1. Khung giờ và ngày cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất
Người Việt thường chọn làm lễ cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ 12 - 14 Âm lịch tháng Bảy. Các chuyên gia về văn hóa cho rằng, việc này dựa trên quan niệm dân gian từ cổ xưa. Theo đó,từ ngày 1 đến 14.7 Âm Lịch là ngày các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.
Trong dân gian cũng có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15.7 âm lịch và lễ cúng tiến hành vào ngày có thời gian, thành tâm là được.
Nếu muốn chọn ngày đẹp cúng rằm năm 2019, gia chủ có thể tham khảo 3 ngày đẹp sau đây: Ngày 11.8 (11.7 âm); ngày 13.8 (13.7) âm; ngày 14/8 (14.7 âm).
Trong 3 ngày trên có ngày 11.7 Âm lịch là ngày đẹp nhất, vì trùng vào ngày chủ nhật. Người Việt quan niệm nếu khóa lễ được tiến hành thành tâm và thong thả, không vội vã, không tranh thủ sẽ tốt hơn cả.
2. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?
Tiền vàng nên rải về 4 phía và đặt ở mỗi phía từ 3 - 7 cây nhang.
- Nên cúng vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.
-Lễ cúng Rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.
- Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rải từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.
- Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật vì nếu giật lại đồ lễ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may. Việc chưa cúng xong mà có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.
- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!