Albert Einstein (Anbe Anhxtanh) là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, “người đàn ông của thế kỷ”, là trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử,… Đó là điều mà trước nay chưa bao giờ nghi ngờ.
[links()]
Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Anbe Anhxtanh là người đàn ông hoàn hảo trong hôn nhân. Những tiết lộ mới nhất thậm chí còn khiến người ta đặt nghi ngờ rằng, Anbe Anhxtanh là người đàn ông tồi tệ nhất thế giới trong cách cử xử với vợ mình…
1. Trong cuộc đời kéo dài 76 năm của mình, Anbe Anhxtanh chỉ kết hôn 2 lần, tuy nhiên, số lượng những người đàn bà đi qua cuộc đời nhà vật lý tài năng nhất thế kỷ XX lại nhiều hơn con số 2 ít ỏi gấp nhiều lần.
Điều đó chẳng có gì lạ khi những người tiếp xúc với Anhxtanh, đặc biệt là phái nữ đều nói rằng Anhxtanh là người nói chuyện rất có duyên và ở ông toát lên sức hấp dẫn khó cưỡng.
Những cuộc tình đầu tiên của Anhxtanh bắt đầu từ khi Anhxtanh còn là 1 cậu bé đang học ở trường phổ thông. Năm 1895, khi 16 tuổi, Anhxtanh nộp đơn trực tiếp vào trường Bách khoa liên bang (ETH) ở Zurich, Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, do thiếu bằng tốt nghiệp phổ thông, Anhxtanh phải tham gia thi tuyển, và đã bị trượt, dù ông đạt điểm rất cao về toán học và vật lý. Gia đình gửi Anhxtanh đến Aarau, miền Bắc Thụy Sĩ để học nốt phổ thông.
Và chính tại đây, trong khi ở trọ với gia đình giáo sử Jost Winteler, ông đã yêu con gái của gia đình này, Marie.
Cuộc tình của Anhxtanh và Marie có lẽ kéo dài hơn 1 năm, trong suốt thời gian ông ở trọ tại nhà cô.
Mọi chuyện thay đổi khi 1 năm sau đó, Anhxtanh vào học toán và vật lý tại trường Bách khoa Kỹ thuật ở Zurich còn Marie Wintelet chuyển đến học tại Olsberg, Thụy Sĩ.
Anhxtanh và Marie |
Mối tình đầu thời bồng bột với Marie có lẽ không để lại ấn tượng quá sâu đậm đối với nhà bác học vĩ đại, khi chỉ ít lâu sau đó, tình cảm nồng nàn của ông lại được dành cho Mileva Maric, cô bạn cùng lớp với ông tại trường Bách khoa Kỹ thuật.
Mileva sinh ra trong 1 gia đình giàu có người Hungary vì vậy sau khi lớn lên, cô được gửi tới học tại Thụy Sĩ. Vào thời bấy giờ, việc một cô gái đi học đại học không phải tầm thường bởi lẽ, hầu hết các cô gái thời bấy giờ không được đi học đại học.
Ban đầu, Mileva tới trường Đại học Bách khoa Kỹ thuật Zurich để học ngành y, tuy nhiên, sau đó cô lại đổi sang ngành toán học và vật lý, cùng chuyên ngành với Anhxtanh. Maric là cô gái duy nhất trong lớp học chuyên ngành toán và vật lý vì vậy, không chỉ Anhxtanh mà rất nhiều chàng trai cùng lớp đều để ý tới cô.
Tuy nhiên, người chiến thắng lại chỉ có một, và người đó chính là Anbe Anhxtanh. Tình cảm giữa Anbe và Mileva phát triển rất nhanh thành tình yêu và thực tế, họ đã yêu nhau với tất cả sự bồng bột và mãnh liệt của tuổi trẻ.
Trong một bức thư Anhxtanh gửi cho Mileva có viết: “Nếu như muốn thành công trong mệnh đề vận động tương đối thì chỉ có em có thể giúp anh. Anh thực sự rất hạnh phúc và tự hào!”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như lịch sử đều chắc chắn rằng, mặc dù yêu nhau say đắm và Anhxtanh lúc bấy giờ vẫn rất tôn trọng Maric, song trong thực tế Mileva không hề ảnh hưởng tới quan điểm của khoa học của Anhxtanh.
Vì vướng vào chuyện tình cảm, cả Anhxtanh lẫn Mileva đã xao nhãng chuyện học hành tại trường đại học. Tới năm 1900, Anhxtanh miễn cưỡng tốt nghiệp trường Bách khoa Kỹ thuật với tấm bằng cử nhân toán học và vật lý.
Trong khi đó, Mileva đã trượt trong kỳ thi tốt nghiệp và phải thi lại vào năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp, Anhxtanh xin được một công việc tại Cục Bản quyền với chức danh là “chuyên viên kỹ thuật bậc 3”.
Tới năm 1902, Anhxtanh và Maric có với nhau cô con gái đầu lòng được đặt tên là Lieserl dù 2 người chưa chính thức kết hôn. Lieserl được sinh ra tại quê của mẹ trong gia đình ông bà ngoại. Đáng tiếc, cô bé chỉ sống được tới hơn 1 năm sau thì mất.
Tháng 1 năm 1903, có lẽ là cách để an ủi Maric vượt qua cú sống mất đứa con gái đầu lòng, Anhxtanh và Maric chính thức làm đám cưới bất chấp sự phản đối của gia đình cả hai bên. Nhà bác học thiên tài chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân ở tuổi 24.
Sau đám cưới, Mileva dồn toàn bộ sự quan tâm chăm sóc cũng như yêu thương cho Anhxtanh, bằng mọi cách giúp đỡ ông trong cả công việc lẫn đời sống. Mileva bỏ lại toàn bộ những kiến thức đã học trong trường đại học ở nhà coi sóc gia đình. Tất cả công việc trong nhà đều do một tay Mileva đảm nhiệm.
Để kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt phí hàng ngày, Mileva còn tự mình mở 1 khu trọ cho sinh viên.
Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của Anhxtanh không hạnh phúc như mong đợi.
Anhxtanh và Mileva |
Anhxtanh dường như không thỏa mãn với người vợ tri âm tri kỷ của mình hoặc giả cũng có thể có quá nhiều phụ nữ vây quanh ông để ông có thể lựa chọn. Vào thời điểm lúc bấy giờ, Anhxtanh đang có tất cả những gì 1 người đàn ông cần có: Cao 1,76m, ngoại hình ưa nhìn và một đầu óc cực kỳ thông minh.
Anhxtanh từng có lần nói với 1 người bạn thân của mình rằng, ông có sức hấp dẫn cực lớn đối với phụ nữ và “khi có những phụ nữ vây quanh mình, cảm giác thật dễ chịu đồng thời ông có cảm hứng với tất cả những người phụ nữ”.
Sự đào hoa của Anhxtanh có lẽ là lý do lớn nhất cuộc hôn nhân của Anhxtanh và Meliva đổ vỡ. Nhưng điều quan trọng hơn chính là, người tình mà Anhxtanh lựa chọn lại chính là cô em họ của ông.
2. Tháng 5 năm 1904, Maric sinh đứa con trai đầu tiên cho Anhxtanh, Hans Anbe Anhxtanh. Sáu năm sau đó, tháng 6 năm 1910, đứa con trai thứ hai Eduard Anhxtanh chào đời.
Tuy nhiên, vào lúc này, những rạn nứt trong mối quan hệ giữa Anhxtanh và Maric cũng bắt đầu xuất hiện.
Vào năm 1914, sau một thời gian ngắn sống tại Berlin, Mileva cùng các con rời về Zurich. Hai người chính thức bắt đầu cuộc sống ly thân.
Trên thực tế, sự đổ vỡ trong cuộc sống hôn nhân của Anhxtanh bắt đầu xuất hiện từ năm 1911 khi Meliva đã phát hiện ra mối quan hệ “bất bình thường” giữa chồng mình với cô em họ đã có một đời chồng và 3 đứa con - Elsa Lowenthal.
Tình cảm mà Anhxtanh dành cho Meliva đã không còn, tuy nhiên, do hai người đã có với nhau 2 người con, Anhxtanh quyết định sẽ không ly hôn với Meliva để tránh điều tiếng.
Trong một cuốn sách có nhan đề “Anhxtanh: Cuộc sống và vũ trụ” của Walter Isaacson, một tác giả người Mỹ mới được xuất bản gần đây đã tiết lộ rằng, vào thời điểm đó, không chỉ tiếp tục cuộc sống hôn nhân đã không còn tình yêu vì điều tiếng, Anhxtanh còn bắt buộc Mileva ký 1 bản “hợp đồng” với những điều khoản vô cùng vô lý.
Theo bản “hợp đồng” hôn nhân này thì để tiếp tục cuộc sống hôn nhân với Anhxtanh, Mileva phải tiếp tục giặt quần áo, thu dọn phòng ốc nhà cửa, mỗi ngày nấu 3 bữa ăn đưa vào phòng làm việc cho Anhxtanh.
Tuy nhiên, Anhxtanh sẽ không ở cùng phòng, cũng không thân mật thậm chí là không ra ngoài đi dạo cùng người vợ chính thức của mình.
Và một khi Anhxtanh yêu cầu Mileva im lặng hoặc rời khỏi phòng thì bà nhất định phải làm theo đồng thời không được tỏ thái độ khinh bỉ, miệt thị Anhxtanh trước mặt các con.
Mặc dù những yêu cầu của Anhxtanh là vô cùng vô lý, tuy nhiên, Mileva ban đầu vẫn đồng ý. Có lẽ, sự yếu đuối của người phụ nữ trong bà trỗi dậy khiến bà không muốn mất đi người chồng mà mình hết lòng thương yêu dù biết rằng Anhxtanh không còn dành tình cảm cho bà.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, do không thể chịu đựng được thêm nữa, Mileva đã mang theo 2 người con trở về Zurich bỏ Anhxtanh sống một mình ở Berlin. Sau đó 5 năm, tức năm 1919, Anhxtanh và Mileva chính thức ly hôn. Năm 1948, Mileva qua đời ở Thụy Sĩ.
Cùng trong năm đó, Anhxtanh có cuộc hôn nhân thứ hai của mình. Và cô dâu trong đám cưới ấy không ai khác chính là cô em họ Elsa Lowenthal. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân thứ hai tưởng chừng đã chín chắn của Anhxtanh cũng không bên vững hơn cuộc hôn nhân bao nhiêu.
Chỉ 4 năm sau lễ cưới với Elsa, Anhxtanh lại vướng vào cuộc tình với cô cháu gái của 1 người bạn đồng thời cũng là nữ thư ký của mình Bette Neumann. Người ta kể rằng, có lần, Anhxtanh còn định mang Bette về nhà, song bị người trong nhà phản đối kịch liệt mới từ bỏ ý định.
Elsa cũng là người yêu Anhxtanh một cách sâu sắc, vì vậy, Elsa đã nhẫn nhịn hết lần này tới lần khác thói “trăng hoa” của Anhxtanh.
Có người còn nói rằng, sau khi Elsa phát hiện Anhxtanh nảy sinh chuyện tình cảm với Bette, để giữ gìn cuộc hôn nhân của mình, Elsa không những không phải đối mà còn thỏa thuận đồng ý để Anhxtanh mỗi tuần tới gặp Bette hai lần, “để ông ấy khỏi phải lén lén lút lút”.
Trong cuốn sách của mình, Walter Isaacson viết rằng: “Anhxtanhh có thể đã không khó khăn khi chứng minh thuyết tương đối rộng, tuy nhiên, ông lại không tìm cho mình cách giải quyết hợp lý trong các mối quan hệ gia đình”.
Điều may mắn chính là, hầu hết những người phụ nữ tiếp xúc với Anhxtanh đều “một lòng một dạ” với ông. Sau khi Elsa qua đời vào năm 1935, cuộc sống của Anhxtanh vẫn rất thoải mái nhờ sự chăm sóc của cô con gái nuôi và người nữ thư ký thân cận của mình. Ông mất năm 1955 tại nước Mỹ.
- Hà Phương