Bê bối thi cử ở Hà Giang: Có những nỗi buồn không nằm ở điểm số

10:55, Thứ tư 25/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Bê bối thi cử ở Hà Giang thực sự là cú sốc nặng với tất cả mọi người. Nhưng vấn đề quan tâm ở đây không chỉ nằm ở điểm số.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT 2018 trên toàn quốc đạt 97,57%, trong đó giáo dục THPT đạt 98,36%. Tất nhiên, ai cũng dễ thấy "thành công tốt đẹp" nếu chỉ nhìn vào những con số.

Minh chứng là điểm số của nhiều thí sinh hai tỉnh miền núi Hà Giang và Sơn La rất cao, cao bất thường. Và bê bối sửa điểm ở Hà Giang mang lại cho người ta một nỗi buồn vô tận.

Nỗi buồn thứ nhất: “Cháu bị sửa điểm”

Đầu tiên, tôi buồn vì con gái của lãnh đạo đứng đầu tỉnh, cùng hàng trăm em học sinh khác, bị sửa điểm một cách ngang nhiên như vậy. Các môn thi đều đã có đáp án chính thức, bản thân học sinh và phụ huynh học sinh chắn hẳn phải phát hiện ra việc sửa điểm này trước khi cơ quan chức năng vào cuộc chứ?

photo-1-15319703087662045096515

Trong câu chuyện này, cô con gái của ông Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thật đáng thương. Bài thi của em dẫu sao cũng là mồ hôi công sức, là thành quả của bản thân em, mà lại bị những người lớn tuỳ ý chỉnh sửa như vậy.

Theo thông tin của báo chí, trong lần công bố đầu tiên, cô bé đạt tổng điểm xét tuyển theo khối D1 là 26,9. Sau khi chấm thẩm định, số điểm giảm xuống còn 21,5. Với số điểm này, em hoàn toàn có thể chọn cho mình một ngôi trường phù hợp, và giữ sự tôn nghiêm trong tâm. Những người lớn đã chà đạp lên sự tôn nghiêm của em như vậy đó. Cũng may, sự việc được phát hiện sớm, và em có thể kịp thời chính lại con đường tương lai của bản thân mình.

Nỗi buồn thứ hai: “Việc nâng thế nào thì tôi không biết”

Có câu: “Không biết không có tội”. Tuy nhiên, những bậc vua quan hiền đức xưa nay đều tự nhận lỗi, xét lỗi mình mỗi khi trong nước có thiên tai nhân hoạ.

Tháng 8 năm Tân Hợi (1491), trời mưa nhiều ngày gây ngập úng nặng, Vua Lê Thánh Tông sai quan các địa phương chỉ huy việc khơi thông nước để cứu lúa mạ. Vua còn họp bàn với triều thần và nói với họ rằng: “Vì chính trị thiếu sót nên trời làm tai biến, đó là lỗi của trẫm mà thành ra thế, chứ nhân dân có tội gì đâu. Có phải vì trẫm đức tín chưa khắp đến dân, lòng thành chưa thấu đến trời mà đến thế chăng?” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Có thể rằng thực sự không biết kẻ nào đã chủ ý nâng điểm thi của con gái ông, tuy nhiên tôi buồn khi ông nói rằng “tôi không biết”. Tôi buồn vì ông chưa có cách cư xử như một vị quan hiền đức, coi mọi việc xảy ra trong địa phận tỉnh Hà Giang là trách nhiệm của tự mình.

bi-thu-ha-giang-trieu-tai-vinh

Nỗi buồn thứ ba: Phản ứng của người dân

Khi câu trả lời của Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang được đưa lên mạng internet, mặc dù thực hư còn chưa rõ ràng, dư luận đã đáp lại bằng phản ứng thất vọng, bi phẫn, đôi khi trở thành trào phúng.

Có người viết: “Sáng nay tôi đi chợ mua cân thịt về kho tàu, thế quái nào đúng lúc đoàn quản lý thị trường đang phạt cô bán thịt vì cân điêu. Cô tần ngần thở dài, Tôi hơi buồn khi cái cân của tôi nó cứ bị hụt, còn việc chỉnh thế nào thì tôi không biết các anh ạ”.

Thử tưởng tượng có một ngày, Bao Thanh Thiên bị tố giác là lo lót cho con trai thi đỗ làm quan. Người dân hẳn sẽ chẳng có ai tin điều tố giác là thật, vì rằng ai cũng biết Bao Công là vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình”, có tấm lòng trong sáng như trời xanh.

Vậy nên, mỗi một vị cán bộ có liên quan phải chăng nên tự soi xét lại bản thân mình? Vì cớ gì khiến cho dân mất lòng tin? Vì cớ gì mà một tin xấu tung ra, chưa có kết luận điều tra, dân phần nhiều đã tin là thật? Nếu như mỗi người cán bộ có thể tự xét lỗi lầm của tự mình, tu dưỡng bản thân thành người chính trực, thanh liêm, thì nhân dân nhất định sẽ ghi nhớ ân đức vô cùng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc