Hà Nội tạo điểm nhấn,công chức sắp đi làm bằng xe bus?

14:03, Thứ ba 06/08/2013

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội nên xem việc bóc đường nhựa, làm đường bê tông cho xe buýt nhanh là điểm nhấn độc đáo riêng của Thủ đô và tiến hành quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.

Sau khi báo chí phản ánh về việc một số đoạn trên tuyến đường xe buýt nhanh chạy từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa được bóc lớp đường nhựa, làm đường bê tông xi măng gây ra nhiều băn khoăn, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị liên quan làm rõ vấn đề này.

 
Theo báo Dân Trí, báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhanh từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa có chiều dài 14,7km, rộng 3,5m. Trong 14,7km đó, Hà Nội sẽ đào thay thế khoảng 3,3km mặt đường nhựa không đảm bảo yêu cầu bằng bê tông xi măng (chủ yếu tại các vị trí nhà chờ, điểm dừng đỗ). Hiện tại các đơn vị thi công đang làm đường dành riêng cho xe buýt đoạn từ phố Hoàng Ngân đến Khuất Duy Tiến với chiều dài 1,4km như thiết kế đã được phê duyệt.
 
Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc báo chí phản ánh đào bóc mặt đường cũ thay thế bằng mặt đường bê tông xi măng ở làn đường dành riêng cho xe buýt thể hiện sự lãng phí là thiếu cơ sở.

 

Nhiều tháng nay mặt đường nhựa trên đường Lê Văn Lương được bóc thay bằng mặt đường bê tông
Nhiều tháng nay mặt đường nhựa trên đường Lê Văn Lương được bóc thay bằng mặt đường bê tông
 
Để khẳng định điều đó, Sở GTVT Hà Nội đưa ra hàng loạt lý do như xe buýt nhanh có đặc điểm chạy với tần suất cao (khoảng 3 - 5 phút một chuyến), tốc độ nhanh và phải dừng đỗ thường xuyên tại các nhà chờ. Do vậy đòi hỏi kết cầu mặt đường cho làn dành riêng phải có cường độ cao, chịu được tác động của tải trọng trùng phục và tác động của lực hãm phanh khi dừng đỗ, đảm bảo không gây hư hỏng, phá hoại mặt đường trong quá trình khai thác.
 
Sở GTVT cũng cho biết, tuyến đường này do đơn vị tư vấn có nhiều năng lực, kinh nghiệm thực hiện lập dự án và thiết kế kỹ thuật (đã từng thiết kế tuyến xe buýt nhanh tương tự ở một số nước trên thế giới).
 
Trong quá trình lập, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật, đơn vị này đã lấy ý kiến các bộ ngành liên quan; đã được Bộ Xây dựng thẩm định; Ngân hàng Thế giới xem xét chấp thuận. Hơn nữa, Sở GTVT Hà Nội còn khẳng định đã tính toán và lựa chọn phương án thiết kế kết cấu mặt đường bê tông xi măng áp dụng cho những đoạn mặt đường cũ không đảm bảo yêu cầu về chịu tải theo tiêu chuẩn của tuyến xe buýt nhanh.
 
Theo Sở GTVT Hà Nội các đoạn phải đào mặt đường cũ để thay thế bằng mặt đường bê tông xi măng đã đưa vào sử dụng từ nhiều năm, cường độ mặt đường không đảm bảo yêu cầu. Cụ thể, đoạn Giảng Võ, Láng Hạ được đầu tư xây dựng từ năm 1985; đoạn phố Lê Văn Lương xây dựng vào năm 2003. Sở GTVT cho biết, theo quy định của Bộ GTVT về bảo trì đường bộ thì các đoạn đường này đều đã đến thời hạn phải sữa chữa lớn.
 
Hơn nữa, Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc lựa chọn kết cấu mặt đường bê tông xi măng đối với làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh là giải pháp kỹ thuật hợp lý. Một mặt giải pháp này đáp ứng được yêu cầu về cường độ, phù hợp với tính chất và điều kiện chịu tải của làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh tương tự như kết cấu thường được sử dụng tại các trạm thu phí…
 
Sở GTVT Hà Nội khẳng định rằng việc sử dụng kết cấu bê tông xi măng đối với làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh là giải pháp phù hợp mang tính chuyên môn kỹ thuật và không thể đánh giá là “lãng phí” hay “chơi trội”.
 
Trước hàng loạt các phân tích và dẫn chứng sắc bén được Sở GTVT đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng việc bóc đường nhựa, làm đường bê tông cho xe buýt nhanh là hợp lý. Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội nên xem việc làm đường riêng cho xe buýt này là điểm nhấn độc đáo riêng của Thủ đô và tiến hành quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.
 
Điều này không chỉ tạo được nét đặc trưng riêng, mỗi lần nghĩ đến Thủ đô người dân sẽ nghĩ ngay đến đường bê tông dành riêng cho xe búy nhanh mà còn góp phần vào công cuộc tuyên truyền phổ biến người dân tích cực tham gia đi xe buýt nhiều hơn nữa.

 

Sở GTVT Hà Nội cho rằng thông tin bóc đường nhựa, làm đường bê tông gây lãng phí là không có cơ sở!
Sở GTVT Hà Nội cho rằng thông tin bóc đường nhựa, làm đường bê tông gây lãng phí là không có cơ sở!
Trong tình trạng giao thông thường xuyên tắc nghẽn do có quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân hoạt động hiện nay, việc người dân sử dụng nhiều hơn nữa các phương tiện giao thông công cộng và vô cùng ý nghĩa và phù hợp.
 
Việc này lại càng nên khuyến khích khi trước đó, vào tháng 10/2011 Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Hà Nội và TP HCM chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ, nhân viên sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong tuần.
 
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc cán bộ và nhân viên ngành giao thông vận tải đi xe buýt là góp phần từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trầm trọng tại Hà Nội và TPHCM, cũng như tạo nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, yêu cầu này đã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
 
Thiết nghĩ, nhân cơ hội xe buýt ngày càng có nhiều đường dành riêng trên các đoạn đường ở Thủ đô, nên chăng Bộ Giao thông cần phát động mới phong trào mới, vận động công chức Hà Nội đi làm bằng xe buýt. Rất có thể, kết quả thu được sẽ khả quan hơn rất nhiều, công chức làm gương cho nhân dân, ùn tăc giao thông giảm hẳn.
  • An Khanh (Tổng hợp từ Dân Trí, Phunutoday)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc