Theo một công bố, đến nay, các yêu cầu chiến thuật và kỹ thuật cho các tàu cuối cùng đã được xác định.
Theo một thành viên của Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Chung Hee-su, để giải quyết các tiềm năng tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng , Hàn Quốc nên trang bị cho Hải Quân các tàu sân bay càng sớm càng tốt. Theo đó Hải quân đề nghị thực hiện dự án trong ba giai đoạn.
Máy bay trực thăng Dokdo của Hải quân Hàn Quốc
Ban đầu được áp dụng cho các máy bay trực thăng hạng hai " Dokdo ", cho phép máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay. Hải quân có thể nhận con tàu vào năm 2019 và nếu cần thiết sẽ bổ sung thêm các máy bay trong các lực lượng vũ trang của Mỹ, Anh và Tây Ban Nha.
Ở giai đoạn thứ hai đến năm 2028, Hải quân có thể phát triển một loại máy bay trực thăng thế hệ mới có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng đứng, tương tự như các máy bay trực thăng trên các tàu tấn công đổ bộ (UDC) "Juan Carlos I " của Hải quân Tây Ban Nha.
Ở giai đoạn cuối cùng đến năm 2036 Hải quân Hàn Quốc sẽ được trang bị 2 tàu sân bay 30.000 tấn, tương tự như các tàu sân bay "Cavour" của Ý, có thể mang theo 30 máy bay.
Tàu sân bay Cavour của Ý
Trung Quốc đã áp dụng các tàu sân bay đầu tiên trong năm qua và vẫn đang có kế hoạch phát triển các tàu sân bay mới. Còn Nhật Bản, Hải quân được phân loại như các lực lượng tự vệ, trong đó có hai tàu khu trục 22DDH 20.000 tấn có khả năng mang theo máy bay, tương tự như một tàu sân bay nhỏ.
Ngoài tham vọng tàu sân bay, Seoul đã công bố ý định của mình trong năm 2023 là sẽ mua ba tàu khu trục tiên tiến của Mỹ "Aegis" nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong việc cải thiện khả năng chiến đấu đối với Hải quân.
Tàu khu trục Aegis của Mỹ
Trước đó trong chương trình tăng cường khả năng chiến đấu, Hải quân Hàn Quốc sẽ phát triển các tàu ngầm đa mục đích. Seoul có kế hoạch trang bị thêm sáu tàu ngầm diesel - điện 1800 tấn lớp "Type- 214 ", dự kiến đến năm 2023 sẽ có 9 tàu loại này. Tiếp theo sẽ được đóng 9 chiếc tàu ngầm hạng nặng 3000 tấn KSS - III, được trang bị bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình với phạm bi lên tới 1.500 km.
Tàu ngầm diesel - điện lớp Type - 214 cuả Hàn Quốc
Tàu ngầm hạng nặng KSS - III của Hàn Quốc
Ngoài ra, Hàn quốc cũng có kế hoạch phát triển các tàu khu trục FFX mới với thiết bị trinh sát tiên tiến và một loạt các loại vũ khí hiện đại. Họ sẽ thay thế các tàu khu trục nhỏ " Ulsan ", " Pohang ". Tàu FFX sẽ được xây dựng trong hai đợt, mỗi đợt 12 chiếc . Để vào năm 2026 sẽ có một hạm đội chiến đấu đến 24 tàu.
Ngoài ra, số lượng các chương trình ưu tiên cũng bao gồm việc mua sắm máy bay giám sát và trinh sát. Đặc biệt, khả năng mua máy bay phản lực S -3 "Viking" của Hải quân Mỹ. Dự kiến sẽ mua 18 chiếc S -3 và những phiên bản nâng cấp của chúng. Bên cạnh đó, cũng sẽ mua thêm 16 chiếc máy bay tuần tra Hải quân P- 3CK.
Để tăng cường khả năng chống tàu ngầm, Seoul sẽ mua thêm 6 máy bay trực thăng săn ngầm mới vào năm 2022.
Trong tháng Giêng năm nay, Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 560 triệu đô cung cấp sáu máy bay trực thăng chuyên chống tàu ngầm AW -159 "Lynx Wildcat" cho Hải quân Hàn Quốc.
Trực thăng săn ngầm AW -159 Lynx Wildcat cua Mỹ
Có thể nói rằng, đến năm 2036 cùng với 2 tàu sân bay mới, và hàng hoạt các nâng cấp và trang bị mới, Hải quân Hàn Quốc sẽ gia tăng sức mạnh đáng kể. Nhưng các động thái này của Seoul có thể gây lên một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.