Công thức biến dầu tận thu từ cống rãnh thành dầu ăn... xịn

13:55, Thứ bảy 07/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Những can dầu có thương hiệu nhưng chưa chắc đã là dầu ăn xịn? Những cách hô biến vô cùng đơn giản khiến những lít dầu bẩn dễ dàng thành dầu ăn xịn trong những quán ăn vỉa hè.

Theo PV báo Công lýXã hội tìm hiểu, nhiều tiểu thương kinh doanh dầu ăn tại TP HCM cho biết, trên thị trường hiện nay có 3 loại dầu ăn giá rẻ được tiêu thụ: một loại là dầu tận thu từ cống rãnh, nơi xả thải của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn; loại thứ 2 là dầu ăn được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau, dầu ăn thừa từ các điểm ăn uống, nhưng loại này được đem về trộn hóa chất tạo màu, bảo quản; loại thứ 3 là dầu ăn được tinh lọc từ những mỡ động vật đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu hoặc không được sơ chế trước.

Chính các tiểu thương này cũng cho biết, họ cũng không thể phân biệt nổi các loại dầu mình đang bán bởi màu sắc của các can dầu này là y hệt nhau, cùng một màu vàng nhờ nhợ. Các cơ sở phân phối thì thi nhau “nổ” những công dụng y hệt nhau của những loại dầu này.

Dầu ăn được đựng trong các can cáu bẩn, bày bán ngang nhiên tại nhiều khu chợ (ảnh: vietnamnet)

Dầu ăn được đựng trong các can cáu bẩn, bày bán ngang nhiên tại nhiều khu chợ (ảnh: vietnamnet)

Anh Nguyễn Tín, một người làm việc trong cơ sở tái chế dầu ăn tại TP HCM cho biết: “Lượng dầu thải được nhập hằng ngày không nhiều lắm, do đó thường thì hai ngày cơ sở tái chế dầu ăn giá rẻ mới tiến hành “sản xuất” một lần. Dầu thải tại các nhà hàng, quán ăn, khách sạn khi mua về được dựng trong những thùng nhựa lớn, khi đủ số lít thì trộn tất cả vào một chảo lớn chứa được khoảng 350 lít.”

“Chảo dầu ăn thải này sau đó được nấu sôi lên một lúc rồi để cho nguội dần. Sau khi nhiệt độ xuống còn khoảng 300C, các nhân viên tiến hành trộn khoảng một bao hóa chất dạng bột (loại 25kg) và khuấy đều. Những người mới làm được hướng dẫn như thế và làm theo chứ hoàn toàn không biết bao hóa chất trộn vào chảo dầu là hóa chất gì, có nguy hại cho sức khỏe con người hay không”, anh Tín băn khoăn chia sẻ

Hóa chất sau khi trộn vào dầu thì sẽ được đun sôi cho đến màu vàng như ý muốn. Đợi khi dầu lắng lại, họ sẽ chiết vào các can dầu ăn của nhiều thương hiệu khác nhau. Để dầu trong và không lộ cặn, người làm sẽ lọc dầu qua nhiều lớp vải màn. Thời gian để tạo ra khoảng 300 lít dầu ăn này chỉ vỏn vẹn trong 60 phút. Kế đó, dầu sẽ được đem đi phân phối ở khắp các nơi, nhất là các tụ điểm ăn uống đông đúc.

Một người chuyên thu gom mỡ heo tại các lò mổ cho hay, mỗi ngày có một lượng lớn khách hàng nhập các loại mỡ heo với số lượng lớn, chủ yếu phục vụ các cơ sở tinh chế, sản xuất dầu ăn tại Hóc Môn, TP HCM. Giá của các loại mỡ cũng khác nhau tùy vào chất lượng: mỡ bản dày, còn đẹp giá giao động từ 5.000-9.000đ/kg; mỡ bèo nhèo, mỡ vụn dư giá còn dưới 5.000đ/kg. Những loại ế từ mấy hôm hoặc từ sáng tới chiều, mỡ đã lên mùi hôi tại chợ thì giá cả còn xuống thấp hơn nữa.

Anh này cũng cho hay, dù thu gom và đưa đến các lò chế biển dầu ăn từ rất lâu, nhưng chưa một lần anh được thấy quy trình sản xuất của họ. Bình thường, khi mỡ động vật nấu chảy thành nước thì sẽ bị cô đặc ngay trong thời gian ngắn. Vì vậy, để giữ cho mỡ không bị đông, các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản

Chỉ 60 phút, 300 lít dầu ăn bẩn có thể ra đời (ảnh: CL&XH)

Chỉ 60 phút, 300 lít dầu ăn bẩn có thể ra đời (ảnh: CL&XH)

Ngoài việc cho phụ gia để sản xuất dầu ăn, việc đầu tư cho nhãn mác, vỏ can và cả cách phân phối của những loại dầu ăn này cũng vô cùng công phu. Họ sẽ có một “bài tủ” để truyền cho những tiểu thương trong chợ cách bán hàng nhanh và có lợi nhuận dễ dàng nhất. Một tiểu thương tại chợ Hòa Hưng, quận 10, TP HCM tiết lộ: Giá bán tại xưởng các cơ sở tái chế rất rẻ, chỉ từ 15.000đ/lít, khi ra chợ giá bán đội lên khoảng 24.000đ/lít do đã trải qua nhiều khâu trung gian, đóng gói... Khách hàng cũng khó phân biệt dầu ăn xịn và dầu ăn “bẩn” bởi công nghệ làm giả nhãn mác hiện nay quá tinh vi và dễ dàng.

Cách bán của tiểu thương với các loại dầu giá rẻ khá tinh vi, mặc dù số lượng bày bán khá nhiều nhưng không phải ngày nào họ cũng trưng ra bán, có ngày bán, có ngày lại nghỉ. Chỉ những loại dầu ăn được đóng vào bao bì nhái các thương hiệu lớn, chai lọ kỹ càng, cẩn thận mới được bày công khai với giá bán chỉ bằng 1/2 gias trong các siêu thị. Để biện minh cho giá cả, những người này cho hay, vì nguồn hàng rẻ nên họ bán giá rẻ để thu hút khách và quen khách.

“Dầu ăn bẩn và dầu ăn sạch được chưng trộn lẫn vào nhau, chỉ cần nhìn màu của dầu là biết đâu là hàng thật, đâu là hàng tái chế. Dầu ăn bẩn chỉ bán cho khách quen hay những người thật sự có nhu cầu sau khi hỏi kỹ và dò xét cẩn thận”, một tiểu thương cho biết.

Những vỏ can dầu đã qua sử dụng của các hãng uy tín như Simply, Neptune, Mezan, Tường An, Marvela, Oilla, Soon Soon, Otran, Eliza, Chica, VinaCooking Oil… được thu mua với số lượng lớn. Các cơ sở chế biến dầu sử dụng nó với mục đích sang chiết và tự hợp thức hóa nguồn gốc xuất xứ của các loại dầu ăn “bẩn”  này. Vậy là các cơ sở làm ăn gian dối và tiểu thương vẫn bắt tay nhau để làm giàu trên tính mạng của người sử dụng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc