Câu chuyện thứ nhất:
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: "Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết".
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: "Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn".
"Nhưng con sói còn lại thì không như thế! Nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc thật nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất kể lúc nào, mà không hề có lý do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông", người ông cười bảo.
Cậu bé nhìn chăm chú vào mắt người ông rồi hỏi: "Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?" Người ông nói một cách nghiêm nghị: "Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!"
Câu chuyện thứ hai:
Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.
Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.
Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:
– Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?
Sư trả lời đầy vẻ tự hào:
– Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à!
Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:
– Thưa Thầy chữ gì đây ạ?
Nhà sư tươi cười trả lời:
– Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà.
Một lúc sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:
- Thưa Thầy, Thầy viết chữ gì đây ạ?
- Chữ “NHẪN”
Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:
- Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?
- Chữ nhẫn! nhẫn! nhẫn! Đồ ngu, ngu gia truyền! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
Nhà sư không chịu nổi nữa, nộ khí xung thiên:
– Chữ nhẫn! nhẫn! nhẫn! Đồ ngu, ngu gia truyền! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
(Chữ nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới. Tâm, tức trái tim, mà không chịu nằm yên thì Đao, tức con dao, sẽ phập xuống tức thì, Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên).
Câu chuyện thứ ba:
Đây là câu chuyện có thực khi tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn khi dừng chân mua báo ở một quầy tạp chí ven đường.
Một lần, tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo. Người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "cảm ơn" nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước. Sydney Harries hỏi: "Ông chủ đó có thái độ kỳ quái quá phải không"?
"Cứ mỗi buổi tối là ông ta đều như vậy cả" – Anh bạn trả lời, mắt không rời khỏi tờ báo.
Sydney Harries lại hỏi tiếp: "Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta như thế?"
"Tại sao tôi lại để ông ta quyết định hành vi của mình cơ chứ?", người bạn quay sang cười nói.
Thật ra, cuộc sống này chính là như vậy đấy, bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với nó. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí thời gian ghét bỏ ai đó. Hãy khóc nếu muốn nhưng đừng bao giờ cho phép bản thân mình gục ngã.
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt.
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Được mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không hẳn là mệt, tâm can mệt mới là mệt.
Bạn đã biết vì sao sao mình mệt chưa?
Vậy nên, sống ở đời, để có thể sống một cách vui vẻ và thanh thản, bạn hãy luôn tâm niệm rằng, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.