Bị nhổ nước bọt vào mặt, Đức Phật nói đúng 1 câu khiến môn đồ từ sững sờ đến cảm phục

13:13, Thứ tư 17/07/2019

( PHUNUTODAY ) - Khi cố gắng thấu hiểu ai đó, bạn sẽ không còn căm ghét người đó nữa.

Khi Đức Phật đang ngồi dạy các môn đồ thì bỗng dưng có 1 người đàn ông tiến lại gần rồi nhổ thẳng nước bọt vào ngài. Đức Phật vẫn ngồi điềm tĩnh, Ngài chỉ lau mặt và hỏi lại người đàn ông một câu: "Tiếp theo là gì nào?".

Trong khi đó, các môn đồ của Ngài thì rất tức giận. Môn đồ gần gũi nhất với Đức Phật là Ananda nói: "Thế này là quá lắm. Chúng ta không thể tha thứ cho hành động vô lễ này. Cần phải trừng trị hắn, nếu không những kẻ khác sẽ lại bắt chước điều đó".

Nhưng Đức Phật đã trấn an Ananda: "Ngươi hãy im lặng đi. Anh ta không khiến ta thấy phiền, nhưng ngươi thì có. Anh ta là một người mới, là người ta không quen biết.

Có những lúc, khi ta thấy bất lực với ngôn từ, ta sẽ dùng hành động để biểu đạt. Ta có thể hiểu được anh ta. Vì thế, ta mới hỏi anh ta rằng "Tiếp theo là gì nào?".

hanh-phuc-va-phuoc-duc-cua-thien-quan

Ta cảm thấy rất thất vọng, không phải vì anh ta, mà vì các ngươi. Đã đi theo ta nhiều năm như vậy rồi, mà các ngươi vẫn còn có cách phản ứng như vậy". 

Chẳng biết nói gì nữa, người đàn ông trở về nhà. Tối đó, anh ta không thể ngủ được. Anh ta bị ám ảnh bởi những gì đã diễn ra. Anh ta không thể giải thích cho bản thân chuyện đã xảy ra.

Anh ta run rẩy, người vã ra đầy mồ hôi. Anh ta chưa từng gặp ai như vậy. Đức Phật đã khiến cho thứ tâm trí rối bời, đen tối, đầy oán hận cũng như toàn bộ quá khứ của anh ta như bị vỡ vụn thành trăm mảnh. 

Sáng hôm sau, người đàn ông quay trở lại, phủ phục dưới chân Đức Phật. Đức Phật ân cần hỏi anh ta: "Sao nào? Đây cũng là một cách nói điều gì đó. Khi ngươi đến phủ phục dưới chân ta, ngươi đang muốn gián tiếp nói một điều gì đó mà ngôn từ dường như bất lực." 

duc-phat-thanh-dao-duoi-coi-bo-de

Rồi, Đức Phật nhìn sang Ananda: "Ananda, người đàn ông này lại tới, anh ta đang nói điều gì đó. Anh ta là một người đang chất chứa rất nhiều cảm xúc". 

Lời Phật dạy nhẫn nhịn nằm ở một khía cạnh khác hẳn. Nhẫn theo quan niệm của đạo Phật chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ, não hại với một tâm thế bình thản, không giận tức. Nhẫn nhịn là dứt sự tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận, là dùng trí huệ để mọi việc ôn hòa.

Trong kinh thư Phật giáo ghi lại câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất.”

“Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, ‘Nhẫn’ là đệ nhất”

Trong kinh Phật viết: “Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ trong ‘Nhẫn’ mà đạt được.” Trong kinh thư cũng ghi lại: “Trong quá khứ có người ca ngợi Phật là người có đại phúc đại đức. Một người nghe được rất tức giận, nói: ‘Sinh ra bảy ngày đã mất mẹ, làm sao có thể nói là đại phúc đại đức chứ?’ Người ca ngợi Phật nói: ‘Cả tuổi tác và tư tưởng đều đến thời kỳ cực đỉnh mà vẫn không chết. Ai đánh cũng không tức giận, ai mắng cũng không mắng lại. Như vậy chẳng phải là đại phúc đại đức sao?’ Người tức giận sau đó tâm phục.”

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc