Đại tướng Nguyễn Quyết và chuyện tình với “người đàn bà lạ”

( PHUNUTODAY ) - “Hơn 60 năm trôi qua, cuộc đời tôi kết duyên cùng một người con gái đất Quảng đầy nắng và gió".



Trong căn nhà nhỏ ấm áp, bình dị, tôi có dịp được tiếp xúc với 1 trong 5 vị đại tướng lão thành của cách mạng Việt Nam. Trước mắt tôi không phải là hình ảnh một vị tướng uy nghi, quắc thước mà là hình ảnh một người đàn ông bình dị, chất chứa trong lòng bao nhiêu những đắng cay tủi hờn khi phải một mình gánh chịu nỗi đau hiu quạnh.

Tuy đã bước sang tuổi 90, sức khỏe có giảm sút nhưng giọng nói hào sảng của Đại tướng vẫn vang vọng khắp ngôi nhà nhỏ. Đại tướng kể cho tôi nghe về người đàn bà đã làm thay đổi cuộc đời Đại tướng, người đã sinh cho Đại tướng những đứa con và là người đã luôn tiếp thêm ngọn lửa hăng say công việc trong cuộc đời ông. Đến bây giờ Đại tướng vẫn không thể hiểu nổi làm thế nào để người phụ nữ nhỏ bé ấy có thể một mình ghánh chịu mọi khó khăn vất vả, gánh chịu mọi nổi đau để làm điểm tựa cho chồng công tác.

Sinh ra trong một gia đình trung nông có 4 cô con gái ở tỉnh Quãng Ngãi, bà là người may mắn được mẹ và các chị dành phần ưu tiên cho đi học, những mong sẽ giúp gia đình nở mày nở mặt. Những ngày học ở trường Đồng Khánh đã giúp bà hiểu rõ hơn về bộ mặt thật của quân cướp nước phát xít Nhật, sẵn có tinh thần yêu nước bà đã tham gia vào đội quân Việt Minh phụ trách vận động phụ nữ cứu quốc ở làng An Tây, rồi sau này tham gia vào Ban chấp hành lâm thời phụ nữ cứu quốc Tổng Phổ Cảm, khi đó bà có bí danh là H.M.

Từ ngày 14 đến ngày 30 tháng 8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra trên khắp các huyện của Tỉnh Quảng Ngãi và đã dành thắng lợi. Sau khi cách mạng thành công, bà là một trong những thành viên của Ban chấp hành lâm thời phụ nữ cứu quốc Tỉnh và đến năm 1946 bà đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, tích cực đưa phong trào phụ nữ của Tỉnh quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ.

Năm 1947, thời điểm cách mạng đã đi vào hoạt động có tổ chức, có chính quyền, tinh thần chiến đấu và xây dựng quê hương đất nước ngày càng dâng cao. Bên cạnh đó việc xây dựng gia đình ở vào độ tuổi như bà trong thời kỳ ấy đã là “nỗi lo” của nhiều gia đình. Vốn nổi tiếng là người thông minh, nhanh nhẹn nên khi đến tuổi “cặp kê” bà sớm là điểm ngắm của nhiều gia đình khá giả, cũng như là mẫu người lý tưởng của nhiều đồng chí tham gia cách mạng cùng hoạt động ở tỉnh, nhưng bà đã có một tâm niệm: Người bạn đời của mình phải là một cán bộ cách mạng, nếu là người đã từng tham gia hoạt động cách mạng thì càng tốt.

Vì ngoài lòng thương yêu , kính phục bà còn muốn được gần gũi để học tập và chia sẻ với họ những khó khăn đau khổ mà họ đã chịu đựng vì lợi ích chung của Tổ Quốc, của dân tộc. Có lẽ trời cũng hiểu thấu được lòng người nên đã xe duyên cho bà được gặp chàng lính trẻ từ miền Bắc đi Nam tiến, khi đó Đại tướng đang giữ chức Chính trị viên Trung đoàn và là Ủy viên quân sự trong Ủy ban kháng chiến liên Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.

Nhớ lại quãng thời gian ấy, đôi mắt Đại Tướng như long lanh hơn, khuân mặt rạng ngời một niềm hạnh phúc và đâu đó vẫn còn những suy tư khó hiểu về một người đàn bà đã bất chấp mọi lời đồn dèm pha, bất chấp mọi khó khăn mà tự bản thân đã biết trước để lấy một anh lính nghèo, không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao với đồng lương ít ỏi, nay đây mai đó không biết sống chết thế nào, rồi khi sinh con đẻ cái một thân một mình ghánh vác liệu có vượt qua nổi không?

Đại tá Nguyễn Quyết
Đại tướng Nguyễn Quyết

Cái điều lạ nhất lúc ấy mà Đại tướng vẫn thường nhắc đến là chỉ một lời đảm bảo của đồng chí Phạm Văn Đồng lúc ấy là đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam rằng “đồng chí Quyết là một cán bộ tốt của Hội” (khi ấy Đảng đi vào hoạt động bí mật lấy tên là Cứu quốc Hội) mà mọi thắc mắc, lo lắng của bà đã được giải quyết và đám cưới giữa hai người đã diễn ra trong niềm vui hân hoan của gia đình nhà gái và những người đồng chí vào năm 1948.

Sau 4 ngày ngắn ngủi được ở bên nhau cho đến khi cả hai đã về già ông bà mới có điều kiện được ở gần nhau nhiều hơn. Vì ngay sau những ngày  “trăng mật” ấy ông trở về mặt trận Quảng Nam rồi từ đó tiếp tục đi đến hết chiến trường này đến mặt trận khác, còn bà cũng trở lại cơ quan phụ nữ Tỉnh và sau này bà cũng di chuyển công tác đi khắp nơi để xây dựng phong trào của phụ nữ.

Cái lạ nhất mà theo Đại tướng về người phụ nữ ấy là bà luôn biết kìm nén nổi đau, âm thầm chịu đựng, âm thầm vượt lên mọi khó khăn mà không một lời kêu than oán trách.

 Sau khi cưới nhau được một năm chúng tôi có đứa con đầu tiên, rồi đến 4 đứa con sau này nữa, lần nào sinh con cũng không có chồng và gia đình bên cạnh, vừa tủi thân vừa đau đớn nhưng lúc nào bà ấy chỉ nghĩ thương chồng, thương đời bộ đội nay đây mai đó, lo lắng cho vợ con và niềm vui hân hoan được làm bố mà không được tận hưởng những giây phút đầu tiên khi con cất tiếng khóc chào đời.

Những lúc vui nhất khi chào đón đứa con thơ ra đời và những lúc đau khổ nhất khi đứa con ấy rời xa mình bà phải một mình gánh chịu, không biết chia sẻ cùng ai, không có ai đỡ đần chăm sóc,năm lần sinh con, nhưng hai lần nước mắt bà tuôn rơi và có lúc như chết lặng người khi nhìn những đứa con bụ bẫm chỉ vì không được chăm sóc chu đáo khi mẹ vắng nhà đi công tác mà đã từ dã cõi đời khi còn quá trẻ.

Nỗi đau càng thêm xót xa hơn khi nhiều lần lại nghe tin chồng chết. Những tin trời đánh cứ giáng xuống người con gái nhỏ bé phải gánh chịu bao nhiêu nổi đau ấy, có lúc tưởng chừng có thể đánh gục bà, có thể làm cho người phụ nữ ấy mất đi ý chí và nghị lực. Nhưng với một niềm tin mảnh liệt và sức chịu đựng đến kỳ lạ bà đã vượt qua tất cả, một lòng chờ đợi chồng, chăm con và lấy niềm vui trong hoạt động cách mạng để khỏa lấp đi nổi trống vắng khi thiếu bóng chồng và nổi đau mất con.
s
Người bạn đời của đại tướng Nguyễn Quyết

Ở người đàn bà ấy còn có điều lạ là, dù rất yêu thương chồng, rất mong muốn và khát khao được ở gần chồng, nhưng trong những ngày ngắn ngủi chồng về phép bà lại luôn động viên chồng cố gắng phấn đấu, dốc hết sức mình cho tiền tuyến cho tổ quốc, còn mọi khó khăn vất vả một mình bà gánh chịu.

Khi nghe Đại tướng nói đến đây tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ ngắn trong bài “Hằng số” của nhà toán họ Bùi Thị Hồng đã được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc: Nếu khổ đau hai ta cộng thành một hằng số, thì xin anh hãy để phần lớn cho em! Nếu niềm vui hai ta cộng lại thành một hằng số, thì xin anh, xin anh hãy để phần nhỏ bé ấy cho em!” phải chăng đó là mẫu số chung của người phụ nữ Việt Nam, lúc nào cũng muốn ôm hết mọi nỗi đau khổ, khó nhọc trong cuộc sống để nhường chồng con những gì tốt đẹp nhất, không muốn để chồng phải vướng bận việc nhà rồi sao nhãng việc nước. Với những người phụ nữ ấy, với bà thì tình yêu tổ quốc còn lớn hơn tình yêu của cá nhân, niềm hạnh phúc của cả dân tộc còn lớn hơn niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của gia đình nhỏ bé.

Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả khi hòa bình, đất nước thống nhất,  những tưởng khi đó bà cũng như rất nhiều những người phụ nữ khác, sẽ mong được gần chồng được bù đắp quãng thời gian dài đẵng đẵng 27 năm xa cách mà những lần gặp nhau chỉ đếm được trên đầu ngón tay, để được tận hưởng vinh hoa phú quý.

Sau hòa bình, Đại tướng được bổ nhiệm làm Chính ủy-Bí thư Đảng ủy Học viện quân sự(nay là học viện quốc phòng), rồi được điều về làm Chính ủy-Bí thư Đảng ủy Quân khu 3. Khi đó cuộc sống hãy còn nhiều khó khăn, nhưng cũng ổn định hơn khi kháng chiến rất nhiều, tuy cũng đã gọi là làm quan to nhưng đời sống kinh tế vẫn còn eo hẹp nên một mình bà lại ở lại Hải Phòng, một mình xoay xở nuôi mẹ già và các con ăn học, khi đó bà đã giữ chức Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

 “Có lẽ sẽ chẳng ai có thể tin được lương của một sĩ quan cấp tướng như tôi, lại giữ chức vụ cao trong Trung ương Đảng với cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Ủy viên thường vụ Đảng ủy quân sự Trung Ương lại không đủ tiền để nuôi mình và hai đứa con ăn học, phải để vợ phải bán dần những vật dụng có giá trị trong nhà để chu cấp cho 3 bố con, ấy vậy mà bà ấy vẫn chẳng trách móc gì, cứ âm thầm quan tâm chăm sóc, chi tiêu một cách tần tiệm để có tiền gửi cho chồng, cho con.
 

Nếu là người phụ nữ khác có lẽ họ sẽ cho là tôi nói dối, là để dành quỹ riêng, còn bà ấy thì chưa một lần nghi ngờ chồng, chưa một lần than vãn về đồng lương eo hẹp của chồng, không tính toán so đo thiệt hơn, chỉ muốn dành lấy hết mọi khó khăn âm thầm chịu đựng vì bà ấy hiểu trong hoàn cảnh đất nước hãy còn khó khăn thì đó cũng là khó khăn chung của nhiều gia đình chứ không riêng gì gia đình lãnh đạo như vợ chồng tôi. Càng kỳ lạ hơn là dù biết cuộc đời bồ đội là khó khăn, vất vả nhưng hết động viên chồng lại đến động viên con, con mất lại động viên cháu nhập ngũ để hy vọng có thể cống hiến vào việc giữ gìn sự bình yên cho tổ quốc.

Tại sao trên đất nước này lại có những người phụ nữ lạ đến vậy, phải chăng đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói chung và của con người nhỏ bé ấy nói riêng” nói đến đây nét mặt Đại Tướng trầm ngâm, im lặng một lúc, Đại tướng chỉ cho tôi những dòng mà vợ chồng Đại tướng hết sức tâm đắc và đó cũng là kế hoạch còn dang dở của vợ chồng Đại tướng đó là những dòng viết về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, về những đóng góp âm thầm của họ mà đến nay vẫn được ít người biết đến.


Đáng ra như bao gia đình khác, hòa bình lập lại gia đình những người lính có may mắn được trở về từ chiến trường đã được sống đoàn tụ cùng người thân, nhưng vợ chồng Đại tướng thì mãi đến khi đã về nghỉ hưu ở tuổi xế chiều mới có thời gian để được ở gần nhau, được cùng nhau tâm sự những chuyện vui buồn riêng tư. Đại tướng kể lại những năm tháng ngắn ngủi ấy với niềm hạnh phúc hân hoan và có lúc xen lẫn những giọt nước mắt nhớ thương và trách than cho số phận phũ phàng: Hồi kỷ niệm 50 năm ngày cưới bà ấy đã hỏi tôi “hồi ấy, em biết có nhiều đồng chí thấy anh từ miền Bắc Nam tiến vào, muốn anh xây dựng với những chị có hoàn cảnh khá giả để có chỗ dựa vững chắc hơn, sao anh lại yêu em”.
 

Tôi đã nói với bà ấy rằng “Như em đã biết suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, anh luôn xác định là phải tự lực, không ỷ lại. Có thế mới vận dụng một cách sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng bất kỳ trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt nào. Anh nghĩ trong tình yêu và gia đình cũng phải tự lực là chính và anh tin em sẽ làm được như thế. Vả lại nhà anh cũng nghèo, chúng ta càng dễ thông cảm với nhau hơn”, chính niềm tin và sự cảm thông ấy đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

Đại tướng Nguyễn Quyết tên thật là Nguyễn Tiến Văn là con của một gia đình nghèo có 8 người con, cuộc sống của dân ngụ cư nơi làng quê Kim Động-Hưng Yên đã sớm thôi thúc chàng trai trẻ đến với cách mạng. Ông tham gia phong trào cách mạng ở Hưng Yên từ năm 16 tuổi, khi phong trào đang đi vào thời kỳ hoạt động bán công khai, từ đó Đại tướng dấn thân vào hoạt động cách mạng, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội đến Chính ủy quân khu rồi chủ nhiệm Tổng cục chính trị, suốt đời hoạt động vì tình yêu đất nước.

Để có được những thành công sau này, Đại tướng đã chia sẽ: đó là nhờ phần lớn công lao của người vợ, người đồng chí của tôi bà là Võ Thị Hoàng Mai. Đời lính lắm gian truân, vất vả nay đây, mai đó trên bom dưới đạn không biết sống chết ra sao, rồi hết tin đồn này đến tin đồn khác, từ chồng chết đến chồng có “hậu phương” khác,...nếu không có được một người vợ hiểu mình, không có người cùng chung chí hướng, cùng chung mục đích và lý tưởng thì sẽ thật khó để có thể làm nên nghiệp lớn.

Không chỉ là người vợ, bà Võ Thị Hoàng Mai còn là người đồng chí, người cùng vạch ra kế hoạch trong phát triển lực lượng ở mặt trận Khu V. Ngay từ những ngày mặt trận Việt Minh phát triển sâu rộng ra hầu khắp các tỉnh để xây dựng lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, giành quyền tự do độc lập cho đất nước.

Bà Võ Thị Hoàng Mai cũng là một trong những lớp thanh niên đầu tiên xây dựng cơ sở Việt Minh ở huyện Đức Phố-Tỉnh Quãng Ngãi nơi mà sau này ghánh chịu nhiều bom đạn nhất của Đế quốc Mỹ. Với một con người kiên định, sớm được giác ngộ lý tưởng cách mạng, lại thông minh nhanh nhẹn nên ngay từ những ngày đầu tiên được điều vào làm Quân khu ủy Quân khu V, Đại tướng đã bị “hớp hồn” bởi người phụ nữ ấy. Tình yêu mà họ có được được xây dựng trên cơ sở tình yêu đất nước, trên lý tưởng cách mạng và cung chung mục đích.

Đại tướng tâm sự: sự đồng lòng nhất trí, cùng chung chí hướng ấy không chỉ là điều kiện tiền để để chúng tôi đến với nhau mà sau này trong cuộc sống, có được một người hiểu mình, hiểu được những việc mà mình làm thì thật không còn gì sung sướng hơn. Vợ chồng không phải chỉ là sự sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống mà còn là những sẻ chia trong hoạt động cách mạng và cả sau này khi hoạt động trên lĩnh vực chính trị, nhiều lúc cũng gặp phải khó khăn, bế tắc, lúc đó mà không có người chia sẻ, không có người động viên thì thật khó để có thể công tác tốt được. Khi Đại tướng giữ chức vụ cao trong Trung ương Đảng, là đại Biểu Quốc Hội thì bà Hoàng Mai cũng đang giữ chức Phó bí thư Thành phố Hải Phòng.

Dù  không ở gần nhau, trong chiến tranh khi Đại tướng vào Nam tham gia chiến đấu thì nhà bà lại tập kết ra Bắc tham gia xây dựng phong trào tuyên huấn của phụ nữ, khi đó bà đã giữ chức Phó ban tuyên huấn phụ nữ Trung ương, khi Đại tướng ra Hà Nội bà lại về công tác ở Hải Phòng giữ chức Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, khi đã đến tuổi về hưu vẫn được tín nhiệm và giữ lại kiêm chức Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Thành Phố Hải Phòng. Nói là 60 năm lấy nhau nhưng nếu tính những lần gặp nhau thì chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà nhiều lúc Đại tướng nói đùa là “vợ chồng nhà ngâu”. Dù xa nhau nhưng vì biết và thông cảm cho nhau nên vợ chồng Đại tướng đã vượt qua được cả quãng thời gian dài với bao đau thương mất mát.

Đại tướng chia sẽ ngậm ngùi “đau khổ nhất trong đời chúng tôi là mất đi những đứa con, trong lúc chiến tranh chỉ vì mẹ tham gia hoạt động cách mạng không có người chăm sóc con chu đáo để con ốm đau, bệnh tật rồi ra đi, nhiều lần bà ấy đã chùn bước muốn được ở nhà nuôi con cho chồng công tác, nhưng tôi hiểu bà ấy cũng như tôi khi mà ngọn lửa cách mạng vẫn còn cháy hừng hực trong tim thì làm sao có thể ngồi yên ôm con để nhìn bao gia đình đau thương mất mát, hơn nữa nếu ai cũng vì con mà không hoạt động thì cách mạng sẽ thiếu đi một lực lượng hùng hậu, mà cái lạ của cách mạng Việt Nam là phụ nữ luôn đóng một vai trò quan trọng.

Hiểu được điều đó nên chưa một lần tôi yêu cầu bà ấy ở nhà dẫu biết rằng mất con là đau khổ lắm, để vượt qua chúng tôi chỉ biết động viên nhau, cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn để ai cũng có thể theo đuổi mục đích sống cao đẹp của mình.

Cuộc sống thật không công bằng với vợ chồng Đại tướng, hay đó có phải là thử thách của số phận với người phụ nữ kiên cường ấy. Khi vợ chồng Đại tướng đã về nghỉ hưu, những mong được hưởng tuổi già bên những đứa con đã trưởng thành, nhưng số phận thật trớ trêu năm 1994 người con trai duy nhất của gia đình , cũng đã là một sĩ quan cao cấp của lực lượng Hải Quân Việt Nam, sự nghiệp đang trên đường thăng tiến thì tai nạn ập đến đã cướp đi “viên ngọc quý” không chỉ của gia đình mà còn của cả lực lượng Hải quân.

 Không chịu được sự thật phũ phàng, lần thứ 3 vợ chồng Đại tướng phải lần lượt đưa tiễn những đứa con trai yêu quý của mình, cú sốc quá lớn đã làm sức khỏe Đại tướng bị đánh gục, cơn bạo bệnh tưởng chừng như không qua khỏi đã làm giảm sút sức khỏe và nghị lực của vợ chồng ông. Đại tướng chia sẻ: Cũng may khi ấy nhà tôi đã đứng vững, thu xếp mọi việc trong nhà và là chỗ dựa cho cả gia đình. Những ngày chăm chồng trong bệnh viện bà ấy đã trở thành thư ký của tôi, thay tôi ghi chép và đính chính lại một số chi tiết để cho ra đời cuốn Hồi ký “con đường đã chọn” của cuộc đời tôi. Cũng trong thời gian này bà ấy đã tham gia viết “Lịch sử Phụ nữ Nam Trung Bộ”, trực tiếp viết “Lịch sử phong trào nữ du kích Hoàng Ngân” ở tỉnh Hưng Yên.

Trải qua hơn 60 năm sống bên nhau, đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời Đại tướng, những tưởng thời gian ấy hãy còn kéo dài hơn được ít nữa để vợ chồng được gần nhau nhiều hơn được nghỉ ngơi tuổi già, cùng nhau ôn lại những ngày tháng gian khổ, cùng nhau nhìn con cháu lớn khôn, trưởng thành và cùng nhau làm nốt những việc còn dang dở để không còn thấy ăn năn, thổn thức

Nói đến đây, giọng Đại tướng như ngẹn đắng, hai hàng nước mắt cứ lăn dài trên hai gò má đã hằn những nếp nhăn: “Hạnh phúc đấy nhưng mà đau khổ lắm cháu ạ, giờ đây cứ mỗi lần nhắc đến bà ấy là một lần trống vắng, đau khổ  vì tôi chưa làm được gì nhiều để đền đáp cho sự hy sinh suốt đời của bà ấy. Bà ấy ra đi giờ đây tôi không chỉ mất đi một người vợ mà còn mất đi một người đồng chí, một người bạn tâm giao đã chia sẻ cùng tôi mọi khó khăn trong cuộc sống. Và thật đúng là được sống cùng với người không chỉ yêu mà còn luôn thấu hiểu, thông cảm cho mọi hoạt động của mình, thì thật không còn gì sung sướng hơn giống như được sống giữa thiên đường vậy”.

Chia tay Đại tướng, tôi thấu hiểu sự nhớ thương, trống vắng trong con người ấy. Trong căn nhà đơn sơ giản dị, vẫn còn đó sự sắp xếp ngăn nắp của người vợ đảm đang, vẫn còn đó hình ảnh của bà trong những cuốn hồi ký được xếp đặt ngăn nắp trên đầu dường Đại tướng để ngày ngày ông đọc cho khuây khỏa nỗi nhớ thương và để thấu hiểu hơn một con người mà có lúc ông đã coi là “người đàn bà lạ”.

Nguyễn Thị Hải
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn