(Phunutoday) - Mấy ngày hôm nay, chị Phượng- Trưởng phòng hành chính cứ đứng ngồi không yên. Lúc nào chị cũng có vẻ nhấp nhổm không yên và vào nhà vệ sinh liên tục. Đám nhân viên chúng tôi thắc mắc lắm, nhưng nhìn vẻ mặt rầu rĩ của chị thì chẳng dám hỏi chút nào. Cuối cùng, không thể làm ngơ khi thấy chị Phương cứ thở dài não nuột, cái Hà nhỏ tuổi và nhí nhảnh nhất phòng mới mạnh dạn hỏi: “Chị ơi, hôm nay chị khó chịu trong người à mà thở dài vậy ạ?”
[links()]
- À, chị chỉ khó chịu trong người chút thôi em à.
- Nhưng nhìn chị mệt mỏi lắm.
- Ừ, không hiểu sao hôm nay chị đi vệ sinh nhiều thế, mỗi lần đi chẳng được là bao, nhưng không đi thì không thể chịu nổi.
- Hay là chị có bầu nên đi vệ sinh liên tục?
- Không phải đâu. Chị đang chán nản quá đây.
Mấy ngày hôm nay, chị Phượng cứ đứng ngồi không yên và vào nhà vệ sinh liên tục. |
Nghe lỏm câu chuyện của hai người, tôi đoán già đoán non là chị Phương đang gặp trục trặc gì đó hoặc liên quan đến phụ khoa, hoặc liên quan đến đường tiết niệu. Đi tiểu liên tục, mỗi lần tiểu không được nhiều thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, nhưng cảm giác lúc nào cũng muốn đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bước đầu của viêm tử cung…
Để biết chính xác thì phải nắm được thêm những biểu hiện khác, ví dụ như khi đi tiểu cảm thấy buốt rát hoặc nước tiểu vàng đặc hoặc có máu hoặc có mùi khác lạ gây khó chịu… Tối nghĩ chắc chắn chị Phương đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tôi định nói những điều này với chị Phương, nhưng chỉ sợ nói trực tiếp sẽ làm chị ngại, vậy là tôi tự tìm hiểu những thông tin liên quan để gửi cho chị, mong là chị sẽ tìm thấy những thông tin cần thiết và phù hợp với những gì mình đang gặp phải.
Nghe lỏm câu chuyện của hai người, tôi đoán già đoán non là chị Phương đang gặp trục trặc gì đó hoặc liên quan đến phụ khoa, hoặc liên quan đến đường tiết niệu. |
Qua tìm hiểu mới biết, hóa ra phụ nữ chúng ta “khổ” hơn đàn ông khá nhiều, ngay cả cấu tạo cơ thể cũng khiến chúng ta dễ mắc nhiều bệnh hơn nửa còn lại của thế giới, điển hình là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu này. Phụ nữ có nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với nam giới do cấu tạo của cơ quản bài tiết của phụ nữ có khoảng cách giữa bàng quang và lỗ tiểu ngắn hơn so với nam giới.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra và có liên quan đến các bộ phận chính của đường tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang.
Mặc dù hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là nghiêm trọng, nhưng chúng có thể gây khó chịu và đau đớn cho chị em. Gần 50% chị em phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, cũng không phải quá lo lắng, vì bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể điều trị và các triệu chứng có thể nhanh chóng biến mất nếu dùng kháng sinh thích hợp.
Phụ nữ có nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với nam giới do cấu tạo của cơ quản bài tiết của phụ nữ. |
Quan hệ tình dục là thủ phạm chính gây ra nhiễm trùng tiết niệu
Quan hệ tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất đối với nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ. Điều này là bởi vì vi khuẩn có thể được đẩy nhanh chóng và dễ dàng vào niệu đạo khi quan hệ tình dục.
Những phụ nữ thường xuyên thay đổi đối tác tình dục của mình hoặc có quan hệ tình dục thường xuyên hơn thì sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nhịn tiểu quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu.
mang thai, bệnh tiểu đường, sau thời kỳ mãn kinh.
Dấu hiệu nhận biết sớm nhiễm trùng đường tiết niệu ở chị em có thể là: Nước tiểu thường có nặng mùi, có màu đục hoặc có máu. Chị em cảm thấy đau bụng dưới, buồn nôn, nôn và sốt, đau ở vùng eo, da thay đổi, thỉnh thoảng bị són tiểu và cảm thấy khó chịu ở trên xương mu…
Vì vậy, nhận thức đúng về bệnh và có biện pháp thích hợp để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là việc hết sức cần thiết. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết làm sao để tránh bệnh nhiễm trùng này thì hãy tham khảo những cách thức dưới đây. Dưới đây chỉ là một vài thói quen hàng ngày nhưng nếu thực hiên tốt có thể là giải pháp thành công trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu rất hiệu quả.
Nhận thức đúng về bệnh và có biện pháp thích hợp để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là việc hết sức cần thiết. |
1. Uống đủ nước thường xuyên: Nước có tác dụng thải ra ngoài các vi khuẩn truyền nhiễm từ đường tiết niệu của bạn. Vì vậy, uống đủ nước thường xuyên là điều cần thiết nên làm. Người ta cũng tin rằng nước ép nam việt quất có nhiều đặc tính chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu thì không nên uống nước trái cây nam việt quất.
2. Không nhịn tiểu: Nếu bạn đang thực sự lo ngại về sức khỏe bàng quang của mình thì tuyệt đối cần nhớ là không được nhịn tiểu. Bởi, nhịn tiểu có thể giúp vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh hơn, gây bệnh lây nhiễm đường tiết niệu.
3. Vệ sinh vùng kín sau mỗi lần quan hệ tình dục: Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa sự di chuyển của các vi khuẩn nhiễm trùng tới niệu đạo hoặc các khu vực âm đạo.
Nước có tác dụng thải ra ngoài các vi khuẩn truyền nhiễm từ đường tiết niệu của bạn. |
4. Bổ sung vitamin C thường xuyên: Vitamin C chủ yếu giúp tăng mức độ axit trong nước tiểu của bạn, do đó giúp giảm vi khuẩn truyền nhiễm ở đường tiết niệu. Vậy nên, hãy đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có đầy đủ lượng vitamin C cần thiết.
5. Tránh các sản phẩm phụ nữ có tính kích thích: Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ khác thì nên tìm hiểu và chọn những loại không có chất kích thích có thể có hại cho niệu đạo và dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này có thể giúp bạn rất nhiều để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nếu đã thực hiện các biện pháp này mà không thành công thì đã đến lúc chị em nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các bác sĩ và y tế.
Thanh Hường