Hai đoạn video có độ dài hơn 19 phút được quay một cách kỹ lưỡng, cho thấy hàng chục cô gái xếp hàng rồi lần lượt theo thứ tự trú bỏ lớp khăn quàng bên ngoài, trần truồng để các "quý ông" người Hàn xem mặt (và xem cả thân thể).
Video nói trên không chứng minh được các cô gái đến từ đâu nhưng một vài thành viên các diễn đàn mạng tin rằng đó là các cô gái Việt Nam.
Ảnh chụp từ clip |
Thời gian gần đây, lấy chồng ngoại (phần lớn là Đài Loan và Hàn Quốc) có xu hướng lan rộng ở Việt Nam. Cùng với sự ra đời của hàng loạt dịch vụ môi giới hôn nhân thì lấy chồng ngoại là một điểm đến hấp dẫn cho những cô gái đến từ nông thôn.
Trước đó, vào tháng 3/2010, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC14), CA TP.HCM phối hợp với CA quận Tân Bình bắt quả tang hai người đàn ông Hàn Quốc đang xem mặt 18 cô gái Việt Nam trên ô tô ở bãi đậu xe bên trong khu vực xuất nhập cảnh quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất.
Các đối tượng bị tạm giữ khai nhận đứng ra tổ chức đường dây môi giới hôn nhân trái phép, gồm: Phạm Thị Quyên (SN 1976), Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (SN 1977, cùng ngụ tỉnh Bình Dương). Hai đối tượng tổ chức thuê Phạm Thanh Tùng và Từ Kim Phú làm phiên dịch.
Tùng, Phú khai nhận, khi biết 2 người Hàn Quốc có nhu cầu tìm vợ tại Việt Nam, hai đối tượng này đã điện cho Nguyệt thông báo và ra giá 500 USD. Sau đó Nguyệt gọi Quyên yêu cầu các lò nuôi gái chọn và đưa gái tới để hai người Hàn Quốc xem mắt.
Cô nào được chọn làm vợ sẽ được chồng Hàn trả 300 USD (tương đương 5,4 triệu đồng), riêng những đối tượng môi giới nhận được 500 USD.
Tháng 8/2010, PC45 CA TP.HCM cũng bắt quả tang 17 thiếu nữ làm “người mẫu” cho trai Hàn Quốc tuyển vợ tại căn nhà số 130 – 132 đường số 9, ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Các đối tượng người Việt Nam đứng ra tổ chức là Nguyễn Thị Tươi (26 tuổi, trưởng đoàn kiêm phiên dịch); Diệp Xuân Trường (38 tuổi, tự Bảy) và Mai Thanh Tuyền (38 tuổi, vợ Bảy). Tất cả các đối tượng được đưa về trụ sở UBND xã Phong Phú để phục vụ công tác điều tra.
Theo cơ quan điều tra, từ đầu năm 2010 đến nay đối tượng này đã tổ chức tất cả 3 lần xem mặt tuyển vợ cho người Hàn Quốc. Mỗi ngày, Tươi nhận 25 USD tiền phiên dịch từ các vị khách.
Theo “hợp đồng” cứ mỗi lần xem mắt thành công trưởng đoàn Hàn Quốc trả Tươi 2,8 triệu đồng và đưa cho Bảy một khoản gọi là tiền lệ phí xem mắt và tiền đào tạo.
Để chuẩn bị các “đào” cho từng cuộc xem mắt, Trường và Tuyền liên tục tuyển và nuôi sẵn khoảng 20 cô gái trẻ trong nhà. Mỗi tháng, các “đào” được lãnh 300 ngàn đồng. Các “đào” được ăn uống sinh hoạt tại nhà bà Thu để chờ đến dịp ra mắt các chú rể Hàn Quốc.
Nhiều cô gái quá lầm tưởng về một cuộc sống xa hoa nên đã dấn thân vào con đường đầy may rủi. Hàng lọat vụ đột tử của cô dâu Việt tại Hàn Quốc mà báo chí đã lên án không làm chùn chân các cô gái nghèo ôm giấc mơ xuất ngoại với giấc mơ đổi đời. Sau khi được xem mặt (như một món hàng), các cô gái lọt vào tầm ngắm của các chàng rể ngoại bỗng dưng biệt tăm xuất ngoại. Cuộc sống của họ về sau đánh đổi và phó mặc với sự may rủi.
Cái chết đột ngột của cô gái trẻ Thạch Thị Hoàng Ngọc, quê Cần Thơ, khi vừa đặt chân đến Hàn Quốc làm dâu đã gióng thêm hồi chuông báo động về những cuộc hôn nhân chóng vánh qua môi giới.
(Tổng hợp)