Con đường xé rào cho hôn nhân đồng tính ở Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - Bất chấp dư luận và pháp luật Việt Nam chưa cho phép kết hôn nhưng những cặp nam hoặc nữ đồng tính vẫn tổ chức đám cưới với hy vọng được sống bên nhau hạnh phúc.

Bất chấp dư luận và pháp luật Việt Nam chưa cho phép kết hôn nhưng những cặp nam hoặc nữ đồng tính vẫn tổ chức đám cưới với hy vọng được sống bên nhau hạnh phúc.

Ngày 28/7, trước sự chứng kiến của gia đình, người thân và bạn bè tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, hai cô gái trao nhau nhẫn cưới. Trong thiệp hồng báo tin lễ thành hôn ghi
Ngày 28/7, trước sự chứng kiến của gia đình, người thân và bạn bè tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, hai cô gái trao nhau nhẫn cưới. Trong thiệp hồng báo tin lễ thành hôn ghi "chú rể" Lê Phương sánh duyên cùng "cô dâu" Kim Phượng.

 

Sau khi đám cưới này diễn ra được khoảng 2/3 thời gian thì xuất hiện nhiều lời xầm xì về đám cưới đồng tính và người dân hiếu kỳ kéo đến xem. Ngay lúc khách mời lần lượt ra về, hai nhân vật chính của tiệc cưới cũng rời nhà hàng.
Sau khi đám cưới này diễn ra được khoảng 2/3 thời gian thì xuất hiện nhiều lời xầm xì về đám cưới đồng tính và người dân hiếu kỳ kéo đến xem. Ngay lúc khách mời lần lượt ra về, hai nhân vật chính của tiệc cưới cũng rời nhà hàng.

 

UBND phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, nơi diễn ra đám cưới của hai cô gái, đang rà soát các nhà trọ trên địa bàn để tìm nơi ở của đôi uyên ương Lê Phương (vai trò chú rể) và Kim Phượng (cô dâu). Hiện cơ quan chức năng chưa phát hiện tung tích của đôi uyên ương.
UBND phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, nơi diễn ra đám cưới của hai cô gái, đang rà soát các nhà trọ trên địa bàn để tìm nơi ở của đôi uyên ương Lê Phương (vai trò chú rể) và Kim Phượng (cô dâu). Hiện cơ quan chức năng chưa phát hiện tung tích của đôi uyên ương.

 

Tháng 5/2012, đám cưới giữa cô dâu Trương Văn Hên và chú rể Nguyễn Hoàng Bảo Quốc cũng được tổ chức với đầy đủ nghi lễ tại Hà Tiên và sự tham dự gần 100 khách mời.
Tháng 5/2012, đám cưới giữa cô dâu Trương Văn Hên và chú rể Nguyễn Hoàng Bảo Quốc cũng được tổ chức với đầy đủ nghi lễ tại Hà Tiên và sự tham dự gần 100 khách mời.

 

Lãnh đạo thị xã Hà Tiên cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, địa phương hoàn toàn không biết gì bởi cô dâu và chú rể không đăng ký kết hôn cũng như thông báo với chính quyền sở tại. UBND  phường đã mời gia đình và cặp đồng tính này lên để giáo dục và xử phạt hành chính. Nhưng khi công an đến lập biên bản, đôi uyên ương đã trốn biệt.
Lãnh đạo thị xã Hà Tiên cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, địa phương hoàn toàn không biết gì bởi cô dâu và chú rể không đăng ký kết hôn cũng như thông báo với chính quyền sở tại. UBND phường đã mời gia đình và cặp đồng tính này lên để giáo dục và xử phạt hành chính. Nhưng khi công an đến lập biên bản, đôi uyên ương đã trốn biệt.

 

Hàng trăm người hiếu kỳ tụ tập xem đám cưới đồng tính gây kẹt xe. Có người manh động lao vào ngăn cản, lớn tiếng phản đối nhưng chính quyền địa phương đã kịp thời giải tán đám đông. Theo Luật Hôn nhân gia đình thì kết hôn đồng tính là hành vi bị cấm.
Hàng trăm người hiếu kỳ tụ tập xem đám cưới đồng tính gây kẹt xe. Có người manh động lao vào ngăn cản, lớn tiếng phản đối nhưng chính quyền địa phương đã kịp thời giải tán đám đông. Theo Luật Hôn nhân gia đình thì kết hôn đồng tính là hành vi bị cấm.

 

 

Mới đây, Bộ Tư pháp đã gửi công văn lấy ý kiến của các tổ chức xã hội về việc sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó đề cập đến việc mở rộng đường cho hôn nhân đồng tính.
Mới đây, Bộ Tư pháp đã gửi công văn lấy ý kiến của các tổ chức xã hội về việc sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó đề cập đến việc mở rộng đường cho hôn nhân đồng tính.

 

Trong cuộc đối thoại trực tuyến với người dân qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 24/7, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường kêu gọi xã hội không nên định kiến với người đồng tính. Ông khẳng định sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân gia đình.

 

Theo dõi sự kiện này, các hãng thông tấn quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên cho rằng, nếu vấn đề trên được thông qua thì Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng tính. Cách nhìn của cộng đồng với hôn nhân đồng tính cũng dần thay đổi, nhiều hoạt động ủng hộ được tổ chức.
Theo dõi sự kiện này, các hãng thông tấn quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên cho rằng, nếu vấn đề trên được thông qua thì Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng tính. Cách nhìn của cộng đồng với hôn nhân đồng tính cũng dần thay đổi, nhiều hoạt động ủng hộ được tổ chức.

 

Ngày 5/8, với pano, băng rôn, khẩu hiệu cùng những lời nhiệt huyết hô vang “ủng hộ người đồng tính”…, hơn 200 người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) cùng người dị tính ủng hộ họ tham gia ngày hội đạp xe.
Ngày 5/8, với pano, băng rôn, khẩu hiệu cùng những lời nhiệt huyết hô vang “ủng hộ người đồng tính”…, hơn 200 người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) cùng người dị tính ủng hộ họ tham gia ngày hội đạp xe.

 

Ngày hội đạp xe không phân biệt nghề nghiệp, độ tuổi, màu da, sắc tộc. “Chúng tôi là dân leo núi, chơi dù. Hôm nay biết về sự kiện này tôi và hơn chục người bạn nước ngoài cùng tham gia ủng hộ”, anh I Van (25 tuổi) nói.
Ngày hội đạp xe không phân biệt nghề nghiệp, độ tuổi, màu da, sắc tộc. “Chúng tôi là dân leo núi, chơi dù. Hôm nay biết về sự kiện này tôi và hơn chục người bạn nước ngoài cùng tham gia ủng hộ”, anh I Van (25 tuổi) nói.

 

Hiện nay trên thế giới đã có 11 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Hà Lan là nước đầu tiên công nhận vào năm 2001. (Ảnh: Tổng hợp)
Hiện nay trên thế giới đã có 11 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Hà Lan là nước đầu tiên công nhận vào năm 2001. (Ảnh: Tổng hợp)

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn