.
Lương y Phạm Văn Thanh |
Trong quãng thời gian theo nghề “viết lách”, tôi đã may mắn được diện kiến nhiều lương y, mỗi người trong số họ đều có cách chữa bệnh rất tài tình và có tâm đức thật đáng được nể trọng. Tuy nhiên, có lẽ, người để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất, cũng gây nhiều ngạc nhiên nhất là lương y Phạm Văn Thanh (quê gốc ở Ý Yên, Nam Định, hiện sống và làm việc ở Lào Cai).
Tôi biết đến anh Thanh nhờ một cuộc điện thoại đầy xúc cảm của nhân vật mà tôi đã viết cách đây khá lâu. Nhân vật này là người đàn bà có số phận rất bi đát: Chồng tật nguyền lại mắc đủ thứ bệnh rồi qua đời, bỏ lại chị và đứa con thơ chưa đầy 4 tuổi. Bản thân chị lại mắc bệnh dạ dày nặng, người gầy rộc, da mặt xanh xám vì những cơn đau hành hạ. Hoàn cảnh gia đình hết sức khăn, cơm ăn chẳng đủ, nên việc khám xét rồi tiến hành mổ với chị là điều không tưởng.
Đang trong lúc cùng quẫn, chị nhận được một bưu phẩm bên ngoài đề: “Tặng chị thang thuốc chữa bệnh dạ dày. Chúc chị sớm khỏe mạnh”. Cuối bưu phẩm ký tên Phạm Văn Thanh. Ngoài ra không có thông tin nào khác.
Chân dung vị lương y tốt bụng Phạm Văn Thanh.
Chị gọi cho tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Uống xong mấy thang thuốc ông Thanh gửi, tôi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Không còn đau đớn, đi khám, những vết loét rỉ máu cũng đã liền sẹo. Nay sức khỏe tôi cũng đã ổn định, tôi còn tăng thêm mấy cân nữa. Đối với người nghèo như tôi, ông Thanh đúng là một ân nhân, sinh ra tôi lần thứ hai. Tôi rất muốn gửi lời cám ơn ông Thanh nhưng không biết làm cách nào, cô là phóng viên, đi nhiều, biết nhiều, nếu cô gặp được ông ấy gửi lời cám ơn cho tôi thì tốt quá”. Tôi bảo, chị đọc cho tôi dấu bưu điện bên ngoài gói bưu phẩm rồi lưu vào sổ tay, nghĩ khi nào có cơ hội sẽ tìm cho kỳ được vị “thần y bí ẩn” có tấm lòng nhân nghĩa kia.
Chân dung vị lương y tốt bụng Phạm Văn Thanh.
Chị gọi cho tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Uống xong mấy thang thuốc ông Thanh gửi, tôi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Không còn đau đớn, đi khám, những vết loét rỉ máu cũng đã liền sẹo. Nay sức khỏe tôi cũng đã ổn định, tôi còn tăng thêm mấy cân nữa. Đối với người nghèo như tôi, ông Thanh đúng là một ân nhân, sinh ra tôi lần thứ hai. Tôi rất muốn gửi lời cám ơn ông Thanh nhưng không biết làm cách nào, cô là phóng viên, đi nhiều, biết nhiều, nếu cô gặp được ông ấy gửi lời cám ơn cho tôi thì tốt quá”. Tôi bảo, chị đọc cho tôi dấu bưu điện bên ngoài gói bưu phẩm rồi lưu vào sổ tay, nghĩ khi nào có cơ hội sẽ tìm cho kỳ được vị “thần y bí ẩn” có tấm lòng nhân nghĩa kia.
Mới đây, trong chuyến công tác của mình, nhớ đến vị lương y nọ, tôi lần mò, dò hỏi quanh thị trấn Ý Yên, Nam Định, về một người lương y, chuyên cắt thuốc bệnh dạ dày. Suy nghĩ một chút, bà cụ bà chừng 80 tuổi à lên một tiếng:
“Có nhà ông Phạm Văn Đĩnh, nhà 5 đời cắt thuốc chữa bệnh dạ dày đấy. Dân quanh vùng này, ai mắc bệnh cũng tìm đến cậy nhờ ông ấy cả. Ông ấy nổi tiếng lắm. Nhưng không rõ vì sao lại lưu lạc lên Lào Cai. Con ông ấy tên là Thanh, được truyền nghề từ bố, hiện đang hành nghề y trên mãi Lào Cai. Anh này nghe nói cũng nổi tiếng ở trên đó lắm. Các cụ quê tôi cắt thuốc ông Đĩnh, giờ vẫn cắt thuốc của anh Thanh. Anh ấy hay gửi thuốc về cho dân làng. Thi thoảng, cũng chở thuốc về cho mọi người, người giàu thì bán, người nghèo thì tặng. Anh ấy mới về hôm trước, cô thử tìm đến nhà anh em họ hàng hỏi xem”.
Nghe cái tên bà cụ nhắc tới, tôi cũng đoán ngay đây chính là người mình cần tìm. Thật may mắn, khi tôi tìm đến địa chỉ bà cụ quán nước chỉ, tôi đã được diện kiến anh Thanh. Anh kể, anh vừa từ Lào Cai xuống để tặng thuốc cho người nghèo, cấp nguyên liệu cho nhà máy Nam Dược ở TP. Nam Định. Tiện thể, ghé về quê thăm nhà người nhà mấy ngày. Không giống như trong tưởng tượng của tôi, về một vị thần y râu dài ngang ngực, mái tóc bạc trắng búi tó, anh Thanh còn trẻ, vui tính và dễ gần.
Lương y Phạm Văn Thanh |
Anh bảo, nhân vật trong bài báo mà tôi nhắc đến chỉ là một trong số cả trăm người bệnh được anh gửi thuốc đến tận nhà. Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại mắc bệnh dạ dày quái ác mà anh đọc được trên báo. Bài báo nào có tên địa chỉ cụ thể thì anh đóng gói thuốc rồi gửi. Bài báo nào chưa có, anh lại kỳ công gọi điện lên tòa soạn, xin kỳ được địa chỉ nhân vật khổ đau kia để tặng thuốc.
Không chỉ chữa dạ dày, mà anh còn điều trị nhiều bệnh khác giúp người đời. Anh cho biết, mới đây, đọc bài về người đàn bà “quỷ ám” Nguyễn Thị Đáng, anh cũng đã từ Lào Cai về tận Hà Nam thăm khám cho bà. Bệnh của bà Đáng quá nặng, không thể điều trị được, nên anh đành tặng bà chút tiền để bà vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Trong số những người anh Thanh tặng thuốc, có người chiến sĩ cộng sản Vũ Minh Tằng, nhân chứng sống của tội ác chiến tranh trong nhà tù Phú Quốc, người đã hứng chịu bao đòn tra tấn dã man, ghê rợn như ăn phân chan máu và nuốt răng của mình… Ông Tằng khỏi bệnh, anh Thanh tiếp tục tặng thuốc cho con cháu, anh em ông Tằng, đều những người nghèo, lại mắc bệnh đau dạ dày quái ác.
Trong số những bệnh nhân được anh Thanh điều trị, tôi rất ấn tượng với anh Đinh Bách Diệp (183, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội). Anh Diệp coi anh Thanh như ân nhân cứu mạng mình. Anh Diệp bị loét dạ dày, nhưng vết loét rất quái gở, nằm ngay thành mạch máu. Đã mấy lần đi nội soi, song bác sĩ khuyên không nên mổ, vì vết mổ sẽ rất rộng, cắt rất nhiều dạ dày, lại phải tạo hình lại môn vị khá nguy hiểm. Mặc dù chỉ là vết loét ở dạ dày, song vết loét thường xuyên xuất huyết âm thầm, không gây đau đớn. Máu cứ lặng lẽ chảy từ vết loét, đầy dạ dày. Mất máu, đầu óc choáng váng, mất kiểm soát, anh lại lăn ra ngất xỉu.
Căn bệnh biến anh thành người mất hồn, rất yếu, không làm được gì. Dù bệnh viện kê đủ các loại thuốc cầm máu, thuốc đặc trị vi khuẩn HP, song vẫn không ăn thua, cứ 2-3 tháng lại xuất huyết trở lại. Nhiều lần, không cấp cứu kịp thì mất mạng. May nhờ những thang thuốc của anh Thanh, vết loét của anh đã lên sẹo hồng như một điều kỳ diệu…Tôi thắc mắc, anh chỉ cười xòa: “Tôi cũng mở hiệu thuốc ở Lào Cai, người bệnh đến cắt thuốc tôi vẫn lấy tiền. Nhưng tùy người, tùy hoàn cảnh.
Những người kia bản thân họ đã quá nghèo khổ rồi, mình làm phúc giúp họ, âu cũng là tích đức cho con cháu và cũng là tôn chỉ của những người hành nghề y chân chính”. Anh Thanh là truyền nhân đời thứ 5 của bài thuốc gia truyền chữa bệnh dạ dày. Từ đời cụ, đời ông rồi đến cha anh đều theo nghiệp thuốc cứu người. Song, thời trẻ anh Thanh lại theo nghiệp Tây y. Anh vốn học tập ở Bệnh viện Việt Đức, sau công tác ở Bệnh viện tỉnh và Hội Đông y Lào Cai. Thế nhưng, làm việc trong môi trường Tây y, anh lại càng khám phá ra những điều kỳ diệu của Đông y. Đông y khiến anh mê mẩn như bị bỏ bùa. Hơn 20 năm theo nghề, anh quyết định rời bỏ nghề bác sĩ để chuyển hẳn sang nghiên cứu Đông y.
Anh Thanh đã rong ruổi khắp các miền đất nước để tìm thảo dược quý hiếm.
Anh Thanh đã rong ruổi khắp các miền đất nước để tìm thảo dược quý hiếm.
Anh Thanh bảo rằng, dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha anh có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm. Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày. Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh).
Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông anh sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu chè, bia, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)… Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.
Vì vậy, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, anh Thanh phải nghiên cứu thêm rất nhiều vị thuốc mới nhằm hoàn thiện bài thuốc của mình và tùy từng nguyên nhân mắc bệnh mà tăng giảm liều lượng mới có tác dụng triệt để. Tuy nhiên, nói nghe có vẻ dễ nhưng để tìm ra phương thuốc thực sự hữu hiệu, anh Thanh đã dày công nghiên cứu hàng chục năm trời. Bước chân của anh đã in dấu lên khắp nẻo đường, khắp các khe suối, vách đá, rừng thẳm và cả những ngọn núi cao nhất nước Nam để tìm ra những cây thuốc quý. Thậm chí, anh còn đi xuyên cả sang nước bạn Lào để nghiên cứu.
Nhờ sự tận tâm, lòng say mê vô bờ cùng kiến thức Đông – Tây kết hợp, phương thuốc chữa bệnh dạ dày của riêng anh đã được ra đời. Hàng năm, có hàng trăm người bệnh được anh chữa khỏi. Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. Từ căn bệnh dạ dày, sẽ sinh ra đủ các thứ bệnh khác, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết.
Hiện tại, sức anh không giúp xuể số người đau dạ dày ở khắp cả nước, nên sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ, anh đã có một quyết định hệ trọng, đó là chuyển giao bài thuốc đặc biệt này cho một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thuốc Nam.“Hy vọng nhờ việc này, hàng vạn người bệnh trên cả nước sẽ được chữa khỏi, thay thế cho thứ thuốc Tây y khiến người bệnh dễ bị nhờn thuốc và có nhiều tác dụng phụ. Đó cũng là tâm niệm cả đời của tôi, được như thế, tôi cũng cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn…”.
Sau khi bài viết được đăng, rất nhiều độc giả đã gọi qua đường dây nóng đến tòa soạn để xin thông tin về lương y Phạm Văn Thanh. PV đã gọi điện xin phép lương y này cung cấp địa chỉ để độc giả tiện liên lạc: Lương y Phạm Văn Thanh - Nhà thuốc Hoàng Liên 166 Hàm Nghi - TP Lào Cai. Điện thoại: 0913230521
- Lê Trang- Bưu Điện Việt Nam