(Phunutoday) - Trong xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến, đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, do vậy chuyện gia đình “một vợ một chồng” là vô cùng hiếm và chuyện vợ chồng sống với nhau tới “đầu bạc răng long” như những gì người ta thường chúc tụng lại càng hiếm hoi hơn. Ấy thế nhưng, giữa chốn hậu cung bạt ngàn những mỹ nữ, ông vua sáng lập triều Nam Tống – Tống Cao Tông Triệu Cấu lại vẫn có thể “sắt son” chung sống với Ngô Hoàng hậu tới tận hơn 50 năm. Theo những gì sử sách còn lưu lại thì có lẽ đây là đám cưới vàng duy nhất trong lịch sử hơn 5000 năm của các triều đại phong kiến Trung Hoa…
1. Nếu nói rằng làm hoàng đế là một nghề chỉ cần có đầu tư ắt có thu hoạch thì làm hoàng hậu lại là nghề chắc chắn phải đầu tư nhưng chưa chắc đã có thu hoạch. Bởi một lẽ rằng, mặc dù làm hoàng đế công việc vô cùng bận rộn, phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí trong những thời điểm loạn lạc có thể sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng như chơi, tuy nhiên, một khi đã ngồi lên ngai vàng, nghĩa là người đó đã là chúa tể của cả thiên hạ. Cái cảm giác sở hữu cả thiên hạ là thu hoạch xứng đáng cho sự đầu tư của các vị “con trời” này.
“Nghề” hoàng hậu thì khác, mặc dù có cái đặc quyền của bậc “mẫu nghi thiên hạ”, được quản lý toàn bộ hậu cung với tam cung, lục viện, tuy nhiên, cái ngôi hoàng hậu ấy lại luôn bị cạnh tranh bởi toàn bộ những mỹ nữ lúc nào cũng trẻ hơn và đẹp hơn trong khắp thiên hạ. Chưa hết, các bà hoàng hậu còn luôn bị đe dọa bởi những ông chồng hoàng đế thay lòng đổi dạ còn nhanh hơn thay đổi sắc mặt, trong khi đó, họ lại không bao giờ có cái quyền được “đổi dạ thay lòng”.
Cũng có lẽ vì thế, trong suốt hàng ngàn năm lịch sử của các vương triều phong kiến Trung Quốc, những hoàng đế ngồi trên ngai vàng hơn nửa thế kỷ thì không ít, thế nhưng những vị hoàng hậu có thể tại vị vài chục năm thì lại rất ít, những cặp vợ chồng hoàng đế có thể sống với nhau tới “đám cưới vàng” lại càng ít hơn. Căn cứ vào những gì còn được sử liệu ghi chép cho tới ngày nay thì trong lịch sử hậu cung Trung Hoa chỉ có duy nhất một “đám cưới vàng”, đó chính là cuộc hôn nhân giữa Tống Cao Tông Triệu Cấu và Ngô Hoàng hậu.
Theo sử sách ghi chép, Ngô Hoàng hậu sinh năm 114 trong một gia đình khá giàu có thời Bắc Tống. Theo luật định của nhà Tống lúc bấy giờ, Ngô thị và Khang Vương Triệu Cấu tuyệt nhiên sẽ chẳng có mối quan hệ nào với nhau chứ đừng nói gì tới ngôi vị hoàng hậu. Bởi lẽ, thời bấy giờ triều đình nhà Tống đặt ra những quy định cực kỳ khắt khe về việc lựa chọn hoàng hậu, đặc biệt là về nguồn gốc xuất thân.
Không phải là người xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc thì dù có đẹp tựa Điêu Thuyền, Triệu Phi Yến cũng đừng mơ mộng tới ngôi “mẫu nghi thiên hạ” danh giá của Tống triều. Theo quy định này thì dù Ngô thị xuất thân trong một gia đình giàu có, song vốn không phải là danh gia vọng tộc, do vậy rất khó để có thể với tới ngôi vị của một hoàng hậu. Vậy vì sao sau này, Ngô thị lại có thể trở thành hoàng hậu và lại là bà hoàng hậu “tại vị” lâu nhất trong lịch sử hậu cung Trung Hoa?
Năm 1126 sau Công Nguyên, sau khi quân Kim tiêu diệt nước Liêu, lập tức huy động quân đội tập trung ở biên giới, nhắm nhe “thừa thắng xông lên”, tiêu diệt nốt nhà Bắc Tống. Thực lực của quân Kim khi đó rất mạnh, nhuệ khí quân sỹ lại đang lên do vừa tiêu diệt nước Liêu, thành ra kinh đô Khai Phong của triều Bắc Tống bị uy hiếp một cách mạnh mẽ. Để giảm bớt áp lực mà lực lượng hùng mạnh của quân Kim đang đè nặng lên cả triều đình, đương kim hoàng đế của Bắc Tống là Khâm Tông đã phái em trai mình là Khang Vương Triệu Cấu cùng một sứ giả tên là Trương Bang Xương lặn lội đi sứ nước Kim để cầu hòa.
Chuyến đi sứ lần ấy với triều Tống là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, do vậy để tránh ảnh hưởng tới trọng trách được giao, toàn bộ gia quyến của Triệu Cấu gồm vợ cả là Hình Bỉnh Ý, hai người vợ lẽ là Điền Xuân La và Khương Túy My cùng 5 người con gái đều được Triệu Cấu để lại ở phủ Khai Phong, một mình đi sứ nước Kim. Bản thân Triệu Cấu nghĩ rất đơn giản. Vị Khang Vương triều Bắc Tống cho rằng việc cầu hòa là một việc rất dễ dàng, sau khi trở lại gia đình sẽ lại đoàn tụ như xưa vì vậy, Triệu Cấu không hề có chút băn khoăn vướng bận nào khi để lại toàn bộ vợ con ở Khai Phong.
Sự thực đã không diễn ra như suy nghĩ ngây thơ của vị thân vương của triều Bắc Tống. Bởi lẽ chỉ cần Triệu Cấu có thể vào được doanh trại của quân Kim thì lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc có lẽ đã thay đổi. May mắn, khi Triệu Cấu và Trương Bang Xương đi tới Từ Châu (nay là huyện Từ, Hà Bắc) thì được một người thức thời tên là Trạch Tông thuyết phục, không tiếp tục chuyến cầu hòa quân Kim theo kế hoạch mà đóng quân lại Tương Châu (nay là huyện An Dương, tỉnh Hà Nam).
Sự phát triển của lịch sử đã chứng tỏ quyết định của Triệu Cấu là hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ bước qua năm sau, năm 1127, hàng vạn quân Kim với thế tấn công như thác lũ kéo vào Biện Kinh (Khai Phong). Triều đình nhà Tống tuyên bố kết thúc. Hoàng đế, đại thần, tông thất cho tới tân khoa trạng nguyên, tổng cộng hơn 3 ngàn người bị quân Kim bắt làm tù binh. Trong số ấy, có cả gia quyến 8 người của vị Khang Vương Triệu Cấu.
2. Bắc Tống bị diệt vong, đồng thời tất cả các thành viên của hoàng thất họ Triệu ở Khai Phong đều bị bắt giam, Triệu Cấu may mắn trở thành người duy nhất thoải khỏi kiếp nạn khủng khiếp ấy. Sau đó ít lâu, dưới sự ủng hộ của các bộ tướng dưới quyền, Triệu Cấu quyết định lên ngôi tại phủ Ứng Thiên Nam Kinh, nay là thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, tiếp tục xây dựng vương triều nhà Tống, sử sách gọi là Nam Tống. Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, Triệu Cấu lên ngôi chưa được bao lâu, ngai vàng ngồi còn chưa ấm chỗ thì vua Kim đã xua quân đánh tới.
Vừa mới chân ướt chân ráo lên ngôi, trong tay chẳng có bao nhiêu binh lính, mọi thứ lại đang thiếu thốn, Triệu Cấu không còn cách nào khác là đành đem theo toàn bộ triều đình chạy tiếp xuống phía Nam rồi cuối cùng đóng quân lại ở Hàng Châu. Sau khi chạy tới được Hàng Châu thì số lượng cung nữ của Nam Tống còn lại chẳng được mấy người. Vì vậy, Triệu Cấu bắt đầu tổ chức các đợt tuyển mỹ nữ vào cung để hầu hạ. Trong hoàn cảnh triều đình Nam Tống từ hoàng đế đến quần thần vẫn còn “hồn siêu phách lạc”, chẳng có ai nghĩ tới những quy định nghiêm ngặt của tổ tông về việc tuyển lựa các mỹ nữ, Ngô thị đã được tuyển vào hoàng cung của Triệu Cấu.
Sử chép, mặc dù khi đó Ngô Thị mới chỉ 14 tuổi, kém Triệu Cấu tới hơn 10 tuổi, song Ngô thị lại rất dũng cảm. Ngô thị thường xuyên mặc quần áo giáp của binh lính, sườn luôn đeo một thanh gươm, cả ngày luôn theo sát Triệu Cấu để làm nhiệm vụ của một “vệ sỹ”. Một cô gái xinh đẹp, trẻ trung trong thời buổi loạn lạc lại có được sự dũng cảm mà ngay cả những người đàn ông cũng khó có được, chính điều này ở Ngô thị đã trở thành lý do thuyết phục tuyệt đối đối với ông vua nhu nhược luôn sống trong tình trạng hoảng sợ như Tống Cao Tông.
Tới năm 1142, quân Kim một lần nữa mang đại quân tấn công Nam Tống, Tống Cao Tông Triệu Cấu một lần nữa lại phải chạy trốn. Tuy nhiên, bất kể là Triệu Cấu chạy tới nơi đâu, sống trong hoàn cảnh nào thì Ngô thị vẫn kiên trinh theo sát vị hoàng đế của mình, kiên quyết làm vệ sỹ cho Triệu Cấu. Chính vì lý do này, khi đang trên đường di chuyển từ Định Hải về Xương Quốc, Triệu Cấu nghĩ tới công lao của Ngô Thị đã quyết định phong cho Ngô thị làm Hòa Nghĩa quận phu nhân.
Đến khi tới Việt Châu, Triệu Cấu lại tấn phong cho Ngô thị là Tài nhân, tước vị cao hơn một bậc, chỉ đứng sau Quý phi và Hoàng hậu. Từ một cô gái vốn không bao giờ có thể mơ tới gần hoàng đế, Ngô thị ngày càng trở thành một ái thiếp được ông vua lận đận Tống Cao Tông sủng ái.
Khi mới lên ngôi, theo luật lệ cũ, Triệu Cấu phong cho Hình Bỉnh Ý, người vợ đầu của mình đang bị giặc Kim bắt về phương Bắc là Hiến Tiết Hoàng hậu. Trong suốt thời gian sau đó, trên danh nghĩa, Hình Bỉnh Ý vẫn là đương kim hoàng hậu của triều Nam Tống, vì vậy, có sủng ái Ngô thị bao nhiêu, Tống Cao Tông cũng không thể phong cho Ngô thị làm hoàng hậu. Tuy nhiên, tới năm 1142, sau khi biết được thông tin, Hình Bỉnh Ý đã qua đời tại nước Kim cách đó 3 năm, Triệu Cấu đã quyết định phong cho Ngô thị làm hoàng hậu của Nam Tống, bất chấp tất cả những lời phản đối của triều thần. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân với người vợ không thuộc dòng dõi danh giá này của Triệu Cấu lại khiến vị vua này lập nên một “kỷ lục” đáng nhớ trong lịch sử hậu cung Trung Hoa.
Mặc dù cuộc sống của triều đình Nam Tống lúc đó không hề thảnh thơi khi liên tục bị nhà Kim xua quân xuống đánh phá, tuy nhiên, cặp vợ chồng Hoàng đế Triệu Cấu và Ngô thị lại sống với nhau cực kỳ hòa thuận và thân mật, khác hẳn với những cặp vợ chồng hoàng đế sống trong cảnh “thái bình” khác. Tới năm 1162, Tống Cao Tông Triệu Cấu quyết định kết thúc quãng đời làm hoàng đế của mình, nhường ngôi cho con là Tống Hiếu Tông, tự mình lên làm Thái thượng hoàng. Ngô thị vì thế cũng được phong làm Thánh thái thượng hoàng hậu. Bỏ mặc chuyện chính sự, cặp vợ chồng hoàng đế già tiếp tục sống những ngày vô lo vô nghĩ.
Tới năm 1187, Triệu Cấu lâm bệnh qua đời, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 60 năm với Ngô thị. 10 năm sau đó, tức năm 1197, Ngô thị mới qua đời ở tuổi 83. Như vậy, nếu tính từ năm 1128 được tuyển vào cung hầu hạ Hoàng đế Triệu Cấu cho tới năm vị hoàng đế này qua đời, 1187, hai người đã cùng nhau trải qua 59 năm hôn nhân. Đây có lẽ là “kỷ lục” duy nhất về hôn nhân trong lịch sử chốn hậu cung Trung Hoa.
Phong Nguyệt
1. Nếu nói rằng làm hoàng đế là một nghề chỉ cần có đầu tư ắt có thu hoạch thì làm hoàng hậu lại là nghề chắc chắn phải đầu tư nhưng chưa chắc đã có thu hoạch. Bởi một lẽ rằng, mặc dù làm hoàng đế công việc vô cùng bận rộn, phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí trong những thời điểm loạn lạc có thể sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng như chơi, tuy nhiên, một khi đã ngồi lên ngai vàng, nghĩa là người đó đã là chúa tể của cả thiên hạ. Cái cảm giác sở hữu cả thiên hạ là thu hoạch xứng đáng cho sự đầu tư của các vị “con trời” này.
Ngô Hoàng hậu |
“Nghề” hoàng hậu thì khác, mặc dù có cái đặc quyền của bậc “mẫu nghi thiên hạ”, được quản lý toàn bộ hậu cung với tam cung, lục viện, tuy nhiên, cái ngôi hoàng hậu ấy lại luôn bị cạnh tranh bởi toàn bộ những mỹ nữ lúc nào cũng trẻ hơn và đẹp hơn trong khắp thiên hạ. Chưa hết, các bà hoàng hậu còn luôn bị đe dọa bởi những ông chồng hoàng đế thay lòng đổi dạ còn nhanh hơn thay đổi sắc mặt, trong khi đó, họ lại không bao giờ có cái quyền được “đổi dạ thay lòng”.
Cũng có lẽ vì thế, trong suốt hàng ngàn năm lịch sử của các vương triều phong kiến Trung Quốc, những hoàng đế ngồi trên ngai vàng hơn nửa thế kỷ thì không ít, thế nhưng những vị hoàng hậu có thể tại vị vài chục năm thì lại rất ít, những cặp vợ chồng hoàng đế có thể sống với nhau tới “đám cưới vàng” lại càng ít hơn. Căn cứ vào những gì còn được sử liệu ghi chép cho tới ngày nay thì trong lịch sử hậu cung Trung Hoa chỉ có duy nhất một “đám cưới vàng”, đó chính là cuộc hôn nhân giữa Tống Cao Tông Triệu Cấu và Ngô Hoàng hậu.
Theo sử sách ghi chép, Ngô Hoàng hậu sinh năm 114 trong một gia đình khá giàu có thời Bắc Tống. Theo luật định của nhà Tống lúc bấy giờ, Ngô thị và Khang Vương Triệu Cấu tuyệt nhiên sẽ chẳng có mối quan hệ nào với nhau chứ đừng nói gì tới ngôi vị hoàng hậu. Bởi lẽ, thời bấy giờ triều đình nhà Tống đặt ra những quy định cực kỳ khắt khe về việc lựa chọn hoàng hậu, đặc biệt là về nguồn gốc xuất thân.
Không phải là người xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc thì dù có đẹp tựa Điêu Thuyền, Triệu Phi Yến cũng đừng mơ mộng tới ngôi “mẫu nghi thiên hạ” danh giá của Tống triều. Theo quy định này thì dù Ngô thị xuất thân trong một gia đình giàu có, song vốn không phải là danh gia vọng tộc, do vậy rất khó để có thể với tới ngôi vị của một hoàng hậu. Vậy vì sao sau này, Ngô thị lại có thể trở thành hoàng hậu và lại là bà hoàng hậu “tại vị” lâu nhất trong lịch sử hậu cung Trung Hoa?
Năm 1126 sau Công Nguyên, sau khi quân Kim tiêu diệt nước Liêu, lập tức huy động quân đội tập trung ở biên giới, nhắm nhe “thừa thắng xông lên”, tiêu diệt nốt nhà Bắc Tống. Thực lực của quân Kim khi đó rất mạnh, nhuệ khí quân sỹ lại đang lên do vừa tiêu diệt nước Liêu, thành ra kinh đô Khai Phong của triều Bắc Tống bị uy hiếp một cách mạnh mẽ. Để giảm bớt áp lực mà lực lượng hùng mạnh của quân Kim đang đè nặng lên cả triều đình, đương kim hoàng đế của Bắc Tống là Khâm Tông đã phái em trai mình là Khang Vương Triệu Cấu cùng một sứ giả tên là Trương Bang Xương lặn lội đi sứ nước Kim để cầu hòa.
Chuyến đi sứ lần ấy với triều Tống là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, do vậy để tránh ảnh hưởng tới trọng trách được giao, toàn bộ gia quyến của Triệu Cấu gồm vợ cả là Hình Bỉnh Ý, hai người vợ lẽ là Điền Xuân La và Khương Túy My cùng 5 người con gái đều được Triệu Cấu để lại ở phủ Khai Phong, một mình đi sứ nước Kim. Bản thân Triệu Cấu nghĩ rất đơn giản. Vị Khang Vương triều Bắc Tống cho rằng việc cầu hòa là một việc rất dễ dàng, sau khi trở lại gia đình sẽ lại đoàn tụ như xưa vì vậy, Triệu Cấu không hề có chút băn khoăn vướng bận nào khi để lại toàn bộ vợ con ở Khai Phong.
Sự thực đã không diễn ra như suy nghĩ ngây thơ của vị thân vương của triều Bắc Tống. Bởi lẽ chỉ cần Triệu Cấu có thể vào được doanh trại của quân Kim thì lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc có lẽ đã thay đổi. May mắn, khi Triệu Cấu và Trương Bang Xương đi tới Từ Châu (nay là huyện Từ, Hà Bắc) thì được một người thức thời tên là Trạch Tông thuyết phục, không tiếp tục chuyến cầu hòa quân Kim theo kế hoạch mà đóng quân lại Tương Châu (nay là huyện An Dương, tỉnh Hà Nam).
Sự phát triển của lịch sử đã chứng tỏ quyết định của Triệu Cấu là hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ bước qua năm sau, năm 1127, hàng vạn quân Kim với thế tấn công như thác lũ kéo vào Biện Kinh (Khai Phong). Triều đình nhà Tống tuyên bố kết thúc. Hoàng đế, đại thần, tông thất cho tới tân khoa trạng nguyên, tổng cộng hơn 3 ngàn người bị quân Kim bắt làm tù binh. Trong số ấy, có cả gia quyến 8 người của vị Khang Vương Triệu Cấu.
Hoàng cung |
2. Bắc Tống bị diệt vong, đồng thời tất cả các thành viên của hoàng thất họ Triệu ở Khai Phong đều bị bắt giam, Triệu Cấu may mắn trở thành người duy nhất thoải khỏi kiếp nạn khủng khiếp ấy. Sau đó ít lâu, dưới sự ủng hộ của các bộ tướng dưới quyền, Triệu Cấu quyết định lên ngôi tại phủ Ứng Thiên Nam Kinh, nay là thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, tiếp tục xây dựng vương triều nhà Tống, sử sách gọi là Nam Tống. Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, Triệu Cấu lên ngôi chưa được bao lâu, ngai vàng ngồi còn chưa ấm chỗ thì vua Kim đã xua quân đánh tới.
Vừa mới chân ướt chân ráo lên ngôi, trong tay chẳng có bao nhiêu binh lính, mọi thứ lại đang thiếu thốn, Triệu Cấu không còn cách nào khác là đành đem theo toàn bộ triều đình chạy tiếp xuống phía Nam rồi cuối cùng đóng quân lại ở Hàng Châu. Sau khi chạy tới được Hàng Châu thì số lượng cung nữ của Nam Tống còn lại chẳng được mấy người. Vì vậy, Triệu Cấu bắt đầu tổ chức các đợt tuyển mỹ nữ vào cung để hầu hạ. Trong hoàn cảnh triều đình Nam Tống từ hoàng đế đến quần thần vẫn còn “hồn siêu phách lạc”, chẳng có ai nghĩ tới những quy định nghiêm ngặt của tổ tông về việc tuyển lựa các mỹ nữ, Ngô thị đã được tuyển vào hoàng cung của Triệu Cấu.
Sử chép, mặc dù khi đó Ngô Thị mới chỉ 14 tuổi, kém Triệu Cấu tới hơn 10 tuổi, song Ngô thị lại rất dũng cảm. Ngô thị thường xuyên mặc quần áo giáp của binh lính, sườn luôn đeo một thanh gươm, cả ngày luôn theo sát Triệu Cấu để làm nhiệm vụ của một “vệ sỹ”. Một cô gái xinh đẹp, trẻ trung trong thời buổi loạn lạc lại có được sự dũng cảm mà ngay cả những người đàn ông cũng khó có được, chính điều này ở Ngô thị đã trở thành lý do thuyết phục tuyệt đối đối với ông vua nhu nhược luôn sống trong tình trạng hoảng sợ như Tống Cao Tông.
Tới năm 1142, quân Kim một lần nữa mang đại quân tấn công Nam Tống, Tống Cao Tông Triệu Cấu một lần nữa lại phải chạy trốn. Tuy nhiên, bất kể là Triệu Cấu chạy tới nơi đâu, sống trong hoàn cảnh nào thì Ngô thị vẫn kiên trinh theo sát vị hoàng đế của mình, kiên quyết làm vệ sỹ cho Triệu Cấu. Chính vì lý do này, khi đang trên đường di chuyển từ Định Hải về Xương Quốc, Triệu Cấu nghĩ tới công lao của Ngô Thị đã quyết định phong cho Ngô thị làm Hòa Nghĩa quận phu nhân.
Đến khi tới Việt Châu, Triệu Cấu lại tấn phong cho Ngô thị là Tài nhân, tước vị cao hơn một bậc, chỉ đứng sau Quý phi và Hoàng hậu. Từ một cô gái vốn không bao giờ có thể mơ tới gần hoàng đế, Ngô thị ngày càng trở thành một ái thiếp được ông vua lận đận Tống Cao Tông sủng ái.
Khi mới lên ngôi, theo luật lệ cũ, Triệu Cấu phong cho Hình Bỉnh Ý, người vợ đầu của mình đang bị giặc Kim bắt về phương Bắc là Hiến Tiết Hoàng hậu. Trong suốt thời gian sau đó, trên danh nghĩa, Hình Bỉnh Ý vẫn là đương kim hoàng hậu của triều Nam Tống, vì vậy, có sủng ái Ngô thị bao nhiêu, Tống Cao Tông cũng không thể phong cho Ngô thị làm hoàng hậu. Tuy nhiên, tới năm 1142, sau khi biết được thông tin, Hình Bỉnh Ý đã qua đời tại nước Kim cách đó 3 năm, Triệu Cấu đã quyết định phong cho Ngô thị làm hoàng hậu của Nam Tống, bất chấp tất cả những lời phản đối của triều thần. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân với người vợ không thuộc dòng dõi danh giá này của Triệu Cấu lại khiến vị vua này lập nên một “kỷ lục” đáng nhớ trong lịch sử hậu cung Trung Hoa.
Tống Cao Tông Triệu Cấu |
Mặc dù cuộc sống của triều đình Nam Tống lúc đó không hề thảnh thơi khi liên tục bị nhà Kim xua quân xuống đánh phá, tuy nhiên, cặp vợ chồng Hoàng đế Triệu Cấu và Ngô thị lại sống với nhau cực kỳ hòa thuận và thân mật, khác hẳn với những cặp vợ chồng hoàng đế sống trong cảnh “thái bình” khác. Tới năm 1162, Tống Cao Tông Triệu Cấu quyết định kết thúc quãng đời làm hoàng đế của mình, nhường ngôi cho con là Tống Hiếu Tông, tự mình lên làm Thái thượng hoàng. Ngô thị vì thế cũng được phong làm Thánh thái thượng hoàng hậu. Bỏ mặc chuyện chính sự, cặp vợ chồng hoàng đế già tiếp tục sống những ngày vô lo vô nghĩ.
Tới năm 1187, Triệu Cấu lâm bệnh qua đời, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 60 năm với Ngô thị. 10 năm sau đó, tức năm 1197, Ngô thị mới qua đời ở tuổi 83. Như vậy, nếu tính từ năm 1128 được tuyển vào cung hầu hạ Hoàng đế Triệu Cấu cho tới năm vị hoàng đế này qua đời, 1187, hai người đã cùng nhau trải qua 59 năm hôn nhân. Đây có lẽ là “kỷ lục” duy nhất về hôn nhân trong lịch sử chốn hậu cung Trung Hoa.
Phong Nguyệt