Để thức ăn nguội hẳn
Khi phát hiện ra mùi khét, cần tắt bếp ngay lập tức. Sử dụng găng tay khi nhấc nồi thức ăn đang nóng ra khỏi bếp để thức ăn không bị cháy thêm.
Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức ăn.
Lấy những phần thức ăn bị cháy ra ngoài
Mẹo vặt khử mùi cháy trong thức ăn nhiều người chưa biếtVới món nướng, cách cứu vãn duy nhất là dùng kéo cắt bỏ phần cháy quá, không còn ăn được và tận dụng các phần còn lại.
Với món chiên, bạn cần nhanh chóng nhấc thức ăn ra khỏi dầu, bỏ hoàn toàn chỗ dầu cũ đã cháy; rửa sạch, làm khô chảo. Phần cháy quá cũng cần cắt bỏ, còn lại tùy thuộc vào độ chín của đồ ăn mà có thể quyết định chiên lại hoặc không.
Với món kho, cần nhanh tay gắp những phần còn dùng được ra ngoài, không nên tiếc của mà lấy quá nhiều, cả phần gần với những mảng cháy. Nếu mùi khét còn nhiều, có thể cho thực phẩm ra rửa lại với nước sạch rồi lau khô, đặt vào nồi mới, thêm gia giảm chế biến lại.
Với các món canh, súp: Dùng muỗng hớt lấy phần nước không bị cháy rồi chuyển qua nồi khác, tránh mạnh tay hoặc múc quá sâu tới phần bị cháy để đảm bảo những mảnh cháy nhỏ nhất không bị dính vào muỗng.
Rửa với nước sạch
Một số thực phẩm có kết cấu chắc như cá, thịt, các loại củ… khi bị cháy bạn không cần cắt bỏ phần cháy mà nên dùng nước để rửa sạch những mảng cháy bám trên bề mặt. Sau đó có thể chế biến lại bình thường.
Lau khô thức ăn và nấu lại
Đối với những thực phẩm như cá, thịt một số củ... sau khi rửa sạch phần cháy bám trên bề mặt bạn cần làm khô nước trước khi chế biến lại. Cách đơn giản là dùng khăn giấy để thấm nước còn lại trên thực phẩm.
Sau khi làm khô dùng thực phẩm này để chế biến lại bằng cách bắc lên bếp và tiếp tục đun. Lúc này bạn không cần nêm nếm quá nhiều gia vị vì nó đã ngấm 1 lần gia vị rồi.
Cho thêm nước sốt và gia vị
Bắt đầu nấu lại chỗ thức ăn đã thoát ra những lớp cháy và cho vào nhiều nước sốt. Nên kết hợp giữa thịt gà với các loại nước sốt cà chua, hoặc dùng nước sốt bơ cho món cá. Cho vào món ăn các gia vị: Muối, tiêu và những loại khác theo ý thích. Đối với các món súp hoặc món hầm, bạn có thể giấu mùi khét và vị đắng của thức ăn bị cháy bằng cách cho thêm thịt xông khói vào món ăn.
Xử lý phần thức ăn bị cháy khét và mùi trong nhà
Những món ăn khi bị cháy khét thường để lại mùi trong căn bếp của gia đình bạn. Để xử lý tình trạng này bạn nên thực hiện cách sau:
- Cho phần thức ăn bị cháy khét vào túi ni - lông sau đó cột chặt và bỏ thùng rác.
- Tiếp đến nhanh chóng mở hết các cửa để không khí thông thoáng, bật máy thông hơi nếu có. Trong trường hợp không có máy thông hơi, thì nên bật quạt ở gần bếp để đẩy mùi khét ra ngoài.
- Bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo khử mùi sau:
Sử dụng hành tây để khử mùi khét: Hành tây cắt miếng nhỏ, cho vào bát nước lớn. Sau đó đem bát đặt giữa nhà hoặc có thể làm nhiều bát để đặt ở nhiều góc khác nhau trong nhà sẽ giúp khử hết mùi cháy khét do thức ăn cháy gây ra.
Có thể sử dụng nước cốt chanh để khử mùi khét trong bếp.Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước cốt chanh pha lẫn với nước với lượng bằng nhau. Sau đó cho vào bình xịt và đem xịt khắp nhà bếp cũng có tác dụng khử mùi.
Ngoài ra, vỏ quýt khô hoặc bã trà phơi khô… cũng có tác dụng làm mất mùi khét.
Để làm một bà nội trợ thông minh, ngoài những mẹo vặt trên bạn có thể thường xuyên tìm hiểu thêm kiến thức nội trợ để có thể chế biến những món ăn thơm ngon cho cả gia đình.