Đổ đường bêtông giữa trời mưa, Bộ trưởng Thăng có 'trảm tướng'?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo báo Dân trí, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường này được khởi công từ năm 2010, có mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó chi phí phần xây lắp 3 gói thầu là 50 tỷ đồng, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng.

 Theo báo Dân trí, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường này được khởi công từ năm 2010, có mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó chi phí phần xây lắp 3 gói thầu là 50 tỷ đồng, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng.

Trong đó thời điểm công ty 478 thi công trong điều kiện có mưa vào tối 5/9 ngoài Trưởng ban, thì Phó phó ban phụ trách kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật của ban cũng có mặt, giám sát thi công. Trước việc thi công trong điều kiện mưa gió, Trưởng ban Phạm Tấn Sinh cho rằng tình trạng mưa gió này chẳng nhằm nhò gì. Mưa mà nhiệt độ cao thì nó bốc hơi đi chứ chẳng làm sao cả. Theo kinh nghiệm của mình, ông Sinh còn cho biết nếu mặt thảm không đạt chất lượng thì có nhiều giải pháp, trong đó đơn giản nhất là cho lột lên, thi công lại.

“Chuyện này không có gì khó cả. Ngay cả ngoài quốc lộ 1 mặt thảm vừa đổ nhưng đã lượn sóng lên cũng phải lột lên, cắt bỏ làm lại cả thôi. Ở đây, tuyến đường này mới thảm một nửa đường, mà có nhiều đâu, chỉ vài chục mét cuối, nếu không đạt thì cho lột lên làm lại. Đơn giản thôi”.

Quả quyết 'đơn giản thôi' của ông Sinh khiến nhiều người không khỏi xót ruột. Nếu như công trình nào cũng làm theo kiểu cứ làm chưa đạt lại lột lên làm lại thì nguồn vốn đội lên ai sẽ chịu hay lại sử dụng tiền thuế của nhân dân để bù đắp thiếu hụt vào đó.

 
Đổ nhựa trong trời mưa không được thì lột lên làm lại  

Những mẻ bê tông so với nhà thầu chẳng đáng là bao nhưng với người dân thì là mồ hôi, công sức của họ vậy mà chỉ được nêu lý do xuê xoa là do tính toán sai, trót tính toán sai rồi nên biết sai vẫn làm là sao. Đúng là, chỉ có ở Việt Nam biết sai, lãng phí lắm nhưng vẫn phải làm thôi còn hơn để ế. Cứ làm để còn chấm công cho công nhân lao động. Trời mưa thì mặc trời mưa, hỏng do ông trời đã có nhà nước chịu.

Ngân sách nhà nước vốn eo hẹp mà cứ tốn tiền vào những cái tính toán sai của mấy ông dự án kia thì biết thế nào cho đủ. Chắc cũng vì thế mà Việt Nam ngày càng nghèo đi, nợ công ngày càng gia tăng.

Nhắc tới việc cứ làm hỏng lại sửa, người viết lại nhớ đến tuyên bố của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng "Chất lượng là danh dự của ngành giao thông, chúng ta phải biết xấu hổ khi thấy con đường xấu; cần nghiêm túc xử lý những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu, phải đưa ra khỏi ngành".

Qua kiểm tra thực tế thời gian gần đây cho thấy chất lượng lớp mặt bê tông nhựa của rất nhiều những tuyến đường bộ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tưới, láng nhựa. Điều này dẫn đến mặt đường nhanh  hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, gây tốn kém kinh phí và thời gian sửa chữa, ảnh hưởng đến uy tín của ngành trong xã hội.

Với trường hợp của ban QLDA TP Hà Tĩnh gây lãng phí như thế liệu Bộ trưởng Đinh La Thăng có "trảm tướng" như lời ông đã từng nói. Sự lãng phí vừa là túi tiền của người dân và vừa bộ mặt của ngành giao thông, dư luận đặt câu hỏi phải chăng đã đến lúc Bộ trưởng thực hiện lời hứa của mình?

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn