Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào là chuẩn nhất?
Dịp Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là lúc thời tiết bước vào giai đoạn nóng bức. Đây là lúc chuyển mùa, các loại sâu bọ, côn trùng phát triển mạnh hơn gây bệnh cho cây cối, vật nuôi và cả con người. Vì vậy, người dân thực hiện nghi lễ dân hương vào ngày này để cầu được mùa, tai qua nạn khỏi.
Người xưa cũng quan niệm, trong cơ thể người, đặc biệt là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống. Không diệt trừ chúng sẽ gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch. Do đó, phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo tục lệ từ xa xưa, người dân thường cúng 5/5 âm lịch vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giữa trưa - giờ chính Ngọ ngày 5/5 âm lịch là đẹp nhất. Bởi Đoan nghĩ là mở đầu, Ngọ là chỉ khoảng thời gian từ 11h-13h.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và các loại bánh trái có vị chua, cay, nóng. Trong đó, không thể thiếu bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè.
Tuy nhiên, lễ vật cúng vào dịp Tết giết sâu bọ này sẽ khác nhau giữa các vùng miền. Trong khi miền Bắc sử dụng bánh tro thì miền Nam có bánh ú, chè trôi nước, miền Trung lại dùng chè kê.
Người miền Bắc thường sắm lễ gồm các loại hoa quả mùa hè như mận, đào, xoài, vải, cơm rượu nếp...
Ngoài cỗ chay, người dân một số nơi cũng chuẩn bị thêm cỗ mặn trong đó món truyền thống là thịt vịt. Người xưa tin rằng, thịt vịt tính mát, tốt cho cơ thể trong ngày nắng nóng.
Sau khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, người dân sẽ cúng lễ từ sáng sớm. Sau đó, lễ được hạ để cả nhà ăn các loại quả chua, rượu nếp với mong muốn giét các loại sâu bọ, mầm bệnh trong cơ thể con người.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.