Các nước Đông Nam Á đang mạnh tay mua sắm vũ khí hạng nặng để bảo vệ lãnh thổ trên biển. Từ năm 2002 đến năm 2011, chi tiêu dành cho quốc phòng của Đông Nam Á đã tăng 42% - theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, những vũ khí được các nước Đông Nam Á mua sắm nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay chiến đấu cùng với tàu ngầm và tên lửa chống hạm. Đây là những loại vũ khí đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến đường biển. |
Singapore là nước mua sắm vũ khí mạnh tay nhất ở Đông Nam Á. Riêng năm 2011, Singapore chi 9,66 tỉ USD cho quốc phòng. Hiện Singapore là quốc gia sở hữu hạm đội tàu ngầm đông nhất khu vực tính tới thời điểm này. |
Năm 1995, Singapore ký hợp đồng mua lại 4 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Sjoormen của Hải quân Thụy Điển. Sau khi được tân trang, sửa chữa, chúng lần lượt được chuyển giao vào giai đoạn 1999 - 2002. |
10 năm sau, Singapore mua thêm 2 tàu ngầm lớp Vastergotland của Thụy Điển. Tàu có lượng giãn nước 1.150 tấn, dài 48,5 m, cần 28 thủy thủ vận hành. Nó trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533 mm và 3 máy phóng cỡ 400 mm. Lớp Vastergotland trang bị hệ thống chạy khí độc lập AIP tiên tiên cho phép tàu lặn trong thời gian dài. Tiếng ồn khi vận hành động cơ rất thấp nên tăng khả năng tàng hình con tàu trước thiết bị thủy âm học. |
Singapore đang đầu tư vào mua sắm máy bay chiến đấu F-15SG của tập đoàn Boeing Co của Mỹ |
Singapore cũng bổ sung 2 tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển vào đội tàu ngầm Challenger 4 chiếc hiện có. Với tổng trọng tải đạt 1.500 tấn, tàu ngầm lớp Archer có khả năng di chuyển với tốc độ 15 hải lý/giờ. Hỏa lực của tàu ngầm thuộc lớp này là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 3 ống cỡ 400 mm. |
Thái Lan có kế hoạch chi 257 triệu USD để mua sáu tàu ngầm Type-206 đã qua sử dụng, do Đức sản xuất. Dù bị dư luận phản đối, song hải quân Thái Lan vẫn khẳng định cần phải có tàu ngầm để tuần tra trên biển Andaman, vịnh Thái Lan và theo kịp những nỗ lực hiện đại hóa quân sự của hải quân các nước láng giềng. |
Nước này cũng nhắm đến tàu ngầm và chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển để phối hợp với loại tên lửa đối hạm RBS-15F. |
Với 54.700 km đường bờ biển, “quốc gia vạn đảo” Indonesia đã có 2 tàu ngầm |
Hiện Indonesia đang đặt mua thêm 3 tàu ngầm mới từ Hàn Quốc. |
Ngoài ra, Indonesia cũng nhập khẩu các hệ thống radar bờ biển từ Trung Quốc, Mỹ. |
Indonesia đang hợp tác với các công ty Trung Quốc để chế tạo tên lửa đối hạm C-705 và C-802. |
Hiện Malaysia sở hữu 2 tàu ngầm lớp Scorpene mua của Pháp. Tàu ngầm Scorpene có thể lặn sâu 350m, được trang bị sáu ống ngư lôi có thể bắn đồng thời với nhau, các tên lửa chống tàu thủy và ngư lôi chống tàu ngầm. |
Việt Nam đang mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Theo kế hoạch, chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Các tàu còn lại lần lượt được chuyển giao đến hết năm 2016. |
Tuy tăng đáng kể chi phí, nhưng theo các chuyên gia, ở Đông Nam Á không xảy ra hiện tượng chạy đua vũ trang. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng từng khẳng định: Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh. Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang. |
Thời gian qua, Trung Quốc cũng không ngừng phát triển lực lượng hải quân. Hiện Hải quân Trung Quốc có khoảng 350 tàu chiến mặt nước lớn nhỏ các loại, 9 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa hơn 60 tàu ngầm điện-diesel đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có lực lượng hải quân đông đảo nhất châu Á. |
Hải quân Trung Quốc chú trọng rất mạnh vào hạm đội tàu ngầm. Họ có hạm đội tàu ngầm đông đảo nhất thế giới hiện nay. Ngoại trừ những tàu ngầm chất lượng (lớp Kilo) nhập khẩu từ Nga, những tàu ngầm do họ tự đóng là một ẩn số mặc dù họ luôn quảng cáo chất lượng hàng đầu thậm chí vượt mặt Nga. |
Không quân hải quân Trung Quốc được đầu tư khá mạnh, họ có trong biên chế tiêm kích đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay là Su-30MK2 khoảng 24 chiếc, gần đây được bổ sung thêm tiêm kích J-11BS có vai trò tương tự như Su-30MK2, ngoài ra còn rất nhiều máy bay thế hệ cũ hơn. |