Không ăn da cổ vịt
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Không ăn phao câu vịt nhiều
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp
Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Vịt kỵ với ba ba
Trong thành phần của thịt vịt và thịt ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt. Vì vây, các bà nội trợ không nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba lại vơi nhau.
Thịt vịt kỵ với quả mận
Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.