Công bố hồ sơ mật về thời thanh xuân của Marilyn Monroe (1)

13:18, Thứ sáu 02/12/2011

( PHUNUTODAY ) - Từ lúc chào đời cho đến khi đặt chân vào kinh đô Hollywood, với nghị lực phi thường#160; cô bé Norma nghèo khổ đã vươn lên trở thành biểu tượng của điện ảnh Mỹ và thế giới… cuộc đời cô không phải toàn màu hồng mà nhiều trắc trở, chông gai.

(Phunutoday) - Từ lúc chào đời cho đến khi đặt chân vào kinh đô Hollywood, với nghị lực phi thường  cô bé Norma nghèo khổ đã vươn lên trở thành biểu tượng của điện ảnh Mỹ và thế giới… cuộc đời cô không phải toàn màu hồng mà nhiều trắc trở, chông gai.
 
Tuổi thơ buồn tủi, khốn khó   
 
Người ta khẳng định rằng, Marilyn Monroe được sinh ra là để dành cho ngành điện ảnh Mỹ. Tên thật là Norma Jeane Mortenson, Marilyn Monroe chào đời tại Los Angeles vào ngày 1/6/1926. Cha của Marilyn - C. Stanley Gifford đã bỏ rơi cô từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Mẹ của Marilyn là bà Gladys Baker. Tuổi thơ của Marilyn thiếu thốn tình cha. Sau này, khi đã đổi tên là Marilyn Monroe, cô đến tìm, nhưng người cha này từ chối không gặp con.
 
Suốt cuộc đời mình, từ lúc còn là người mẫu đến khi thành siêu sao màn bạc Mỹ, Marilyn vẫn luôn cảm thấy lòng nặng trĩu khi cô không biết ai là người cha đích thực của mình? Nó để lại một vết sẹo không bao giờ liền. Ngay trước khi qua đời vào năm 1962, Marilyn điền một cụm từ vào lá thư của mình “Cha tôi đâu”, người thư ký của Marilyn đã chứng kiến nhiều nỗi u sầu của cô và hiểu thấu nỗi muộn phiền của người đàn bà đẹp.
 
Gia đình của bà Gladys  - mẹ của Marilyn từng có tiền sử về tinh thần bất ổn. Cả cha mẹ của bà đều kết thúc cuộc sống trong bệnh viện tâm thần. Sau này, Marilyn hầu như không nhớ mẹ nhiều mà tình cảm của cô luôn hướng sự kính trọng đến cha mẹ nuôi, gia đình Bolender. Sau khi mẹ Gladys qua đời, Norma Jeane được đôi vợ chồng người Anh Bolender nhận nuôi dưỡng vài năm cho đến khi họ về lại Anh. Sau đó, Norma Jeane chuyển đến ở cùng một số người hàng xóm, gia đình Harvey Giffen. Sau khi gia đình này chuyển đến Mississippi (Mỹ), Grace McKee đã trở thành người giám hộ hợp pháp cho cô bé Norma Jeane khốn khổ.
 
Nhưng ngày 13/9/1935, Grace McKee đã đưa bé Norma Jeane đến Hiệp hội nhà trẻ mồ côi Los Angeles nhờ nơi này nuôi dưỡng vì bà không kiếm đủ tiền để nuôi bé Norma tại thời điểm đó. Marilyn đã trải qua 2 năm nhớ mẹ quay quắt trong trại trẻ mồ côi, đó là thời khắc ảm đạm đầu tiên trong cuộc đời của Norma bé bỏng.
 
Ở đó, cứ 3 lần/ngày và 7 ngày/tuần, bé Norma phải lau thật bóng 100 cái tách, 100 cái đĩa và 100 con dao, thìa và nĩa ăn. Đổi lại, Norma được người ta trả công khoảng 5 xen/tháng. May mắn là Norma Jeane không hề bị ngược đãi khi sống tại trại trẻ mồ côi nhưng cô bé luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, cô đơn và bất an và đó chính là thử thách sống đầu tiên trong đời cô bé tội nghiệp.
 
 
Nhưng vận đen vẫn không buông tha cô bé, vì chính trong ngôi nhà này, Norma đã bị quấy rối tình dục. Theo Marilyn, một người bạn thân của gia đình Ervin trong lúc sống tại đây đã giở trò quấy rối cô bé Norma ngay trong phòng ngủ của mình. Khi Norma trò chuyện với mẹ nuôi Grace McKee nhưng bà Grace đã không tin đó là sự thật. Kết quả của sự hoài nghi đó là Norma rơi vào trạng thái nói lắp vì sợ hãi.
   
Cuộc hôn nhân năm 16 tuổi và cánh cửa vào nghề người mẫu
 
Tháng 9/1939, Norma Jeane theo học trường Trung học cơ sở Emerson ở Westwood Village. 13 tuổi, cô bé cao vổng lên, cơ thể nảy nở cân đối làm thẫn thờ con tim của các cậu bạn cùng trường. Lần đầu tiên trong đời, Norma Jeane bắt đầu cảm nhận sự chú ý mà người khác dành cho mình. Tật nói lắp của cô tụt giảm và tự tin hơn.
 
Tháng 9/1941, Norma Jeane theo học tại trường Trung học phổ thông Van Nuys. Thời điểm đó, do công việc, cha nuôi Ervin Doc Goddard bị buộc chuyển gia đình tới Tây Virginia. Norma Jeane không đi theo gia đình cha nuôi Goddards, còn bà dì Ana lúc đó đã 61 tuổi cũng không còn cáng đáng chăm sóc Norma nữa. Bà Grace McKee lựa chọn giải pháp “ép” Norma Jeane phải theo gia đình mẹ nuôi bằng cách cho con gái nuôi kết hôn với cậu trai địa phương 21 tuổi tên là Jim Dougherty. Còn nếu không chấp nhận, Norma sẽ lại được gửi trở lại trại trẻ mồ côi.
 
ngôi sao bóng đá ở trường và chủ tịch hội học sinh tại van nuys. bắt đầu hẹn hò tình cờ vào tháng 12>
 
Tháng 5/1942, Jim và Norma Jeane đã chính thức dính với nhau như sam. Hai người làm đám cưới vào ngày 19/6/1942 - không đầy 3 tuần sau dịp sinh nhật lần thứ 16 của Norma Jeane. Năm 1953, Jim Dougherty thừa nhận rằng: “Cuộc hôn nhân của chúng tôi là một cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Trong năm hôn nhân đầu tiên, Jim và Norma Jeane Dougherty đã dành nhiều thời gian cho nhau, hai vợ chồng trẻ luôn bên nhau và chung tay trong nhiều hoạt động khác nhau.
 
Trong hồi ức của Jim Dougherty, đó là thời kỳ hai vợ chồng hoàn toàn vô tư lự và ngọt ngào yêu đương, trong khi Marilyn trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1956 đã nhớ rằng, có vài lần cô tự tử vì buồn bã nhưng không thành và nó “không quá nghiêm trọng”.
 
Năm 1943, gia đình Dougherty rời đến đảo Catalina, nằm ở ngoài khơi vùng duyên hải Nam California. Hai vợ chồng Jim Dougherty vẫn sống hạnh phúc cho đến năm 1944 khi Jim ra nước ngoài. Norma Jeane bắt đầu theo mẹ của Jim và bắt đầu làm việc tại công ty Radio Plane ở Burbank (California), đây là một nhà máy quốc phòng thuộc sở hữu của nam diễn viên điện ảnh Mỹ Reginald Denny. Norma Jeane là một công nhân siêng năng và cô đã đoạt được chứng chỉ “E” vì những nỗ lực xuất sắc của mình.
 
Tuy nhiên, một cơ may đã đến với Norma Jeane cũng chính tại nhà máy này. Một nhiếp ảnh gia quân đội tên là David Conover đến Radio Plane. Trong lúc đang tìm kiếm nhân vật nữ có thể thúc đẩy tinh thần của các binh sĩ Mỹ ở nước ngoài thì thật bất ngờ, David đã tìm thấy cô công nhân 18 tuổi tên là Norma Jeane Dougherty, có nét đẹp nổi bật tại đây. 
 
Những bức ảnh xuất thần của David Conover về Norma Jeane đã ngay lập tức được đăng trên trang bìa của tạp chí Yank và từ đây, biến cuộc đời của Norma trở thành một người mẫu. Norma Jeane khám phá ra rằng, mình rất thích được chụp ảnh trước ống kính trong tư thế người mẫu và nó đã làm thay đổi cả cuộc đời cô từ thủa ấu thơ cho đến thời điểm đó.
   
Bông hoa chớm nở: Marilyn Monroe
 
Sau đó, Norma Jeane được mời chụp ảnh vào nhiều dịp khác nhau, cô đã nhất trí đi cùng với Conover trong một tour chụp ảnh xuyên qua Nam California. Norma Jeane có khả năng tạo dáng một cách hoàn hảo từ lúc bắt đầu sự nghiệp người mẫu và hầu như mỗi bức ảnh của cô luôn làm điêu đứng độc giả, nhưng ai chỉ dạy cho Marilyn tạo dáng hay đó thực sự là khả năng thiên bẩm của cô, cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn. Hoặc Marilyn chỉ may mắn có một sức hút tự nhiên như cách mà nhiều nhà viết tiểu sử đã giả định?
 
Một số người tin rằng Norma hay Marilyn chính vì sự mơ mộng của mình mà luôn khao khát được đổi đời, được chứng tỏ mình trước hoàn cảnh đen bạc của mình và cô luôn nuôi dưỡng ước mơ khao khát trở thành người mẫu hoặc ngôi sao điện ảnh, ngụ ý rằng Marilyn không chỉ biết cách kiểm soát cuộc sống của mình mà còn biết cách nuôi dưỡng ước mơ trở thành sự thật.
   
Nhiếp ảnh gia quân đội David Conover cho rằng, lý do được ông chọn lựa gương mặt Norma Jeane thay vì những cô gái khác tại công ty Radio Plane chỉ đơn giản là: “Mắt cô ấy chứa đựng một cái nhìn cảm động, lôi cuốn và hớp hồn tôi”. Khả năng của Norma Jeane là không giới hạn khi cô biết cách tự điều chỉnh khuôn mặt và hình dáng của mình trước máy ảnh, và cô như có “ma thuật” để điều khiển máy ảnh làm việc theo ý mình.
 
Một nhiếp ảnh gia thương mại tên là Potter Hueth tỏ ra hết sức quan tâm tới Norma Jeane ở một mức độ chuyên nghiệp sau khi David Conover trao một số bức ảnh của Norma cho ông Potter xem. Ngay sau đó, Potter Hueth đề nghị Norma Jeane chụp ảnh cho ông. Norma đã đồng ý ngay sau khi làm đơn xin nghỉ phép tại công ty Radio Plane.
 
Một số bức ảnh của Potter Hueth chụp về Norma Jeane đã khiến Emmeline Snively, người đứng đầu Công ty người mẫu Blue Book ở Los Angeles lập tức mời Norma Jeane Norma đồng ý làm người mẫu cho Blue Book trong hợp đồng 3 tháng.
 
Mùa hè 1945, Norma Jeane ký kết hợp đồng làm người mẫu cho Blue Book. Norma được thuê bởi Holga Steel trong thời hạn hợp đồng 10 ngày trong vai trò tiếp tân tại cửa hàng của người này trong một cuộc triễn lãm công nghiệp tại Thính phòng Pan Pacific. Sau khi kết thúc show diễn, Norma Jeane miễn cưỡng quay trở lại Radio Plane để làm việc, và vẫn tiếp tục tham dự các lớp học người mẫu tại công ty Blue Book. Trong lớp học, Snively dạy Norma Jeane cách hạ thấp mũi khi xuất hiện trên sàn catwalk. Chính cách thức cười và chỉnh mũi điêu luyện này mà sau đó đã trở thành thương hiệu của Marilyn Monroe.
   
Đối với những bài tập người mẫu căn bản, Emmeline Snively tạm thời đổi cái tên Norma Jeane Dougherty thành một cái tên tinh xảo hơn: Jean Norman. Norma Jeane sẵn sàng nâng cao nghề nghiệp mới của mình và làm việc hết sức chăm chỉ nhằm làm vừa lòng tất cả mọi thành viên tại Blue Book. Norma nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những bức ảnh mà mình đã chụp và lựa ra những bức ảnh mà mình đã chụp không thành công, đồng thời hỏi các nhiếp ảnh gia về những gì mà mình đã làm không đúng mực. Norma đã nghe theo lời của họ một cách nghiêm túc và không bao giờ lặp lại những gì mà cô cho là sai lầm.
 
Một ngày vào năm 1946, bằng dáng vẻ rụt rè, Norma Jeane bước vào Frank & Joseph’s Beauty Salon và hỏi liệu họ có thể làm tốt hơn cho cô cũng với kiểu dầu gội mà cô đã dùng qua trong tối hôm trước. Kỹ thuật viên màu sắc Sylvia Barnhart và chủ cửa hiệu là Frank ngay lập tức chải “cải tạo” mái tóc “nâu bóng và đỏng đảnh”, Norma Jeane trở thành một phụ nữ tóc vàng đúng nghĩa.
 
Trong vòng 4, 5 tháng sau đó, Sylvia Barnhart đã thay đổi màu sắc của mái tóc Norma thành mái tóc màu sáng mật ong, cứ thế quy trình tạo sắc tóc làm thành từng bước đều đặn. Sylvia Barnhart và Norma Jeane Dougherty trở thành bạn bè thân thiết trong thời gian này. Sylvia Barnhart tiếp tục làm tóc cho Norma Jeane trong vòng 5, 7 năm sau sau khi cô gái rụt rè, bẽn lẽn Norma Jeane trở thành minh tinh màn bạc Hollywood: Marilyn Monroe.
   
 
)
 
 
 
  • Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp )  
   
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc