford Seymour Brokaw.

Sinh ra trong gia đình có cha là một nam diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ nhưng Jane lại không được hưởng nhiều hạnh phúc trong những năm tháng tuổi thơ của mình. Và phần lớn những nỗi đau của Jane đều được bắt nguồn từ mối quan hệ của bà với cha mình - Henry Jaynes Fonda.

Cụ ông Henry Jaynes Fonda là một diễn viên nổi tiếng của nước Mỹ với 106 bộ phim trong sự nghiệp của mình. Henry Fonda luôn được gắn với hình ảnh của một người đàn ông mạnh mẽ, hấp dẫn đầy chất kinh điển trong các vai diễn trên truyền hình, sân khấu kịch Broadway cho đến các video quảng cáo.

Thế nhưng, Henry Fonda chỉ được đánh giá cao trong sự nghiệp và khả năng diễn xuất của ông. Trong cuộc sống riêng, Henry Fonda chưa bao giờ được lấy làm hình ảnh cho sự mẫu mực của những người chồng, người cha.

Sự nổi tiếng của Henry kéo theo sự phức tạp trong đời sống riêng của chính nam diễn viên này. Trong suốt cuộc đời mình, Henry đã kết hôn 5 lần. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Henry đánh dấu với người phụ nữ có tên Margaret Sullavan.

Jane Fonda hay còn được biết đến với cái tên Jane Hà Nội là một nữ diễn viên đa tài nổi tiếng người Mỹ. Bà đã ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh với 2 lần đạt giải Oscar cho vị trí nữ diễn viên xuất sắc nhất.
Jane Fonda hay còn được biết đến với cái tên Jane Hà Nội là một nữ diễn viên đa tài nổi tiếng người Mỹ. Bà đã ghi tên mình vào lịch sử điện ảnh với 2 lần đạt giải Oscar cho vị trí nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Chỉ sau 2 năm cưới nhau, vào năm 1933, Henry đã chia tay Margaret Sullavan. Đến năm 1936, Henry Fonda kết hôn cùng Frances Ford Seymour Brokaw - là mẹ của Jane Fonda và Peter Fonda. Frances Ford Seymour Brokaw lúc đó là góa phụ của một nhà công nghiệp giàu có - George Tuttle Brokaw.

Frances đã có một người con gái riêng tên là Frances de Villers. Henry Fonda đã gặp Frances tại Anh quốc và nhanh chóng phải lòng người người phụ nữ này. Hai người nhanh chóng tổ chức hôn lễ. Một năm sau thì Jane ra đời.

Tuy nhiên, đến tháng 8/1949, cụ ông Henry Fonda đã nói cụ Frances rằng, ông muốn được ly hôn để tìm kiếm một hạnh phúc mới. Cuộc sống hôn nhân 13 năm giữa họ nay đã không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cụ ông Henry nữa.

Trước những lời nói này của cụ ông Henry, cụ bà Frances đã vô cùng bất ngờ. Frances bị chấn động tâm lý bởi sự thật phũ phàng này. Đầu năm 1950, cụ bà Frances đã phải vào Bệnh viện Austen Riggs để điều trị chứng tâm thần do cú sốc này gây ra.

Song, dưới áp lực quá lớn, không vượt qua nổi, cụ bà Frances đã cắt cổ tự tử vào ngày 14/4/1950, chỉ 3 tháng sau khi nhập viện. Trước khi tự tử, cụ bà Frances đã viết 6 bức thư để lại nhưng không có bức nào dành cho Henry Fonda.

Henry Fonda nhanh chóng tổ chức một đám tang cho người vợ mà mình đã bạc tình dưới sự chứng kiến của luật pháp mà không có bất cứ một sự đau khổ nào. Sau này, tiến sĩ Margaret Gibson, bác sĩ tâm thần đã điều trị cho Frances cũng phải nhận xét rằng: “Ông ấy thực sự là một người lạnh lùng và tự mãn”.

Cụ ông Henry nói với Jane rằng, mẹ của bà đã chết vì bị chấn thương. Jane chỉ được biết sự thật về cái chết của mẹ mình sau khi đọc thông tin trên tạp chí. Mối quan hệ của Jane và cha cũng bắt đầu rạn nứt từ đó.

Ngoài ra, người ta còn biết đến bà như một trong những nhà hoạt động xã hội mạnh mẽ - người đã từng đến Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ trước để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ.
Ngoài ra, người ta còn biết đến bà như một trong những nhà hoạt động xã hội mạnh mẽ - người đã từng đến Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ trước để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi cụ bà Frances mất, cụ ông Henry Fonda đã kết hôn với người vợ thứ ba là Susan Blanchard – lúc đó mới 21 tuổi. Mặc dù vậy, cuộc hôn nhân với người vợ trẻ của Henry cũng không kéo dài được lâu.

3 năm sau, Henry và Susan lại đường ai nấy đi. Henry tiếp tục hành trình tìm kiếm hạnh phúc của mình. Sau này, ông còn kết hôn với 2 người phụ nữ khác là Afdera Franchetti và Shirlee Mae Adams lần lượt vào các năm 1957, 1961.

Mải mê cho sự nghiệp diễn xuất của mình cùng với các mối quan hệ tình ái nên tình cảm giữa Henry Fonda và các con được mô tả là “rất xa xôi”. Henry Fonda thường thích một cuộc sống độc lập, tự do mà không bị ảnh hưởng hay “xâm lấn” bởi các con cái của mình.

Chính vì thế, vào bất cứ khi nào Henry cảm thấy bức tường cảm xúc riêng của mình đang bị vi phạm thì lập tức, ông sẽ bộc phát những sự giận dữ, bực tức hết sức đáng sợ, khiến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ phải lo lắng, hoảng sợ.

Trong cuốn hồi ký của mình được xuất bản vào năm 2008, người con trai của Henry Fonda - Peter Fonda đã viết : chưa bao giờ trong suốt một quãng thời gian dài, ông được nghe thấy những lời ngọt ngào của bố mình.

Những cử chỉ quan tâm chăm sóc thì lại càng không có. Chỉ vào những giây phút cuối của cuộc đời, cụ ông Henry mới cất lời nói rằng : “Cha yêu con”. Và đương nhiên, Jane cũng không phải là ngoại lệ.

Rất ít những cuộc đối thoại được thực hiện giữa Jane và cha mình. Trong cuốn sách của mình, Jane đã kể lại những “minh chứng” cho mối bất hòa ấy. Trong số đó có chuyện xảy ra vào cuối những năm 1950, khi Jane Fonda hỏi cha mình làm thế nào để ông có thể chuẩn bị một cách tốt nhất trước khi bước lên sân khấu.

Với tất cả những thành công đã đạt được cũng như đóng góp của nền điện ảnh Mỹ nói riêng, điện ảnh thế giới nói chung, Jane Fonda được vinh danh là một trong 100 diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại….
Với tất cả những thành công đã đạt được cũng như đóng góp của nền điện ảnh Mỹ nói riêng, điện ảnh thế giới nói chung, Jane Fonda được vinh danh là một trong 100 diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại….

Thay vì giải thích cho cô con gái của mình hiểu vấn đề thì cụ ông Henry lại khiến cho Jane trở nên bối rối bởi câu trả lời rất mơ hồ: “Tôi không biết, tôi đứng đó, tôi nghĩ về vợ tôi, Afdera, tôi không biết”. Jane cho rằng cha mình không thể nói rõ cách mình làm việc bởi ông không thể ý thức về những việc ông đã làm.

Jane cũng nghĩ cha mình đã không cố gắng để làm cho con gái mình yên tâm mà luôn sẵn sàng hét lên: “Im đi,… tôi không muốn nghe về nó nữa”. Với Jane, dường như cha không muốn mình biết về thế giới, đặc biệt là về diễn xuất cùng những niềm vui mà nó mang lại.

Cảm giác xa cách của Jane với cha mình càng được nới rộng trong những năm tháng đầu tiên Jane học hỏi diễn xuất. Năm 1958, Jane đến thăm cha mình ở Malibu. Tại Malibu, gia đình Fonda là hàng xóm với gia đình Strasberg.

Chính vì thế mà Jane đã nhanh chóng kết thân với con gái của gia đình Strasberg là Susan Strasberg. Jane Fonda đã bắt đầu học diễn xuất với Susan Strasberg (một nữ diễn viên Mỹ cùng thời với Jane) với những kỹ năng mà Lee Strasberg – một diễn viên, đạo diễn, giáo viên diễn xuất đề xướng.

Quá trình học tập này đã giúp Jane có một nền tảng tốt hơn để phát triển sự nghiệp của mình sau đó. Tuy nhiên, đối với Henry Fonda thì việc học tập diễn xuất của Jane lại là một bước lùi của tài năng. Theo Henry thì việc học hỏi của Jane chả khác nào một cuộc biểu tình nỗ lực nhằm chứng minh khả năng.

Và tất nhiên, nó đáng được xem là “nỗi thất vọng lớn” so với một người cha nổi tiếng như Henry. Cũng chính bởi sự rạn nứt trong mối quan hệ cha con mà vào giữa thập niên 60, Jane đã quyết định chuyển đến Paris.

Mục đích đầu tiên của Jane là thay đổi môi trường sống mà quan trọng hơn cả là tách cuộc đời mình ra khỏi sự “chê bai” của người cha. Song, rất trớ trêu là khi Jane chuyển đến sống ở Paris thì cũng là lúc mà Jane được nghe nhiều rất sự so sánh về việc bà và cụ ông Henry Fonda quá giống nhau với rất nhiều đặc điểm ngoại hình, tính cách…

Mối quan hệ của Jane và cha mình được cải thiện hơn sau khi cả hai người cùng tham gia đóng bộ phim “On Golden Pond” vào năm 1981 - bộ phim đã giúp Henry Fonda giành được giải Oscar. Trong bộ phim này, mối quan hệ cha con giữa Jane và Henry Fonda được xem là đã thể hiện một cách rõ nét.

Vai người cha của Henry Fonda trong phim mang bản tính nóng nảy, gắt gỏng và đầy xa cách với con cái, gia đình với nhận định: “đó là một người đàn ông hoang dã, đầy bạo lực và những mối nguy hiểm bất ngờ”.

Jane chia sẻ rằng, bà đã tìm hiểu một cách kĩ lưỡng những biến cố đã xảy ra trong gia đình để có thể tìm kiếm manh mối, lí giải cho tâm trạng “đen tối” của cha mình. Jane cũng xem đó là cách để bà nhập vai người con một cách hoàn hảo. Cụ ông Henry Fonda qua đời tại Los Angeles vào ngày 12/8/1982 bởi bệnh tim. Jane đã ở bên cạnh cha mình khi ông mất.

Và hành trình đến với 2 giải Oscar

Bước chân đầu tiên của Jane vào nghệ thuật là công việc dạy khiêu vũ năm 15 tuổi. Sở hữu gương mặt đẹp, ăn ảnh cùng ánh mắt của lửa, Jane đã trở thành gương mặt tạp chí trang bìa Vogue trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, Jane Fonda chỉ thực sự gây chú ý khi xuất hiện cùng với cha mình trong một bữa tiệc từ thiện được tổ chức vào năm 1954. Xuất hiện cùng cha và em trai, Jane Fonda đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới truyền thông với tư cách là cô con gái xinh đẹp của tài tử điện ảnh Henry Fonda.

Sau khi trở thành tâm điểm của buổi từ thiện hôm đó, cái tên Jane Fonda được nhắc đến nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông cũng là lúc Jane đến Paris 2 năm để nghiên cứu nghệ thuật. Năm 1958, cô bắt đầu trở lại Mỹ và có cuộc gặp gỡ với Lee Strasberg và Susan Strasberg.

Chia sẻ về thời gian này trong cuốn tự truyện của mình, Jane nói rằng đó là thời điểm mà bất cứ ai đều nói Jane là một tài năng, ngoại trừ ông Henry Fonda. Nhận định của mọi người đã tiếp thêm cho Jane nhiều động lực. Jane quyết tâm theo đuổi sự nghiệp diễn xuất.

Jane kể rằng mỗi lúc trước khi đi ngủ hay tỉnh dậy, bà đều nghĩ đến việc diễn xuất và có ước mơ được thoát khỏi “mái nhà” quá lớn trong cuộc sống của mình.

Sự nghiệp điện ảnh của Jane bắt đầu khởi sắc từ những năm 1960. Trung bình mỗi năm, cô đóng 2 phim. Các bộ phim đều gây được sự chú ý nhất định. Nhữngvai diễn của Jane cũng mang rất nhiều màu sắc khác nhau.

Rất nhiều người nhận định về Jane là: “đáng yêu nhất và tài năng nhất trong số tất cả các nữ diễn viên trẻ mới”. Song, bên cạnh đó cũng không ít những người ganh ghét, gièm pha, gọi cô là “diễn viên dở nhất”. Năm 1965, Jane tham gia bộ phim “Cat Ballou” – 1 trong 10 bộ phim chiếm lĩnh phòng vé năm đó.

Đồng thời, bộ phim cũng nhận được nhiều đề cử cho giải Oscar. “Cat Ballou” được nhận định là một trong những bộ phim nâng tầm cao mới cho khả năng diễn xuất của Jane Fonda, đưa cô lên vị trí ngôi sao ở tuổi 28. Việc tích lũy kinh nghiệm diễn xuất giúp Jane Fonda nhanh chóng chiếm lĩnh nhiều vai diễn ấn tượng.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Jane chính là sự xuất hiện đầy “u sầu” trong bộ phim “They Shoot Horses, Don't They?” được thực hiện vào năm 1969. Bộ phim mô tả sự tuyệt vọng và điên rồ trong một cuộc thi khiêu vũ vất vả 6 ngày trong những năm đầu của cuộc Đại suy thoái.

Truyện phim được thiết lập gần như hoàn toàn trong một phòng khiêu vũ tồi tàn với các mô hình vòng tròn của những điệu nhảy. Đây được xem là một dụ ngôn ảm đạm về cuộc sống Mỹ. Bộ phim này giành được nhiều lời khen ngợi và Jane lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách đề cử giải Oscar.

Tuy nhiên, phải đến năm 1971, với việc hóa thân vào hình ảnh của một cô gái gọi cao cấp Bree Daniels trong bộ phim “Klute”, Jane Fonda mới chính thức đặt chân lên đỉnh vinh quang với giải Oscar giành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Sau này, trong cuốn tự truyện của mình, Jane đã thổ lộ rằng kinh nghiệm để bà có thể nhập vai cô gái điếm một cách chân thật chính là nhờ vào những đau khổ trong cuộc sống tình cảm của bà với người chồng đầu tiên của mình.

Khoảng thời gian từ năm 1971 đến năm 1977, thời điểm giữa hai bộ phim “Klute” và “Fun With Dick and Jane” được xem là “quãng trầm” của Jane. Bà không tham gia vào nhiều bộ phim và các bộ phim tham gia cũng không gây được tiếng vang lớn.

Jane có xuất hiện trong một số bộ phim như “A Doll's House” (1973), “Steelyard Blues” và “The Blue Bird”. Nguyên nhân là do trong thời gian này, Jane tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị nên không có thời gian tập trung cho điện ảnh.

Ngoài ra, một số hoạt động phản chiến của Jane cũng khiến cho các đạo diễn “ngại ngần” hơn khi mời bà tham gia vào tác phẩm của họ. Có những thời điểm, chính Jane đã nói rằng: “Tôi không thể khẳng định rằng tôi đã vào danh sách đen, nhưng tôi nghĩ tôi đã ở trong danh sách đen”.

Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện được xuất bản năm 2005 thì Jane từ chối việc “đơn giản hóa” lời bà nói: “Có thể bởi vì hành động chống lại chiến tranh của tôi mà sự nghiệp của tôi đã bị phá hủy... Nhưng sự thật rằng sự nghiệp của tôi, sau khi bị phá hủy lại phát triển với một sức sống chưa từng có”.

Bộ phim hài “Fun with Dick and Jane” (1977) được xem là dấu mốc đánh dấu sự trở lại màn ảnh của Jane. Sau vai diễn trong bộ phim này, Jane nhận được nhiều đánh giá tích cực. Jane giành một giải Oscar lần thứ hai vào năm 1978 với bộ phim “Coming Home”.

Trong bộ phim này, Jane đóng vai Sally Hyde - vợ của một Đại úy nhưng lại đem lòng yêu một cựu chiến binh bị tàn tật trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Mặc dù bộ phim nói về một mối tình ngoài gia đình và pháp luật song “Coming home” không hề bị lên án bởi câu chuyện ngoại tình của nhân vật Sally Hyde vì cao hơn cả, nhân vật mà Jane đóng đã thể hiện được khát vọng tìm đến một tình yêu đích thực với sự giải phóng toàn diện mọi yếu tố trong tình yêu.

Sau hai giải thưởng Oscar dành cho nữ diễn viên xuất sắc và quan trọng hơn cả là sự đa sắc, nhiều màu trong những vai diễn, Jane được biết đến như một ngôi sao điện ảnh của nước Mỹ. Jane Fonda trở thành cái tên “kiếm tiền” hàng đầu của Hollywood lúc bấy giờ.

Sức hút của nữ diễn viên Jane Fonda không chỉ bởi vẻ ngoài lôi cuốn, đôi mắt có thần mà còn bởi khả năng hóa thân một cách tuyệt đối vào số phận của mỗi nhân vật trong phim.

Đến năm 1980, Fonda đóng vai chính trong “Nine to Five” với Lily Tomlin và Dolly Parton. Đây cũng được xem là một bộ phim thành công nữa của Jane sau hai bộ phim đã giúp bà giành giải Oscar. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất trong giai đoạn này chính là việc Jane đã cùng tham gia đóng một bộ phim với cha mình.

Mặc dù tình cảm cha con có phần xa cách nhưng từ rất lâu, Jane vẫn mong muốn có được một bộ phim mà ở đó bà xuất hiện cùng cha. Jane nghĩ rằng, bộ phim có thể trở thành cây cầu nối lại tình cảm giữa hai cha con, xóa bỏ đi mối quan hệ căng thẳng giữa họ.

Vì thế, Jane đã hết sức nỗ lực để có thể mua lại bản quyền bộ phim “On Golden Pond” dành cho cha mình. Không phụ những nỗ lực của Jane, bộ phim đã mang về cho Henry Fonda giải Oscar. Điều đáng buồn nhất là vào thời điểm trao giải thì Henry Fonda đã bị bệnh và phải nằm tại nhà.

Jane đã lên nhận giải thưởng thay cho bố mình. Chỉ 5 tháng sau đó, cụ ông Henry Fonda mất. Nói về bộ phim, Jane tâm sự: “Hãy tưởng tượng về một mối quan hệ vô cùng khó khăn giữa một người phụ nữ với cha của cô trong một trò chơi mà thật ra đó chính là mối quan hệ của cha và con trong thực tế”.

Sau bộ phim này, Jane vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều bộ phim khác của những năm 1980. Bà cũng tiếp tục được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong bộ phim kinh dị “The Morning After” (1986). Jane kết thúc thập niên 80 với bộ phim “Old Gringo”.

Và sau khi kết thúc bộ phim truyền hình lãng mạn “Stanley & Iris” (1990), Jane cũng tuyên bố nghỉ hưu. Như vậy, sau 30 năm cống hiến cho nghệ thuật điện ảnh với rất nhiều bộ phim, Jane đã quyết định ngừng lại sự nghiệp diễn xuất của mình.

Thành công mà Jane có được chính là sự nỗ lực không ngừng của bà trong việc hóa thân vào mỗi vai diễn. Jane kể rằng, có một lần, người chồng thứ ba của bà đã hỏi rằng: “Em là ai?”. Jane đáp rằng: “Em là một diễn viên, là những gì em đã làm”.

Jane cũng chia sẻ, ngoài diễn xuất trong cuộc sống của bà còn rất nhiều điều khác nữa. Nhưng, chính nhờ diễn viên mà Jane đã trưởng thành hơn. Còn cuộc sống với những va vấp của nó đã giúp bà có được một bảng màu đa sắc để từ đó vẽ nên màu cho mỗi nhân vật mà sau đó là cho chính cuộc sống của mình.

Với Jane, người đã gắn bó 30 năm diễn xuất trước khi quyết định ngừng lại đã chia sẻ: một diễn viên không nhất thiết phải là một nghệ sĩ thật giỏi mới hạnh phúc trong cuộc sống. Một phóng viên đã từng hỏi Jane rằng: “Bạn có nghĩ rằng hạnh phúc là bắt buộc phải là một nghệ sĩ tốt?”.

Jane đáp: “Tôi không biết. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Chắc chắn không phải những diễn viên giỏi mới là người hạnh phúc. Tuy nhiên, tất cả những cánh cửa mở ra thế giới sáng tạo nghệ thuật của tôi sẽ khiến cuộc sống thêm bừng sáng.

Và khi cánh cửa sáng tạo khép lại, tôi thấy mình là một người phụ nữ bình thường, được sống cuộc sống của chính mình. Khi tôi cảm thấy bản thân mình tốt, tôi có thể dễ dáng hóa thân thành những người khác nhau hơn”.

Tháng 5/2005, sau hơn 15 năm rời xa màn ảnh, Jane trở lại với bộ phim “Monster in Law”. Bộ phim đạt được doanh thu phòng vé lớn của năm. Sau đó, bà tiếp tục xuất hiện với bộ phim tiếp theo vào năm 2007 của đạo diễn Garry Marshall Georgia Rule với sự tham gia của Felicity Huffman và Lindsay Lohan.

Sau thời gian này, Jane tiếp tục trở lại các công việc của lĩnh vực nghệ thuật, từ sân khấu kịch đến phim ảnh. Và sức hút của người phụ nữ mang tên Jane Fonda cho đến nay vẫn chưa hề giảm.

Với tất cả những thành công đã đạt được cũng như đóng góp của nền điện ảnh Mỹ nói riêng, điện ảnh thế giới nói chung, Jane Fonda được vinh danh là một trong 100 diễn viên vĩ đại nhất mọi thời đại….

Kỳ II: Khi ngôi sao nước Mỹ trở thành “Jane Hà Nội”

  • Dạ Thanh

[links()]
 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc