Lữ Bố để lại di ngôn ứng nghiệm không sai một chữ khiến Tào Tháo ôm hận ngàn thu vì không nghe theo

( PHUNUTODAY ) - Tào Tháo cả đời ôm mộng thống nhất thiên hạ nhưng vì không nghe theo di ngôn của Lữ Bố trước khi bị chém đầu mà phải ôm hận ngàn thu.

Tam quốc “Chiến thần” Lữ Bố

Lữ Bố (160-199), tự là Phụng Nguyên, người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay ở Nội Mông). Ông được coi là một dũng tướng bất khả chiến bại trong thời Tam Quốc, được coi là một trong 10 “chiến thần” vĩ đại nhất của Trung Quốc, sánh ngang với người anh hùng Achilles trong thần thoại Hy Lạp.

Lữ Bố được người đời sau biết tới chủ yếu qua bộ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.

Trong bộ tiểu thuyết này Lữ Bố thậm chí được đánh giá cao hơn Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi. Vì vậy mà người đời sau mới ca tụng: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” (trong số các dũng tướng không ai có thể so được với Lữ Bố, trong số các loại tuấn mã không loại nào có thể so với ngựa Xích Thố).

Lữ Bố là nhân tài hiếm gặp, ông là võ tướng với tài nghệ cao siêu “vạn người không địch nổi”.

lu-bo-phunutoday-1

Tuy là người nổi danh với võ lực "đệ nhất thiên hạ", Lữ Bố vẫn phải kết thúc sự nghiệp của mình khi đương độ tráng niên chỉ vì thất bại trước Tào Tháo trong cuộc chiến giữa các thế lực quân phiệt cuối thời Đông Hán.

Theo giai thoại, trước lúc bị chém đầu ở lầu Bạch Môn năm 199, Lữ Phụng Tiên đã từng để lại một di ngôn đầy ẩn ý cho đối thủ Tào Mạnh Đức. Chỉ tiếc rằng vị quân chủ họ Tào đã bỏ ngoài tai lời cảnh báo này mà không ngờ được rằng tiên liệu của Lữ Bố không lâu sau đó sẽ ứng nghiệm không sai một chữ.

Di ngôn cuối đời của Lữ Bố khiến Tào Tháo ôm hận ngàn thu 

Đầu năm 199, Lữ Bố thất bại trước Tào Tháo. Khi đã đến đường cùng, biết mình không còn đường thoát Lữ Bố đã nói các thủ hạ chặt đầu mình dâng nộp nhưng không ai nỡ xuống tay. Kết quả là Lữ Bố bị quân Tào bắt sống và trói đến trước mặt Tào Tháo cùng Lưu Bị.

Tương truyền khi Lữ Bố muốn xin hàng, Tào Tháo đôi chút phân vân nên đã hỏi ý kiến Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị đã khuyên Tào trừ khử Lữ Bố vì đây là con người vong ơn phụ nghĩa. 

Câu nói này của Lưu Bị chẳng khác nào án tử, là con dao chặt đứt đường sống duy nhất của Lữ Bố. Kết cục không thể khác hơn, Lữ Bố đã bị Tào Tháo đem đi chém đầu. Vị võ tướng lẫy lừng thiên hạ kết thúc mạng sống ở tuổi 40 như vậy. 

Tuy nhiên có nhiều giai thoại cho rằng, màn đối thoại cuối đời của Lữ Bố với Tào Tháo và Lưu Bị không chỉ dừng lại như vậy.

lu-bo-phunutoday-2

Tương truyền rằng, Lữ Phụng Tiên trước lúc bị giải đi hành hình đã chỉ thẳng vào mặt Lưu Huyền Đức và mắng lớn:

"Thằng này mới là kẻ không đáng tin nhất".

Khi biết mình đã không còn đường sống, ông đã không ngần ngại chĩa mũi nhọn thẳng vào Lưu Bị bằng một lời mắng mỏ mang theo sự trách cứ cùng nhiều hàm ý ám chỉ.

Lữ Bố một mặt dùng lời nói để chỉ trích Lưu Bị là kẻ không có tín nghĩa khi đã quên việc mình từng bắn kích ở nha môn nhằm giảng hòa cho hai phe Lưu - Viên, mặt khác lại cố ý kích bác, mượn tay Tào Tháo hòng trừ khử Lưu Bị.

Chỉ tiếc rằng Tào Mạnh Đức dù khét tiếng đa nghi, thế nhưng đến cuối cùng vẫn vì xem thường lời cảnh báo của Lữ Bố mà nhận ngay quả đắng.

Chỉ 1 năm sau ngày Lữ Phụng Tiên vong mạng, Lưu Bị sau một thời gian giấu mình nương nhờ Tào Tháo thì đã mượn cớ đi đánh Viên Thiệu để thoát ly Tào doanh.

Kể từ đó, vị Hoàng thúc của nhà Hán này từng bước gây dựng thế lực, thậm chí sau này còn liên thủ với Đông Ngô khiến cho quân Tào thảm bại ở trận Xích Bích.

Thế lực của Lưu Bị cũng đã trở thành một kình địch cùng Tào Ngụy, Đông Ngô chia ba thiên hạ, đập tan mộng tưởng nhất thống mà Tào Tháo cả đời thèm khát.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn