Hình ảnh tàu Vinashin ’chết lâm sàng’ trên biển Quảng Ninh

06:05, Thứ sáu 02/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Hai con tàu chở hàng rời thuộc dạng siêu trường, siêu trọng nằm trong vài con tàu lớn nhất trong ngành vận tải hàng hóa của Việt Nam đang nằm #39;chết#39; trên vùng biển Quảng Ninh trong tình trạng cũ nát, xuống cấp.

Hai con tàu chở hàng rời thuộc dạng siêu trường, siêu trọng nằm trong vài con tàu lớn nhất trong ngành vận tải hàng hóa của Việt Nam đang nằm 'chết' trên vùng biển Quảng Ninh trong tình trạng cũ nát, xuống cấp.

Tàu Speedy Falcon - trọng tải 64.285 tấn thuộc Cty CP vận tải Dầu khí Việt Nam và con tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - đang nằm “chết lâm sàng” ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh từ nhiều tháng qua.
Tàu Speedy Falcon - trọng tải 64.285 tấn thuộc Cty CP vận tải Dầu khí Việt Nam và con tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - đang nằm “chết lâm sàng” ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh từ nhiều tháng qua.

 

Tàu Green Sea tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Con tàu này được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã chết gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.
Tàu Green Sea tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Con tàu này được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã chết gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.

 

Vào đầu năm, con tàu được sửa chữa  và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài, trước khi quay trở lại  neo đậu vùng Hòn Nét 21- Cẩm Phả bất động kể từ tháng 4/2012 trở lại đây...
Vào đầu năm, con tàu được sửa chữa và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài, trước khi quay trở lại neo đậu vùng Hòn Nét 21- Cẩm Phả bất động kể từ tháng 4/2012 trở lại đây...

 

Một thủy thủ trực trên tàu cho biết, đã 6 tháng qua, họ không nhận được lương từ Công ty. “Tuy nhiên, so với “đồng nghiệp” trên vài con tàu của khác Vinashin đang  nằm “chết” trên vùng biển của Việt Nam thì thủy thủ của Green Sea sướng hơn nhiều vì được Cty chu cấp tiền ăn hàng ngày đầy đủ. Một lượng dầu cùng chiếc máy phát (kiểu đầu công nông) - vừa được tăng cường, nên buổi tối anh em vẫn xem tivi, duy trì hoạt động sinh hoạt tối thiểu và thắp vài ngọn đèn an toàn hàng hải”, anh này nói.
Một thủy thủ trực trên tàu cho biết, đã 6 tháng qua, họ không nhận được lương từ Công ty. “Tuy nhiên, so với “đồng nghiệp” trên vài con tàu của khác Vinashin đang nằm “chết” trên vùng biển của Việt Nam thì thủy thủ của Green Sea sướng hơn nhiều vì được Cty chu cấp tiền ăn hàng ngày đầy đủ. Một lượng dầu cùng chiếc máy phát (kiểu đầu công nông) - vừa được tăng cường, nên buổi tối anh em vẫn xem tivi, duy trì hoạt động sinh hoạt tối thiểu và thắp vài ngọn đèn an toàn hàng hải”, anh này nói.

 

Chất lượng con tàu đâu đâu cũng thấy hoen rỉ, xuống cấp
Chất lượng con tàu đâu đâu cũng thấy hoen rỉ, xuống cấp

 

Cờ nước ngoài hiện hữu trên nóc tàu Green Sea...
Cờ nước ngoài hiện hữu trên nóc tàu Green Sea...

 

Nguồn điện duy nhất là một máy phát... công nông vừa mới được bổ sung
Nguồn điện duy nhất là một máy phát... công nông vừa mới được bổ sung

 

Trong khi đó, tàu Speedy Falcon của Công ty CP vận tài Dầu khí Việt Nam cũng neo đậu tại khu vực Hòn Miều (TP. Hạ Long) từ tháng 11/2011 đến nay. Speedy Falcon có tuổi đời trên 32 năm và cũng không thể đăng kiểm tại Việt Nam (tàu này đang bị một ngân hàng trong nước tịch biên).
Trong khi đó, tàu Speedy Falcon của Công ty CP vận tài Dầu khí Việt Nam cũng neo đậu tại khu vực Hòn Miều (TP. Hạ Long) từ tháng 11/2011 đến nay. Speedy Falcon có tuổi đời trên 32 năm và cũng không thể đăng kiểm tại Việt Nam (tàu này đang bị một ngân hàng trong nước tịch biên).

 

Ông Hoàng Song Tùng - Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh nhận xét: 2 con tàu trên đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, quá cũ kỹ và không thể hoạt động ngay tức thời, khiến mỗi lần bão gió là cơ quan quản lý hàng hải địa phương hết sức lo lắng cho hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.
Ông Hoàng Song Tùng - Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh nhận xét: 2 con tàu trên đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, quá cũ kỹ và không thể hoạt động ngay tức thời, khiến mỗi lần bão gió là cơ quan quản lý hàng hải địa phương hết sức lo lắng cho hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.

 

Trong các lần kiểm tra của cơ quan cảng vụ đều cho thấy tình trạng xuống cấp do neo đậu lâu ngày không hoạt động; công tác bảo dưỡng không được chủ tàu quan tâm; không bố trí thuyền viên trực đầy đủ theo quy định; toàn bộ máy móc của tàu không vận hành được do không có điện và nguồn ác quy sử dụng trong  trường hợp khẩn cấp; hệ thống thủy lực trên boong bị rò rỉ, tời neo không hoạt động; trang bị cứu sinh an toàn (súng bắn dây, phao tự thổi, một số đền hiệu phao cứu sinh hết hạn sử dụng); lượng nhiên liệu trên tàu đều cạn kiệt, không đủ duy trì hoạt động bình thường của các trang thiết bị...
Trong các lần kiểm tra của cơ quan cảng vụ đều cho thấy tình trạng xuống cấp do neo đậu lâu ngày không hoạt động; công tác bảo dưỡng không được chủ tàu quan tâm; không bố trí thuyền viên trực đầy đủ theo quy định; toàn bộ máy móc của tàu không vận hành được do không có điện và nguồn ác quy sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; hệ thống thủy lực trên boong bị rò rỉ, tời neo không hoạt động; trang bị cứu sinh an toàn (súng bắn dây, phao tự thổi, một số đền hiệu phao cứu sinh hết hạn sử dụng); lượng nhiên liệu trên tàu đều cạn kiệt, không đủ duy trì hoạt động bình thường của các trang thiết bị...

 

Trong một sự việc khác, thủy thủ đoàn trên tàu Hoa Sen, con tàu tai tiếng nhất từng thuộc về Vinashin đang kêu cứu khi bị mắc kẹt tại Trung Quốc trong điều kiện thiếu thốn, nguy hiểm, có người bị nợ đến 11 tháng lương. Tàu Hoa Sen được Công ty vận tải viễn dương Vinashin mua vào tháng 11/2007 với giá khoảng 1.390 tỷ đồng. Khi mua, thực chất chỉ là một chiếc phà chạy biển (Ferry Boat) chứ không phải là tàu khách. Chạy chưa được một năm thì tàu ngưng hoạt động vì nứt đáy. Kiểm tra tại ụ thì phát hiện tàu đã bị nứt đáy 2 lần từ trước khi về Việt Nam do thiết kế sai.
Trong một sự việc khác, thủy thủ đoàn trên tàu Hoa Sen, con tàu tai tiếng nhất từng thuộc về Vinashin đang kêu cứu khi bị mắc kẹt tại Trung Quốc trong điều kiện thiếu thốn, nguy hiểm, có người bị nợ đến 11 tháng lương. Tàu Hoa Sen được Công ty vận tải viễn dương Vinashin mua vào tháng 11/2007 với giá khoảng 1.390 tỷ đồng. Khi mua, thực chất chỉ là một chiếc phà chạy biển (Ferry Boat) chứ không phải là tàu khách. Chạy chưa được một năm thì tàu ngưng hoạt động vì nứt đáy. Kiểm tra tại ụ thì phát hiện tàu đã bị nứt đáy 2 lần từ trước khi về Việt Nam do thiết kế sai.

 

Tàu Hoa Sen được chuyển giao từ Vinashin sang Vinalines kể từ tháng 7/2010. Đầu năm 2011, tàu được cho đối tác nước ngoài thuê định hạn tàu trong 6 tháng (giá 16.500 USD một ngày). Tuy vậy, không lâu sau khi đó, tàu tiếp tục gặp rắc rối khi bị bắt giữ tại Hàn Quốc để làm tài sản đảm bảo giải quyết một vụ tranh chấp hàng hải khác của Vinalines. Tổng công ty này sau đó phải trả số tiền gần 4,3 triệu USD để chuộc tàu. Sau vụ kiện, đối tác thuê đành “bỏ của chạy lấy người” khiến tàu Hoa Sen tiếp tục rơi vào tình trạng nằm không cảng Trung Quốc từ giữa năm 2011 đến nay.
Tàu Hoa Sen được chuyển giao từ Vinashin sang Vinalines kể từ tháng 7/2010. Đầu năm 2011, tàu được cho đối tác nước ngoài thuê định hạn tàu trong 6 tháng (giá 16.500 USD một ngày). Tuy vậy, không lâu sau khi đó, tàu tiếp tục gặp rắc rối khi bị bắt giữ tại Hàn Quốc để làm tài sản đảm bảo giải quyết một vụ tranh chấp hàng hải khác của Vinalines. Tổng công ty này sau đó phải trả số tiền gần 4,3 triệu USD để chuộc tàu. Sau vụ kiện, đối tác thuê đành “bỏ của chạy lấy người” khiến tàu Hoa Sen tiếp tục rơi vào tình trạng nằm không cảng Trung Quốc từ giữa năm 2011 đến nay.

 

Thuyền viên một con tàu khác thuộc Vinashin là Vinashin Atlantic cũng đang kêu cứu khi bị bỏ rơi ngay tại xứ mình. Thuộc hàng
Thuyền viên một con tàu khác thuộc Vinashin là Vinashin Atlantic cũng đang kêu cứu khi bị bỏ rơi ngay tại xứ mình. Thuộc hàng "đại ca" trong hàng chục con tàu của Vinashin, Vinashin Atlantic giờ là một núi phế liệu ngoài khơi biển Vũng Tàu. Atlantic được kéo về neo đậu ở đây từ tháng 5/2009. Tàu không có dầu nên không có điện, tất cả các thiết bị trên tàu đều ngừng hoạt động, một ngọn đèn cũng không thể thắp sáng.

 

Hiện trên tàu Vinashin Atlantic có 7 thuyền viên. Trừ 2 thuyền viên được đưa từ công ty CP vận tải biển Việt Nam (Vosco) là được trả lương, còn 5 thuyền viên của Vinashin thì hoàn toàn trắng tay. Không có một đồng dính túi, đói khát không biết kêu ai.
Hiện trên tàu Vinashin Atlantic có 7 thuyền viên. Trừ 2 thuyền viên được đưa từ công ty CP vận tải biển Việt Nam (Vosco) là được trả lương, còn 5 thuyền viên của Vinashin thì hoàn toàn trắng tay. Không có một đồng dính túi, đói khát không biết kêu ai.

 

Ông Lê Văn Chiến – Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu - nói rằng, cảng vụ đã gửi rất nhiều văn bản đến chủ tàu, đề nghị khẩn trương sửa chữa các trang thiết bị trên tàu. Phải tổ chức kiểm tra, giám sát, đảm bảo máy chính, máy tời, máy điện sẵn sàng hoạt động. Lắp đặt thiết bị neo bên phải khắc phục hậu quả đứt neo. Có biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp trong quá trình neo đậu tàu tại vùng neo Vũng Tàu. Nhưng chủ tàu không hề có bất cứ phản hồi nào.
Ông Lê Văn Chiến – Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu - nói rằng, cảng vụ đã gửi rất nhiều văn bản đến chủ tàu, đề nghị khẩn trương sửa chữa các trang thiết bị trên tàu. Phải tổ chức kiểm tra, giám sát, đảm bảo máy chính, máy tời, máy điện sẵn sàng hoạt động. Lắp đặt thiết bị neo bên phải khắc phục hậu quả đứt neo. Có biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp trong quá trình neo đậu tàu tại vùng neo Vũng Tàu. Nhưng chủ tàu không hề có bất cứ phản hồi nào.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc