Chuyện bí ẩn về cô bé “khóc” ra thủy tinh

08:04, Chủ nhật 27/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunudoisong) - Thay vì tiết ra nước mắt khi khóc như người bình thường, mắt cô bé Fatima Zafar, 10 tuổi, sống ở Ajman, Pakistan, lại tiết ra những viên đá nhỏ, cứng trông như những mảnh pha lê lấp lánh.#160;

(Phunudoisong) - Thay vì tiết ra nước mắt khi khóc như người bình thường, mắt cô bé Fatima Zafar, 10 tuổi, sống ở Ajman, Pakistan, lại tiết ra những viên đá nhỏ, cứng trông như những mảnh pha lê lấp lánh.

Khi biết đến trường hợp của Fatima, nhiều bác sĩ tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã đề nghị giúp đỡ tìm hiểu việc hình thành các tinh thể trong ống dẫn nước mắt của cô bé Fatima. Dường như cô bé bị một khuyết tật về mắt. Họ tiến hành những điều tra cần thiết nhưng đến nay họ vẫn chưa tìm được nguyên nhân là gì.

“Những hạt đá nhỏ” rơi từ mắt

Nói “khóc ra thủy tinh” hay “khóc ra pha lê” có thể không chuẩn xác với trường hợp của cô bé Fatima Zafar. Đơn giản vì cô bé không điều khiển được những lần “khóc” đó, vốn xuất hiện khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày mà chẳng có lấy một dấu hiệu cảnh báo trước và có thể kéo dài tới vài chục phút. “Những hạt đá nhỏ kỳ quái đó rơi mọi lúc mà không vì một lý do nào cả. Nó có thể rơi ra khi tôi ở trường, ở nhà hoặc lúc đang ngủ. Tôi không biết khi nào nước mắt chảy ra, và rồi nó tự đông cứng thành hạt nhưng may thay, nó không làm tôi đau đớn”, Fatima thổ lộ.

Theo Gulf news, hơn một tuần trước, cô bé thấy mắt tự dưng rất khó chịu, cụ thể là bị ngứa và cộm dày. Bố cô bé, ông Mohmmad Zafar, có đi mua một vài loại thuốc nhỏ mắt chuyên dùng để vệ sinh vùng mắt, nhưng Fatima không thấy đỡ. Quá khó chịu, Fatima phải thường xuyên rửa mặt. Trong khi cố làm sạch mắt cho con, anh Mohammad Zafar đã rất bất ngờ khi phát hiện có cái gì đó hình thù dạng hạt nhỏ, rất cứng rơi ra từ mắt Fatima. Chúng nhìn y như những mảnh thủy tinh nhỏ. Ban đầu, anh cho rằng, có lẽ do nghịch ngợm, Fatima vô tình bị các hạt thủy tinh vỡ từ mảnh kính nào đó bắn vào mắt. Nhưng lạ thay, mắt Fatima không hề bị xầy xước hay bị đau đớn. Gặng hỏi con nhưng Fatima khăng khăng khẳng định, nhiều tháng qua, cô bé không hề nghịch đồ thủy tinh.

Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, lần sau rửa mặt cho con, khi chạm tới vùng xung quanh mắt, anh Mohammad tiếp tục thấy những hạt thủy tinh nhỏ ấy lại rơi, nó lăn lông lốc, và anh Mohammad chìa tay ra đỡ. Mỗi lần như thế, anh đỡ được 20 đến 25 hạt. Cứng, trong suốt, không tan chảy, không sắc lẹm, không mùi, có vị hơi mằn mặn. Đó là những đặc tính nổi bật của những hạt “thủy tinh”, “pha lê” kỳ quái này.

Mô tả ảnh.
Fatima khóc ra những hạt trông giống như thủy tinh

Và điều kỳ lạ là Fatima không hề cảm thấy đau đớn vì điều này. Cô bé cảm thấy sức khỏe vẫn bình thường, không có một biểu hiện lạ nào xảy ra. Bố cô bé, ông Mohmmad Zafar đã đưa em đi khám mắt tại bệnh viện ở thành phố Sharjah để tìm nguyên nhân của căn bệnh. Tuy nhiên gia đình không có đủ tiền để gặp được bác sĩ. Ông Mohammad chia sẻ: “Tôi đã đến bệnh viện Al Qasimi ở Sharjah vào tuần trước để khám bệnh cho con gái tôi và họ nói quay lại đây sau 2 ngày nữa. Khi tôi quay trở lại thì người ta yêu cầu tôi trả 1 khoản phí là 250 dirham (khoảng 30 USD) nhưng tôi không có tiền và tôi cũng không có cả thẻ bảo hiểm y tế cho con gái tôi nữa. Tôi đã thất nghiệp kể từ tháng 2 và bệnh viên đã từ chối khám bệnh cho con gái tôi”.

Trở về nhà với bao nỗi lo lắng, cha mẹ cô bé sợ “một ngày nào đó nó sẽ bùng phát thì sao. Tính mạng con bé sẽ đến đâu?”. Còn với Fatima, mặc dù, hiện tượng kỳ quái này không gây đau đớn, không phải trải qua quá trình “thai nghén”, nhưng vì thời gian “rơi” hạt thủy tinh không cố định nên thường đẩy cô bé vào tình huống bị động, nhất là những khi xảy ra ở trong lớp học. Không ít lần, cả lớp đang im lặng, tập trung nghe bài giảng, bỗng có những tiếng rơi lách cách, lách cách. 1hạt, 2 hạt, rồi 3 hạt,... thi nhau rơi xuống. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Fatima. Tiết học bị gián đoạn. Cô bé thẫn thờ người, không biết giải thích ra sao. Im lặng, cô bé nhặt từng hạt thủy tinh đó, gói vào một mảnh giấy nhỏ, rồi cất vào trong cặp. Theo phản xạ tâm lý bình thường, suốt buổi học hôm đó, Fatima không thể nào tập trung được. Chuyện này cứ thế xảy ra, và nghe chừng các bạn sợ lại gần Fatima. Không một bạn nào trong lớp, “dám” ngồi cùng bàn với cô bé. Chúng xem Fatima đã “bị ma ám”. Tủi thân, Fatima chỉ còn biết mang chuyện về kể với bố mẹ.

Mắt Fatima có “tuyến muối”?

Ngay sau khi tin tức về bệnh tình của Famita được đăng lên báo, rất nhiều bác sĩ đã đề nghị để được khám bệnh cho Fatima. Tuy nhiên các cuộc kiểm tra bằng máy siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT, do những chuyên gia giỏi ở Mỹ tiến hành đều không mang lại một kết quả bất thường nào. Căn bệnh của em được cho là rất hiếm gặp. Một nhóm bác sĩ tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã đề nghị giúp đỡ tìm hiểu việc hình thành các tinh thể trong ống dẫn nước mắt của cô bé Fatima. Dường như cô bé bị một khuyết tật về mắt. Họ tuyên bố sẽ tiến hành những điều tra cần thiết và sẽ theo đuổi đến cùng trường hợp này cho đến khi tìm được nguyên nhân gây bệnh là gì.

Theo tiến sĩ Barrett G. Haik, Giám đốc Viện nghiên cứu mắt Hamilton thuộc Đại học Tennessee (Mỹ), là bác sĩ có 30 năm kinh nghiệm trị bệnh nhi và rất có uy tín, nhưng ông vẫn bất ngờ khi tiếp xúc với Fatima, Haik cũng phải thừa nhận đây là hiện tượng rất lạ mà ông chưa được tiếp xúc. Sau khi kiểm tra mắt Fatima và không tìm thấy bất kỳ vết xước nào, Haik đã đặt một giả thiết đầy nghi vấn: “Dường như hạt thủy tinh đã trào ra xuyên qua da, mắt và y học không có sự giải thích nào dành cho hiện tượng này. Không có cơ chế nào cho phép nước mắt có thể tự ý trào ra ngoài, xuyên qua da và mắt, sau đó đông cứng lại theo dạng hạt nhỏ như y học đã biết”, Haik nói.

Và căn bệnh của cô bé được tạm đặt nôm na là bệnh “kết tủa ở nước mắt”. Đây là bệnh thường gặp ở những người bị trầm cảm nghiêm trọng hoặc có nồng độ muối quá cao trong cơ thể. Nhưng Fatima không mắc phải cả hai vấn đề trên. “Thật kỳ lạ khi có một đứa trẻ như vậy”, Haik nói - “Từ trước tới nay, cả thế giới chưa gặp một trường hợp khóc ra thủy tinh hay phê la như trường hợp của cô bé Fatima”.


Ông Haik có dẫn một trường hợp “rùa biển mau nước mắt”. Theo đó, cứ khoảng giữa tháng 6-7, rùa biển lại bơi lên bờ, đào một cái hố, đẻ trứng vào đó rồi phủ cát lên trên. Những lúc đó, người ta thường thấy hai hàng lệ ròng ròng từ mắt nó. Có người nói chúng đau đẻ quá, người khác thì cho rằng chúng làm thế để mắt khỏi khô. Thực tế thì sao? Rùa biển ăn rong và uống nước biển, mà nồng độ muối trong nước biển cao hơn rất nhiều so với nồng độ muối trong thể dịch và máu của bất kỳ loài động vật nào. Vì thế chúng ắt phải có cách để bài tiết số muối quá lớn đó ra khỏi cơ thể. Thí nghiệm cho thấy, khi người ta lấy một ống dẫn thông qua thực quản của rùa biển, bơm vào dạ dày một lượng nước biển bằng một nửa thể trọng của nó, sau 3 đến 4 giờ, 90% lượng muối vào cơ thể nó đều được thải ra ngoài nhờ nước mắt. Tuyến thể nằm sau hốc mắt của rùa biển là cơ quan bài tiết ra ngoài lượng muối thừa trong cơ thể. Các nhà động vật học gọi cơ quan này là “tuyến muối”. Đôi lần, ông Haik đặt giả thiết rằng, phải chăng, ở cô bé Fatima cũng có “tuyến muối” ở mắt giống rùa biển?.

Do trường hợp của Fatima là “độc nhất vô nhị”, các chuyên gia tin rằng Fatima sẽ phải trải qua hàng loạt các xét nghiệm nữa, bao gồm những lần thử nghiệm nhiều chuyên gia hàng đầu về máu, mắt, mũi, tai và họng để có câu trả lời cuối cùng. Ông cũng đã liên hệ với Fatima và gia đình cô bé. Ông đang cố gắng xem xét trường hợp của Fatima để tìm ra hướng chữa trị. Theo ông, một số khả năng có thể gây ra hiện tượng khóc ra thủy tinh. Đó có thể là một khối u gần mắt hoặc đơn giản là nhiễm trùng.

Mô tả ảnh.
Fatima và bố mẹ

Chỉ là triệu chứng của đau mắt đỏ?

Theo bác sĩ J. Ạkhan (Khoa kết giác mạc Bệnh viện Mắt Al Qasimi), hiện tượng khóc ra thủy tinh rất có thể là một triệu chứng khác của bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) mật độ nặng. Các trường hợp bị viêm kết mạc cấp tính xuất huyết mạnh và thoát thành dịch kèm theo vỡ các mạch máu nhỏ. Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt. Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối, ở trường hợp của Fatima, hàm lượng muối quá cao. Khi lượng muối này theo dòng nước mắt ra ngoài đã xảy ra quá trình phản ứng “đặc biệt” nào đó, khiến chúng “biến” thành các hạt nhỏ, cứng, trong suốt như những hạt thủy tinh. Ông cũng đề xuất ra một phương pháp điều trị đối với trường hợp của Fatima. Cụ thể, cần thường xuyên vệ sinh bằng nước muối sinh lý, dùng thuốc kháng sinh khổ rộng, có thể dùng thêm mỡ và nước mắt nhân tạo. Fatima nên uống thuốc giảm phù nề, nghỉ ngơi, ăn uống tăng sức đề kháng, uống vitamine C và thường xuyên theo dõi bệnh về mắt.

Trong suốt thời gian qua, cô bé và bố mẹ của mình đã xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình với hy vọng tìm được người có thể chữa khỏi căn bệnh này. Mẹ của Fatima rất lo lắng: “Chúng tôi cảm thấy các bác sĩ đã thử hết mọi khả năng. Chúng tôi đã gặp khoảng 15 chuyên gia từ New York cho tới Pakistan. Thật nản lòng khi thấy con tôi phải chịu đựng căn bệnh như vậy. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện ai đó ở ngoài kia có năng lực giúp đỡ được cho con tôi”, bà nói.
  • Hồng Anh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc