Do nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án thủy điện Sông Bung 4, trên 60 hộ dân của thôn 2 (xã Tà Pơơ, Nam Giang, Quảng Nam) phải giải tỏa. Nhưng khi có được tiền đền bù, người dân đã đua nhau xây nhà tiền tỷ, xài điện thoại xịn, xe máy đắt tiền hay mua vé máy bay du ngoạn đi về ngay trong ngày.
[links()]
Chủ đầu tư thủy điện đã đền bù, hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho những hộ dân nhằm ổn định đời sống. Tuy nhiên với số tiền trên, người dân đã không sử dụng đúng mục đích mà ăn tiêu “xả láng”, đặc biệt hơn họ đã đốn rừng lấy gỗ đua nhau xây dựng nhà, sắm nội thất hàng tỷ đồng.
Do nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án thủy điện Sông Bung 4, trên 60 hộ dân của thôn 2 (xã Tà Pơơ, Nam Giang, Quảng Nam) phải giải tỏa. Chủ đầu tư thủy điện đã đền bù, hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho những hộ dân nhằm ổn định đời sống. Tuy nhiên với số tiền trên, người dân đã không sử dụng đúng mục đích mà ăn tiêu “xả láng”, đặc biệt hơn họ đã đốn rừng lấy gỗ đua nhau xây dựng nhà, sắm nội thất hàng tỷ đồng. |
Từ đầu thôn, những ngôi nhà gỗ hoành tráng đã được mọc lên bên cạnh những khu rừng già bạc ngàn. Theo anh P’nước Pim - Phó công an xãTà Pơơ, đồng thời là người dẫn đường cho hay: “Do chưa coi được ngày tốt để dọn về ở nên chủ nhà vẫn đóng cửa”. Được biết, chủ nhân ngôi nhà này của vị Bí thư xã Tà Pơơ. Tiếp vài bước nữa, cũng một ngôi nhà hai tầng đang trong giai đoạn thi công, qua tìm hiểu được biết nhà này là của mẹ vị Bí thư xã Tà Pơơ. |
Càng đi sâu vào trong làng, cảnh tượng người dân đua nhau làm nhà càng tấp nập, chẳng khác gì một công trường đang cưa xẻ gỗ. Một ngôi nhà có thể nói là to nhất, đẹp là của A Lăng Biên. |
Tiếp chuyện chúng tôi, nữ chủ nhân ngôi nhà cho biết: Ở nhà mới thích lắm. Nhưng đến bây giờ ngôi nhà này đã “ăn” hết của vợ chồng mình hơn 700 triệu rồi, chưa tính tiền gỗ. Trong khi nhà mình chỉ nhận được có 800 triệu thôi tiền đền bù của thủy điện. “Mình cũng muốn gởi tiết kiệm lắm, nhưng chồng mình không cho. Ổng nói tiền của mình mình tiêu chứ mắc gì phải đưa cho ngân hàng họ tiêu. Bây chừ mình đổi đời rồi, mình ưng làm chi mình làm…”, chị thật thà chia sẻ. |
Đứng trước ngôi nhà của anh Alăng Chốc (30 tuổi) mới hiểu câu nói “có tiền mua tiên cũng được”. Anh Chốc chia sẻ, tiền đền bù hỗ trợ được bao nhiêu vợ chồng mình đều dồn hết vào làm căn nhà này”. Khi vào bên trong ngôi nhà, mới choáng trước kiểu “biết chơi” của đại gia phố núi. |
Anh Chốc tiết lộ: Ngôi nhà này của em chưa tính tiền vật liệu, chỉ riêng tiền công cho thợ đã trên 600 triệu đó anh. Nếu nhẩm tính cả vật liệu, gỗ quý (gõ, dổi, táo) và các khoản phí khác, ngôi nhà này đã trên 1 tỷ đồng. |
Dọc theo đoạn đường chưa được 1km của thôn 2 nhưng không khí làm nhà như đang vào mùa “trẩy hội”. Do tình trạng khan hiếm thợ mộc nên nhiều căn nhà của người dân đang làm nửa chừng phải gác lại đợi thợ. |
Ông T’ơ Ngôl Kía – Chủ tịch UBND xã Tà Pơơ, tại đây ông Kía cho biết: Do nằm trong quy hoạch xây dựng thủy điện sông Bung 4, nên tất cả 4 thôn của xã đều được hưởng hỗ trợ theo khung quy định. Trong đó, những hộ được đền bù nhiều nhất như hộ ông Jơrâm Tình 4 tỷ, đại gia đình ông Ploong Dương trên 8 tỷ… |
Với số tiền trên, người dân không biết làm gì nên mới đua nhau xây nhà. Chính quyền không can thiệp được. “Sở dĩ có tình trạng người dân đồng loạt xây dựng nhà như vậy là do Ban quản lý thủy điện thúc người dân làm nhà nhằm sớm có nơi ở mới để giao mặt bằng nơi ở củ lại cho thủy điện”, ông Kía cho biết thêm. |
Nhưng việc người dân kéo nhau vào rừng đốn gỗ xây nhà thì chính quyền chỉ tuyên truyền mà rất khó đưa ra hình thức xử lý. Và thực tế sẽ rất khó xử lý khi mà ngay đầu thôn là ngôi nhà gỗ hai tầng của ông Bí thư xã Tà Pơơ án ngữ. |
Anh Ka Riềng Diệu - Trưởng công an xã Tà Pơơ cho biết: Sau khi người dân nhận được tiền đền bù thủy điện, trên địa bàn đã xảy ra nhiều chuyện “dỡ khóc dỡ cười” vì cách tiêu tiền không giống ai của họ. Phụ nữ thì ngại lên nương, thanh niên trong thôn đi bar như “cơm bữa”, xài điện thoại xịn, xe máy đắt tiền. Hay mua vé máy bay du ngoạn đi về ngay trong ngày. Đúng là hơn cả “Hai Lúa lên đời”, anh Diệu chép miệng cho biết. |
Do thiếu hiểu biết nên người dân đã không ý thức được việc mình làm. Nói theo cách của Chủ tịch UBND xã T’ơ Ngôl Kía thì: “Cứ tiêu tiền kiểu này thì khoảng 2 năm nữa người dân lại trở về với cuộc sống nghèo khổ như trước đây”. Ảnh: Phương Dung |