Đám cưới xa hoa bậc nhất của hoàng đế cuối cùng nhà Thanh

12:00, Thứ bảy 21/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngày 2 tháng 12 năm 1908, Phổ Nghi chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Tuyên Thống, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa.

Trong 5 vị hoàng đế may mắn có được những hôn lễ xa hoa tại Tử Cấm Thành thì lịch sử vẫn còn ghi lại nghi lễ kết hôn cực kỳ xa hoa tráng lệ của hoàng đế cuối cùng triều đại Mãn Thanh với hoàng hậu Uyển Dung.

Lễ kết hôn của Hoàng đế nhà Thanh được gọi là Đại hôn lễ. Tuy lúc này nhà Thanh đã bị lật đổ 11 năm, nhưng do những ưu đãi dành cho hoàng thất, Phổ Nghi vẫn giữ tôn danh Hoàng đế và tiếp tục ở lại Tử Cấm Thành. Trong đám cưới lần này, ngoài Hoàng hậu Uyển Dung còn có Thục phi Văn Tú cũng được đón vào cung.

Đám cưới xa hoa bậc nhất của hoàng đế cuối cùng nhà Thanh
Phổ Nghi lên ngôi khi nhà Thanh đã đến giai đoạn thoái trào

Quá trình lựa chọn Hoàng hậu rất khó khăn. Theo quy định của nhà Thanh, Hoàng hậu phải là dòng dõi vua chúa nhà Mãn, do đó rất nhiều "ứng cử viên" không phải là người Mãn đều bị tế nhị từ chối. Trên bàn của hoàng thúc của vua Phổ Nghi được cho là để đầy các ảnh các cô gái trẻ, nhiều đến mức có thể đóng thành quyển.

Trong hàng loạt các cô gái muôn vàn màu sắc ấy, sau khi kén chọn qua nhiều vòng, cuối cùng cũng chọn ra được 4 "ứng cử viên" cho vị trị Hoàng hậu. Sau khi cân nhắc lần nữa, họ đã chọn ra được hai người xứng đáng nhất là Uyển Dung và Văn Tú.

Đám cưới cuối cùng của thời đại phong kiến

Đám cưới này diễn ra vào năm1922 và Uyển Dung trở thành hoàng hậu cuối cùng được nghênh đón trong lịch sử của Trung Quốc. Theo sử sách ghi lại, đoàn rước dâu đông tới 3.000 người và trên suốt quãng đường dài, đâu đâu cũng trải lụa vàng và hắt nước thơm. Sau khi "kiệu phượng" của hoàng đế được khiêng vào trước sân nhà cô dâu, hướng đặt kiệu phải theo hướng Đông ­ Nam, và cô dâu khi lên kiệu cũng phải theo hướng này vì theo quan điểm của người Trung Quốc, Đông ­ Nam là một hướng lành và may mắn.

Sau khi mặc long phụng bào, cô dâu phải làm một loạt nghi lễ rất phức tạp. Trước khi lên kiệu tiến về Tử Cấm Thành, các nữ quan đốt hương để xông khắp trong ngoài cho thơm, xông cả khăn choàng đầu cô dâu. Khi cô dâu xuống kiệu, hoàng đế phải giương cung bắn 3 mũi tên ngang trên đầu với ý nghĩa xua đuổi tà ma để được bình an. Khi đưa cô dâu Uyển Dung đến trước mặt hoàng đế Phổ Nghi, hoàng hậu còn phải bước qua một chậu than đỏ với mong ước cuộc sống sau này sẽ nồng cháy như lửa. Không những thế, hoàng hậu còn phải bước qua yên ngựa và đĩa táo với hàm ý mong mọi chuyện bình an.

Đám cưới xa hoa bậc nhất của hoàng đế cuối cùng nhà Thanh
Phổ Nghi và Uyển Dung tạo hình trong phim

Và sau đó mới đến lễ động phòng hoa chúc để ăn bánh tử tôn, uống rượu giao bôi và buông rèm trướng để “long phượng hỉ sàng”. Theo sử sách của Trung Hoa ghi lại, những đám cưới được tổ chức trong Tử Cấm Thành của các vị hoàng đế Triều Thanh cũng xa hoa, lộng lẫy và tốn kém tiền của không thua gì đám cưới của Phổ Nghi.

Vì thế, đám cưới của hoàng đế không chỉ là dịp quần thần và dân chúng có thể chiêm ngưỡng sự xa hoa tráng lệ mà còn là sự phô trương danh thế, tiền bạc và sức mạnh của giai cấp thống trị tại thời điểm đó.

Khi đó, Uyển Dung còn có tên tiếng Anh là Elizabeth, còn tên tiếng Anh của Phổ Nghi là Henry. Trào lưu Âu hóa đã xâm nhập vào cuộc sống của triều đình cuối cùng của Trung Quốc.

Ngày 5/11/1924, quân đội của Phùng Ngọc Tường tiến vào Tử Cấm Thành, ép Phổ Nghi chấp nhận "điều kiện ưu đãi" đã sửa đổi và bắt ông rời khỏi cung ngay trong ngày.

Đám cưới xa hoa bậc nhất của hoàng đế cuối cùng nhà Thanh
Uyển Dung hoàng hậu và vua Phổ Nghi

Mọi người trong cung náo loạn, Phổ Nghi hai tay chống cằm, không nói năng gì, còn Văn Tú bất lực nói: "Chuyển đi cũng tốt, đỡ phải ở đây lo sợ ngày đêm!", chỉ có thái độ của Uyển Dung là rất cương quyết, bà hét lên: "Dù sao thì tôi cũng quyết tâm rồi, hôm nay không chuyển, không thể chuyển được".

Nhưng cho dù có muốn chuyển hay không, chiều hôm đó, Hoàng đế Phổ Nghi vẫn phải đem theo Uyển Dung và gia quyến rời khỏi Tử Cẩm Thành. Vị vua cuối cùng của Trung Quốc Phổ Nghi cùng Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc đã vĩnh viễn rời khỏi Tử Cẩm Thành một cách bất đắc dĩ như vậy.

“Mẫu nghi thiên hạ” ngoại tình với cả … thái giám
“Mẫu nghi thiên hạ” ngoại tình với cả … thái giám
(Khám phá) - (Phunutoday) - Bất chấp những định kiến và cấm cản, nhiều phụ nữ thời cổ đại vẫn vượt rào để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.
Số phận bi ai của hoàng hậu nhà Hán – chết vẫn là trinh nữ
Số phận bi ai của hoàng hậu nhà Hán – chết vẫn là trinh nữ
(Khám phá) - (Phunutoday) - Sự thật đau lòng về số phận của vị hoàng hậu triều Hán, tuy thân là mẫu nghi thiên hạ nhưng đến lúc chết vẫn là trinh nữ.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu
TIN MỚI CẬP NHẬT