Chùm ảnh: Nông dân soi đèn cấy lúa lúc rạng sáng, công nhân ngày nghỉ đêm làm vì nắng nóng gay gắt

( PHUNUTODAY ) - Những ngày thời tiết nắng nóng đặc biệt gay gắt này, nhiều công nhân, người lao động chân tay đã tìm đến giải pháp chuyển sang làm ban đêm.

3h sáng, khu lán tạm của những công một công trình tại Hà Đông, Hà Nội bắt đầu sáng đèn. Những công nhân lục tục trở dậy, chia nhau ca ăn sáng cho kịp giờ làm. Họ đến từ nhiều tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Thái Nguyên,...

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Đồng hồ điểm 4h, những công nhân sẵn sàng bảo hộ lao động đã có mặt trên công trình. Trước đó một tháng, công việc của họ bắt đầu từ 7h đến 11h30, chiều từ 14h đến 17h. Tuy nhiên, do 2 tuần nay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thường xuyên trên 35 độ, có ngày lên tới hơn 40 độ C, do dó, giờ làm cũng được đẩy lên sớm hơn. Tức là, công việc sẽ bắt đầu từ 4h sáng đến 8h30, chiều từ 16h đến 20h30.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Vì thi công công trình vào lúc trời chưa sáng nên Ban quản lý sử dụng đèn công suất lớn để công nhân thuận tiện làm việc. Bình minh vừa lên là lúc công nhân ghép dàn thép trên mặt sàn công trình.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

"Năm 2019, cũng vào dịp nắng nóng cao điểm, thợ làm sắt thi công giữa trời nắng đã bị ngất phải đưa vào bệnh viện cấp cứu do sốc nhiệt. Rút kinh nghiệm, năm nay khi vừa đầu hè nắng nóng là phải thay đổi giờ làm và tìm các biện pháp tránh nóng cho công nhân để đảm bảo năng suất lao động", anh Hoàng Kim Thuận, một công nhân cho biết.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Được biết, trong nhóm công nhân, có nhiều người là đồng bào người Kháng đến từ huyện Mường Chà, Điện Biên. Họ cho biết, ở quê nhà, khí hậu vùng cao mát mẻ nên khi làm việc ở đây, nắng nóng làm họ cảm nhận sức nhiệt rõ rệt hơn.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Anh Thuận thật thà chia sẻ: "Nước đá lạnh đánh lừa cảm giác của cơn khát nên đây là cách giải nhiệt hiệu quả nhất trên công trường. Tốp công nhân khoảng 10 người mỗi ngày uống hết 3 thùng nước và 15 kg đá lạnh".

Cạnh đó, anh Sin Văn Tân đến từ Điện Biên, sau hơn 3 giờ làm việc đã phải dùng đến chiếc khăn đội đầu, nhúng nước đá, áo vào mặt cho đỡ nóng. Thời gian nghỉ ngơi của các công nhân chỉ xoay quanh đôi ba điếu thuốc lào, vài cốc nước mát.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Mới 8h30 trời đã bắt đầu oi bức, nhóm công nhân trên mái kết thúc công việc, nghỉ ngơi tại những ngôi nhà đã xây xing phần thô. Họ sử dụng đến những tấm lưới để che chắn buị, làm võng mắc lên các cột nhà, chiều lại bắt đầu với công việc.

Cũng tương tự như các công nhân trên, những ngày này nhiều nông dân các xã ở huyện Thanh Oai, Hà Nội bắt đầu từ 3h sáng đã nhộn nhịp ra đồng đi cấy lúa.

Chia sẻ trên VnExpress, bà Nguyễn Thị Thanh, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho hay, gia đình bà có một mẫu ruộng trồng lúa, diện tích 3.600 m2.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Cứ mỗi năm vào đợt nắng nóng giữa tháng 6, gia đình bà Tranh đều cấy đêm để đảm bảo sức khoẻ. "Cấy đêm nhiệt độ thấp hơn ban ngày 10 độ nên cây lúa cũng phát triển tốt hơn. Hai người trong gia đình tôi làm từ 2h30 đến 8h", bà Thanh bộc bạch.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Với chiếc đẻn pin đội đầu, người dân dùng thoăn thoắt dùng tay cắm từng cây mạ xuống bùn. Vụ Đông Xuân vừa kết thúc một tháng trước, người dân ở đây cũng vừa gặt vừa gieo mạ. Thời điểm này, nước đã đổ vào đồng, người dân tận dụng nước để cấy cho kịp thời vụ mới.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Trong lúc cấy, thảng người ta cũng bắt được vài con ốc bươu vàng, không để chúng làm hại mùa màng.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Thời tiết Hà Nội ban ngày dao động 38-39 độ C khiến nước trong ruộng bị nắng "đun nóng", vì thế người nông dân chuyển sang cấy đêm.

Nguồn ảnh: Vnexpress

Nguồn ảnh: Vnexpress

Theo bà Nguyễn Thị Mận, xã Tam Hưng cho biết, tuy cấy đêm ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng đảm bảo thời gian mùa vụ. Cây mạ sau khi cấy 2 ngày sẽ ra rễ, bám vào bùn, khi đó cây bắt đầu sinh trưởng và phát triển. Những bó mạ được người dân rải đều tăm tắp, nhanh chóng để "trốn" nắng.

Trong khi đó, những người như bà Đới Thị Oanh (58 tuổi), đến từ Quảng Xương, Thanh Hoá chuyên bán hàng rong cũng rất vất vả mưu sinh. Bà Oanh cho biết, bản thân đã theo nghề nhiều năm. "Mấy ngày nắng quá nên đi bán sớm, đến tầm trưa nắng thì tìm gốc cây ngồi nghỉ ngơi chút xong lại đi bán hàng đến đêm thì về. Dạo này nắng quá không đi bán được nhiều, toàn phải ngồi nghỉ", bà Oanh  thở dài.

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

Chằng khá khẩm gì hơn, bà Nguyễn Thị Bảo (60 tuổi) ngụ thôn Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, vừa là  công nhân hành nghề tỉa cây xanh vừa tranh thủ kiếm ve chai cho hay, trước kia cứ 100 vỏ lon nhôm, bán được 20.000 đồng, hiện giờ đội nắng cả ngày gắng 100 vỏ chỉ được 15.000 đồng. Vì cuộc sống khó khăn nên đành, chứ tuổi cao, sức khỏe cũng không còn như trước.

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

Người đàn ông làm nghề shipper này cúng tâm sự: "Nắng nóng này đi ra đường cứ cảm giác người như bốc cháy, vì công việc đòi hỏi phải chạy ngoài đường liên tục.  Tuổi mình còn trẻ mà thấy không chịu nổi huống chi là già cả..."

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

Nguồn ảnh: Nhịp sống Việt

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn