Chuyện chưa kể về mối tình chung thủy của trùm phát xít Mussolini

06:53, Thứ sáu 05/08/2011

( PHUNUTODAY ) - 4 cô cùng lúc.

(Phunutoday) - Trong vòng 15 năm kể từ năm 1929 tới năm 1943, trùm phát xít Ý – Benito Mussolini đã qua đêm với khoảng 5.000 người tình khác nhau. Mỗi đêm, y lại “sủng hạnh” một cô, thậm chí có đêm y làm tình với 3-4 cô cùng lúc. Với bảng “thành tích” vào loại “tầm cỡ” như vậy, thật khó có thể tin rằng, ông trùm phát xít Ý lại có một mối tình kéo dài tới 13 năm với một người phụ nữ. Tuy nhiên, đó lại là chuyện hoàn toàn có thực…

Chuyện phòng the kinh hoàng

Cùng có một bề dày tội ác, cùng ôm mộng bá chủ thế giới, cùng có lối sống bệnh hoạn, nhưng cả Hitler và Mussolini đều đặc biệt tỏ ra có uy lực đối với đàn bà. Thói trăng hoa và bệnh hoạn của ông trùm phát xít Ý Mussolini thì chẳng mấy ai xa lạ gì. Bởi vì ngay từ khi đang nắm quyền sinh quyền sát tại nước Ý, Mussolini đã vướng phải không ít những vụ lùm xùm tình ái. Tuy nhiên, cho tới tận ngày nay, khi ngày càng có nhiều tư liệu được tiết lộ thì nhiều người vẫn không khỏi ngỡ ngàng về bí mật phòng the kinh hoàng của ông trùm phát xít.

Sinh năm 1883 tại Forli, một địa danh thuộc miền Bắc Italia, Benito Mussolini là con của một người thợ rèn và một cô giáo làng. Ngay từ nhỏ, hắn đã nổi tiếng là đứa trẻ ngỗ ngược, từng bị kỷ luật vì tội đánh nhau. Tuy nhiên, bởi là một học sinh có khả năng tiếp thu, lại là con giáo viên, thành thử năm 18 tuổi, hắn được nhận vào chân dạy học ở một điểm cách quê hương không xa. Đây cũng là thời điểm ông trùm phát xít tương lai bộ lộ khả năng ăn chơi trác táng của mình.  

Người ta kể rằng, vào năm 16 tuổi, Mussolini đã biết “thế nào là phụ nữ”. Người đàn bà đầu tiên trong cuộc đời tên trùm phát xít là một ả gái điếm mà hắn nhặt được trên đường phố. Tuy nhiên, cũng từ sau lần đó, Mussolini không còn tin phụ nữ nữa và bắt đầu vùi mình vào thân xác phụ nữ như một cách trả thù đời. Không ai rõ vì sao hắn lại mất niềm tin vào phụ nữ và hắn muốn trả thù cái gì, người ta chỉ thấy Mussolini chìm đắm trong những cuộc truy hoan, khi ở gầm cầu thang, góc phố, bên bờ sông hoặc trong công viên.

Với ông trùm phát xít, phụ nữ trở thành một thứ công cụ để thỏa mãn nhục dục chứ không phải để yêu. Và quan niệm về người phụ nữ đẹp của Mussolini cũng không quá khắt khe: đó là những cô gái béo tốt, phốp pháp và không mùi nước hoa. Chính quan niệm khá “bình dân” này đã giúp Mussolini có thể qua đêm với bất cứ cô gái nào mà hắn thích, bất kể nguồn gốc xuất thân.

Tuy nhiên, việc ăn chơi trác táng quá độ từ khi còn rất trẻ đã khiến Mussolini lãnh đủ hậu quả. Ông trùm phát xít tương lai bị mắc bệnh lây qua đường tình dục và sau khi bị phát hiện, y bị đuổi khỏi nghề giáo viên. Đây là thời điểm, Mussolini bắt đầu quãng thời gian 20 năm đầy những âm mưu để từ một kẻ lang thang trở thành ông trùm phát xít của nước Ý.

Năm 1902, để trốn quân dịch, Mussolini bỏ sang Thuỵ Sĩ. Tiếp đó, hắn lang thang tìm kế mưu sinh ở Áo, nhưng rồi được ít lâu thì bị trục xuất về Ý. Nhờ chỗ người thân, Mussolini được nhận vào làm cho một tờ báo của đảng Xã hội ở Milan. Vốn là một người có tài hùng biện, Mussolini có vẻ như tìm được mảnh đất dụng võ trong nghề làm báo.

Với những lập luận nảy lửa và thu hút được công luận, trong thời gian làm báo, Mussolini đã được Cơ quan Mật vụ Anh MI-5 trả cho mỗi tuần 100 bảng Anh, nhằm viết và đăng tải các bài báo có nội dung tuyên truyền, ủng hộ chiến tranh. Thậm chí, Mussolini còn xúi giục các cựu binh Italia hành hung những người biểu tình đòi hoà bình. Mặc dù vậy, sau gần chục năm hành nghề, cuối cùng Mussolini đã leo tới ghế Tổng Biên tập.

Sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, chính phủ Italia mất tín nhiệm trầm trọng. Ngoài việc để 600.000 người thiệt mạng trong cuộc Đại chiến, đất nước còn rơi vào tình trạng lạm phát, thất nghiệp tràn lan. Trên tờ báo của mình, Mussolini cho đăng tải một loạt bài kịch liệt phản đối cả đảng Cộng hoà lẫn đảng Xã hội.

 Một thời gian sau, đảng Phát xít do Mussolini là thủ lĩnh đã được thành lập và nhanh chóng trở thành một đối trọng với chính phủ. Quốc vương Italia lúc bấy giờ là Victorio Emanuelle Đệ tam, phần vì e ngại xảy ra nội chiến, phần vì sợ những người theo khuynh hướng Cộng sản có thể nổi dậy làm cuộc cách mạng tương tự cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, nên phải nhượng bộ với sự tồn tại và phát triển lực lượng của đảng Phát xít do Mussolini cầm đầu.

Cho tới năm 1922, Mussolini được bầu làm nghị sĩ, đại biểu thành phố Milan. Từ đây, thanh thế chính trị của Mussolini ngày càng lên nhanh, và theo đà uy lực, hắn ngày càng tỏ ra hung hãn. Mussolini thẳng tay trấn áp những thành viên của đảng Xã hội tham gia bãi công chống chính quyền, cho thuộc hạ tấn công dữ dội những Liên minh lao động. Hành động này của tên trùm phát xít đã được giai cấp tư sản Italia tán thưởng.
d
Mussolini

Tháng 10 năm đó, cùng với một lực lượng hùng hậu, gồm 130.000 thành viên của đảng Phát xít, Mussolini đường bệ tiến vào Roma. Cuộc phô trương thanh thế đã buộc Hoàng đế nước Ý lúc bấy giờ là Victorio Emanuelle Đệ tam phải trao cho Mussolini chức Thủ tướng. Cũng kể từ đây, với "bàn tay sắt" của mình Mussolini khống chế toàn bộ đường hướng của đất nước. Đến năm 1928 thì Mussolini thực sự trở thành một kẻ độc tài và đất nước Italia nghiễm nhiên trở thành một nước phát xít.

Quyền lực và những tham vọng chính trị không hề khiến Mussolini quên đi thói trăng hoa và lối sống bệnh hoạn y từng có trước đó. Trong thời gian ở đỉnh cao của quyền lực, từ năm 1928 cho tới năm 1943, mỗi ngày, Mussolini lại qua đêm với một người tình khác nhau. Tính ra, trong vòng 15 năm, ông trùm phát xít của nước Ý đã “sủng hạnh” hơn 5.000 cô gái. Điều đáng nói là, hầu hết những người phụ nữ này đều tình nguyện hiến thân cho Mussolini.

Xét về hình thức bề ngoài, ai cũng có thể thấy Mussolini hoàn toàn không phải là một người đàn ông hấp dẫn. Với chiều cao khiêm tốn và mái đầu hói và một khuôn mặt dữ dằn, dù là một người phụ nữ dễ dãi nhất trong việc đánh giá đàn ông cũng khó có thể tìm thấy điều gì cuốn hút ở ngoại hình của Mussolini.

Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao, Mussolini lại có một uy lực cực kỳ quái lạ với đàn bà. Hàng tá những cô gái sẵn sàng viết những bức thư tán tỉnh và hy vọng sẽ được qua đêm với ông trùm phát xít. Tuy nhiên, biết được giá trị của mình, mặc dù được “cho không” nhưng Mussolini lại không phải là người đàn ông  thích “ăn tạp”. Thường thì Mussolini chỉ qua đêm với những cô gái mà bản thân ông ta thấy thích thú mà thôi.

Người ta nói rằng, là một kẻ lăn lóc trong tình trường, Mussolini đặc biệt thông thạo các ngón nghề của khách làng chơi, các cách để thỏa mãn dục vọng cho bạn tình.

Bởi vậy, mặc dù ngoại hình xấu xí, song Mussolini lại đặc biệt hấp dẫn với những người phụ nữ. Thêm vào đó, quyền lực của một ông trùm phát xít và những món quà đắt tiền cũng mang đến cho Mussolini một sức hút đặc biệt đối với nữ giới. Đây có lẽ là lý do mà không ít phụ nữ tình nguyện hiến thân cho một người như Mussolini.

Tuy nhiên, đó chưa phải là “thành tích” tốt nhất của ông trùm phát xít trong chuyện phòng the. Những người tình của Mussolini nói rằng, không ít lần họ được nghe ông trùm phát xít thú nhận về khả năng của mình trên tình trường cũng như chốn phòng the.

Ông trùm phát xít từng khẳng định, có thời điểm, hắn từng qua lại với 14 cô cùng lúc và có những đêm, y “sủng hạnh” tới 3-4 cô khác nhau. Có những người Mussolini chỉ mới quen biết hơn chục phút, nhưng buổi tối hôm đó cô ta đã xuất hiện trên giường của ông trùm phát xít.

Thói trăng hoa đã gây ra cho ông trùm phát xít không ít phiền toái, nhất là khi những “người tình một đêm” của Mussolini không may mang thai những đứa con mang dòng máu của y. Thế nhưng, mỗi lần gặp phiền toái như vậy, Mussolini đều dùng quyền lực của mình để xóa sạch mọi cản trở có thể gây ra bất ổn cho sự nghiệp của mình. Điều đó đã từng xảy ra với cô người tình bất hạnh Ida Irene Dalser cùng đứa con rơi của trùm phát xít.

Ida Irene Dalser vốn là một người phụ nữ vô cùng thông minh và xinh đẹp. Cô gái này vốn từng du học thẩm mỹ ở Pháp, sau khi trở về Italia đã tự mở một trung tâm làm đẹp tại Sopramonte- một thành phố ở phía đông bắc của Ý.

 Cũng chính tại nơi đây, Ida Irene Dalser đã gặp và làm quen với Benito Mussolini sau một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi tại quán bar trong thành phố. Kết quả cuộc tình chóng vánh, Ida đã mang thai giọt máu của Mussolini. Năm 1915, Ida Irene Dalser đã rất hạnh phúc thông báo với Benito Mussolini về việc mình đã đang mang thai. Tuy nhiên, thay vì nụ cười vui sướng mà Ida hy vọng từ người tình, cô chỉ nhận được cái gật đầu hờ hững và vô tâm.

Không chỉ như vậy, thời điểm Ida mang thai đứa con trai của Mussolini cũng là lúc cô phát hiện ra rằng, ông trùm phát xít tương lai đã kết hôn với một người phụ nữ khác và cả hai đã có một cô con gái từ cách đó 5 năm trước. Khi biết được chuyện trăng gió của người tình đã từng thề non hẹn biển, cực chẳng đã, Ida Irene Dalser đã phải mang thai và nuôi con một mình trong sự cô đơn và tủi nhục của một người phụ nữ chửa hoang. Ngày 11/ 11/1915, Ida Irene Dalser đã sinh hạ được một cậu con trai và đặt tên là Benito Albino.

Sau khi sinh con, Ida đã tìm mọi cách thuyết phục để Mussolini phải có trách nhiệm với đứa con trai của mình. Tuy nhiên, tất cả những gì cô gái bất hạnh nhận được chỉ là sự tủi nhục và khinh rẻ. Đường cùng, Ida gửi đơn lên Tòa án yêu cầu Mussolini phải chu cấp sinh hoạt phí hàng tháng cho hai mẹ con. Không những thế, đi đến đâu cô cũng kể về câu chuyện tình giữa mình với trùm phát xít và tuyên bố: “Tôi mới là vợ của Benito Mussolini”.

Sự ầm ĩ của cô người tình thoáng qua bắt đầu khiến Mussolini khó chịu. Y tìm mọi cách để tách đứa con trai của mình ra khỏi Ida. Năm 1922, sau khi yên vị ở chức Thủ tướng, Mussolini đã ra lệnh cho cấp dưới lấy đứa con trai của Ida và dựng lên một kịch bản mà trong đó cô người tình Ida là một người phụ nữ mắc bệnh thần kinh trầm trọng. Sau khi tách được đứa con trai ra khỏi người mẹ, lập tức Ida Irene Dalser bị tống vào nhà thương điên trong sự uất hận và bất lực của một người phụ nữ thấp cổ bé họng.

Sau khi bị tống vào trại tâm thần, biết bản thân mình không thể chống lại được với một vị Thủ tướng đương nhiệm, Ida đã hạ mình để gửi rất nhiều thư cầu mong sự tha thứ và khoan dung từ Mussolini.

Tuy nhiên, tất cả những lá thư này đều bị Mussolini vứt ra sọt rác với sự hờ hững và khinh miệt. Vì quá nhớ con, nên đã có lúc Ida gửi thư lên tận Giáo hoàng. Tuy nhiên những lá thư này không bao giờ đến được tay người nhận do bị cảnh sát tịch thu với sự chỉ đạo của Mussolini.

Năm 1937, Ida đã chết trong nỗi uất hận người tình và nỗi nhớ con da diết của một người phụ nữ bất hạnh. Đứa con của Ida với ông trùm phát xít cũng không có số phận tốt đẹp hơn. Khi nhận được tin người mẹ của mình đã chết một cách đầy uất ức trong bệnh viện tâm thần, Benito Albino khi đó đang chiến đấu trong đội ngũ hải quân của Italya ở Trung Quốc đã tức giận lôi tấm ảnh của Mussolini ra chửi rủa cào cấu. Sau hành động này không lâu, Benito nhận được lệnh trở về đất nước và kết quả là đứa con rơi cũng bị Musolini tống vào một nhà thương điên.

Và một mối tình chung thủy

Qua đêm với bất người phụ nữ nào mình thích và sẵn sàng vứt bỏ thậm chí đày đọa họ tới chết khi đã chán chê, khó ai có thể tin rằng, ông trùm phát xít nước Ý lại có thể có một mối tình nào gọi là chung thủy. Thế nhưng, sự thực lại chứng minh điều ngược lại. Ông trùm phát xít không mấy điển trai của nước Ý đã có môt mối tình kéo dài tới 13 năm cùng một người phụ nữ có tên Claretta Petacci. Đây cũng chính là người tình cuồng tín đã tình nguyện chịu chung số phận với Mussolini khi y bị bắt và hành quyết trên đường chạy trốn sang Thụy Sĩ.

Claretta Petacci sinh năm 1912 trong một gia đình giàu có tại La Mã. Cha cô là một bác sỹ còn mẹ cô là con gái của một gia đình quý tộc. Khi cô gái họ Petacci bước vào độ tuổi mới lớn cũng là thời điểm ông trùm phát xít đang ở đinh cao của vinh quang và quyền lực. Chính vì vậy, Mussolini trở thành một thần tượng được Claretta sùng bái một cách cuồng nhiệt. Và càng lớn, sự ngưỡng mộ mà cô gái trẻ dành cho y càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Vào năm 1932, mới kết hôn vỏn vẹn một năm, cô gái hai mươi tuổi Claretta lần đầu được “diện kiến” thần tượng của mình. Lúc bấy giờ, Mussolini đã có hai người vợ và là bố của 5 đứa con, tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm sức hút của ông trùm phát xít trong mắt thiếu phụ trẻ tuổi. Bốn năm sau đó, Claretta Petacci trở thành tình nhân chính thức của Mussolini.

Người ta vẫn chưa hiểu điều gì đã khiến cô gái trẻ Claretta Petacci quyết từ bỏ tất cả để đến với Mussolini, song có một điều chắc chắn rằng, cả hai đã chìm đắm trong một cuộc tình mãnh liệt và tươi mới. Điều này được chính Claretta ghi lại trong cuốn nhật ký của mình mới được tìm thấy và cho xuất bản vào năm ngoái.

Trong cuốn nhật ký này, Claretta kể rằng, cô ta rất yêu Mussolini và cũng biết rằng, người tình của mình có tính trăng hoa nên cô ta đã yêu cầu Mussolini mỗi ngày ít nhất phải gọi cho cô ta 12 cuộc điện thoại, cứ nửa giờ lại gọi một cuộc. Vì sợ Mussolini sẽ tìm cách gian dối, Clara đã ghi lại toàn bộ nội dung các cuộc điện thoại vào cuốn nhật ký của mình. Chính vì vậy, với cuốn nhật ký của Claretta người ta có thể biết chi tiết đến từng giờ về diễn biến của cuộc tình này cũng như cuộc sống thường nhật của ông trùm phát xít nước Ý.

Sự “quản lý” quá sát sao của Claretta Petacci khiến cả hai thường xuyên cãi cọ khi Mussolini vẫn chứng nào tật. Clara kể rằng, vào một ngày tháng 4-1938, cô ta phát hiện Mussolini bí mật hẹn hò với một người tình cũ. Sau một hồi căn vặn, ông trùm phát xít cuối cùng đã thừa nhận mình có hẹn gặp người tình cũ, song lại bào chữa rằng, cả hai chỉ ở cùng nhau trong vòng có 12 phút.

“Là 24 phút!”, Claretta cũng không phải là cô ả dễ bắt nạt. Cuối cùng thì Mussolini cũng phải thừa nhận mình ở cùng người tình cũ 24 phút, nhưng y khẳng định chắc chắn rằng, “Cô ta đã là quá khứ. Đã 17 năm trôi qua và chẳng còn chút cảm giác nào nữa”.

Mặc dù lần đó, Claretta thắng thế, nhưng cô ta cũng nhận ra rằng, với Mussolini, phụ nữ chỉ là một thứ công cụ để thỏa mãn dục vọng. Tuy nhiên, điều đó không đủ giúp Claretta Petacci thoát ra khỏi cuộc tình oan trái với Mussolini. Bởi lẽ, mặc dù có tật trăng hoa khó chừa, nhưng ông trùm phát xít lại luôn dành cho cô ta những lời đường mật ngọt ngào cùng với những món quà đắt giá.
 

Ngược lại, càng dấn sâu vào mối quan hệ với Mussolini, Claretta Petacci càng không đơn thuần là một người tình của ông trùm phát xít nữa. Nhiều tài liệu còn ghi rằng, Claretta Petacci đã rất nhiều lần tiếp tay cho những tội ác tày trời của Mussolini. Vì thế, lúc bấy giờ, người phụ nữ này đã nhận phải vô số những lời nguyền rủa của người dân Italia. Đã có thời điểm, người ta gọi Claretta Petacci với cái tên thô tục và khinh bỉ nhất: “Con điếm rẻ tiền”.

Có lẽ sự sùng bái cũng như sẵn sàng hiến dâng tất cả cho người tình của Claretta Petacci là lý do cô ta trở thành người phụ nữ cuối cùng ở bên tên trùm phát xít. Khi chủ nghĩa phát xít đứng trước nguy cơ thất bại, Mussolini quyết định tẩu thoát khỏi Italia để bảo toàn tính mạng. Mang theo ả người tình chung thủy Claretta Petacci và những tay chân thân cận, cả bọn lẩn vào đám tàn quân Đức định trốn sang Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, cả hai nhanh chóng bị lực lượng quân kháng chiến tóm gọn vào ngày 26/4/1945. Hai ngày sau đó, ngày 28/4, Mussolini cùng Claretta và 16 tên thuộc hạ bị hành quyết. Người ta kể rằng, trong giây phút tuyệt vọng ấy, Claretta Petacci còn cố lao ra đỡ đạn cho Mussolini.

Sau khi bị hành quyết, xác của Mussolini và Claretta được quẳng lên xe tải đưa về Milan, sau đó, chúng bị treo ngược trên một giàn giáo ở Quảng trường Piazzale Loreto cho công chúng thỏa lòng căm phẫn. Người ta kể rằng, trong thời gian bị treo xác ngoài đường, một phụ nữ đã cầm súng bắn 5 phát đạn vào xác Mussolini để trả thù cho 5 đứa con bị sát hại của bà. Những người qua đường khác thì nhổ nước bọt vào những cái xác đang bị treo ngược để bày tỏ sự khinh bỉ.

Trong cuốn nhật ký của mình, Claretta Petacci cũng đã nhận thức được một kết cục bi đát sẽ đến với khi gắn số phận mình với kẻ độc tài như Mussolini. Vì vậy, trong những dòng viết cuối của mình, Claretta Petacci đã viết: “Ngài biết là vì sao em không rời xa ngài ngay cả khi biết nguy hiểm đang rình rập em. Vì em yêu ngài và không muốn khi sang thế giới bên kia ngài đi tìm một cô gái khác. Em sống vì ngài và cũng chết vì ngài”.

Có thể thấy rằng, dù nhận ra bản chất con người cũng như những tội ác mà Mussolini đã gây ra, song vì sự sùng bái cũng như sự si mê điên dại, Claretta Petacci đã bất chấp tất cả để gắn cuộc đời mình với tên bạo chúa. Đó cũng chính là nguồn cơn của những bi kịch mà cô gái trẻ này đã phải hứng chịu.

Hà Phương
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc