Nữ sinh này còn xưng “tao”, gọi bà ngoại và bố mẹ của mình là “chúng mày”. Phẫn nộ hơn, nữ sinh này còn gọi bà mình là "chó" rồi “phán” một câu xanh rờn: Vãi cả Bà Ngoại"" />

Diễn văn gây sốc và nữ sinh Việt chửi bà thậm tệ

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Nữ sinh này còn xưng “tao”, gọi bà ngoại và bố mẹ của mình là “chúng mày”. Phẫn nộ hơn, nữ sinh này còn gọi bà mình là "chó" rồi “phán” một câu xanh rờn: Vãi cả Bà Ngoại"

Ngỡ ngàng vì những lời khen nâng đỡ con của đấng sinh thành lại được đáp trả bằng những lời chửi thậm tệ của con cái khi chúng trưởng thành.
[links()]
Khen con đến tận mây xanh!

Những ngày vừa qua, nhiều tờ báo đăng tải lại bài phát biểu gây sốc của giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley ở bang Massachusetts (Mỹ) với câu nói thẳng thắn: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Theo đó, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc

“Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”, ông McCollough nói.

Nhiều người cho rằng, bài phát biểu gây sốc của thầy giáo McCollough dù ở bên kia đại dương nhưng đã phản ánh đúng phương pháp giáo dục đang tồn tại ở Việt Nam: đó là nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ bằng cách đưa trẻ lên mây xanh với những lời có cánh, những thành tích quá dễ dàng đã làm trẻ không nhận thức được hết giá trị của sự thành công.

Chị Vũ Lan Hương, nhân viên truyền thông của một công ty giáo dục tại Hà Nội phân tích: "Ngay từ nhỏ, hễ con ăn được 1 thìa bột hay 1 thìa cháo/cơm, lập tức, cả nhà xô vào khen con giỏi, con là siêu nhân. Con hát được trọn vẹn 1 bài hát cả nhà cũng đồng loạt hoan hô.

Lớn lên đi học, cứ mỗi phát biểu đúng, đứa trẻ sẽ nhận được một tràng vỗ tay của cả lớp. Cuối năm, cháu nào cũng lên lớp với thành tích xuất sắc, được học lực trung bình còn khó hơn loại tiên tiến.

Hệ quả của nền giáo dục “ưa nịnh” ảnh hưởng suốt cuộc đời con người, từ những đứa trẻ đến người làm quản lý. Vậy nên mới có chuyện hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của cả nước luôn ngất ngưởng trên 90%. Trường nào, địa phương nào cũng tự hào vì bảng vàng thành tích đó".

Một chuyên gia tâm lý cho rằng: "Những đứa trẻ được chăm bẵm, ngợi ca quá nhiều, tự cho mình là cái "rốn" của vũ trụ sẽ có một thói quen là mãi ngóng trông lời khen cho một hành động không có gì để đáng khen cả. Và đến khi trẻ làm một việc hết sức bình thường mà không được khen ngợi, chúng lại suy sụp cũng như dễ dàng đổ gục trước thất bại nhỏ nhặt nào".

"Phun châu nhả ngọc" đấng sinh thành

Quay trở lại với bài phát biểu gây sốc của thầy giáo McCollough bên trời Tây, khi trả lời phỏng vấn Fox News, ông này khẳng định: Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng.

Cùng quan điểm, chị Vũ Lan Hương cho biết: "Nhiều gia đình dù không quá giàu có nhưng vẫn cố gắng lo cho con đủ quần áo, xe cộ và tiền tiêu cho "bằng bạn bằng bè". Điều này chỉ có ích đối với những đứa trẻ biết cách ý thức, còn ngược lại sẽ tạo ra tâm lý đòi hỏi, dẫn đến sự ích kỷ, độc đoán của trẻ".

Những ngày qua, dư luận chưa hết bức xúc vụ nữ sinh chửi bố mẹ và người thân vì dám xúc phạm thần tượng của cô là nhóm nhạc Super Junior thì mới đây một teen girl mượn Facebook và dùng những lời lẽ vô lễ chửi bà làm cộng đồng mạng nổi sóng. Không ít người cho rằng, đây là hệ quả của nền giáo dục "ưa nịnh".

Status chửi bà và bố mẹ của cô gái có nickname Quỳnh Anh.
Status chửi bà và bố mẹ của cô gái có nickname Quỳnh Anh

Status đăng trên Facebook của một nữ sinh có nickname Quỳnh Anh, ở khu vực gần Kim Mã, Hà Nội chứa những từ xúc phạm và miệt thị không thể tưởng tượng nổi dành cho bà ngoại nữ sinh này.

Lí  do mà nữ sinh này xúc phạm bà ngoại của mình rất đơn giản: chỉ vì bà ngoại và cha mẹ của nữ sinh này bắt cô học và làm việc nhà như quét dọn, rửa bát, lau nhà...– những công việc mà dường như bất cứ một cô gái nào cũng biết làm.

Nữ sinh này còn xưng “tao”, gọi bà ngoại và bố mẹ của mình là “chúng mày”. Phẫn nộ hơn, nữ sinh này còn gọi bà mình là "chó" rồi “phán” một câu xanh rờn: Vãi cả Bà Ngoại" (cô gái cố tình viết hoa chữ “Bà Ngoại” để mọi người biết là mình đang chửi bà ngoại của mình).

Hai nữ sinh trên nằm trong số những đứa trẻ được lớn lên trong sự cưng nựng, khen tặng ngọt ngào ấy, giờ sẵn sàng “phun châu nhả ngọc” bất cứ lúc nào. Đau lòng nhất là những bậc phụ huynh của các bạn trẻ này.

Lướt qua mạng xã hội, người ta dễ dàng thấy vô vàn những lý do để các cô gái, chàng trai văng tục. Bực dọc vô cớ:

Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Thậm chí là chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Các cô cậu học trò còn tung hẳn “cẩm nang” chửi cho bài bản...

Một số người cho rằng, những lời khen từ tấm bé sẽ khiến trẻ luôn tự cho mình hơn những người khác, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì sở thích cá nhân của mình và thiếu đi lý tưởng sống. Bởi vậy mà nhiều người trẻ có thể đánh nhau để đạt được mục đích, sẵn sàng cướp của, giết người để có thể thỏa mãn nhu cầu bản thân.

Vấn đề đặt ra là các bậc phụ huynh, giáo viên cần chăm sóc và khích lệ trẻ thế nào cho đúng. Ông Marshall Duke, GS Tâm lý Đại học Emory (Atlanta) cho biết: “Chúng tôi đã khám phá được nhiều điều thú vị từ một cuộc điều tra đối với 40 giáo viên tiểu học. Các vị này thường xuyên khen học trò một cách nhiệt tình thái quá và kết quả là đã làm giảm bớt thậm chí đánh mất lòng kính trọng mà bọn trẻ dành cho mình”.

Khi trẻ gặp thất bại, đừng vội an ủi chúng bằng những lời khen không đúng sự thật. Chính sự thất bại sẽ giúp trẻ tự rút ra bài học cho mình và quan trọng hơn, trẻ hiểu được giá trị của sự cố gắng. Bởi vậy việc bao bọc một đứa trẻ bằng những lời ca tụng thì cũng có nghĩa là người lớn đang bào mòn khả năng đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống của trẻ".

  • Huyền Thương (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn