Hoàng đế nhắm mắt làm ngơ để con trai cướp mất vợ bé?

06:23, Thứ sáu 09/12/2011

( PHUNUTODAY ) - Chính Hoàng Thái Cực cũng là người đã đặt những nền móng cho việc nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, thống trị Trung Nguyên.

(Phunutoday) - Lâu nay, người ta đều gọi Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Thái Tổ Cao Hoàng Đế, coi ông như người sáng lập ra triều đình Mãn Thanh. Tuy nhiên, thực tế nhà Thanh chỉ được thành lập vào năm 1636, sau khi con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực thay cha lên ngôi Đại Hãn và quyết định đổi tên nước từ Kim thành Thanh.

Chính Hoàng Thái Cực cũng là người đã đặt những nền móng cho việc nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, thống trị Trung Nguyên. Song, đó là chuyện sau này. Bởi lẽ, ngay chuyện Hoàng Thái Cực thay cha lên ngôi Hãn cũng đã là một câu chuyện dài và lắm điều dị nghị…

1. Chuyện Hoàng Thái Cực kế thừa ngôi Hãn, rồi đăng cơ xưng làm Hoàng đế lâu nay vẫn là một nghi án trong lịch sử Thanh triều. Hoàng Thái Cực vốn là con trai thứ tám của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Vì vậy, xét theo thứ tự trưởng thứ, Hoàng Thái Cực có cả một đàn anh trai mà người nào cũng hung hăng, hùng hổ, không chịu kém cạnh bất cứ ai. Đó là còn chưa kể đến một loạt những người em trai cũng tài năng và tham vọng không kém ở phía sau.

 Đứng lửng lơ ở nơi cao không tới trời, thấp không tới đất, làm sao Hoàng Thái Cực lại có thể đánh bại những người anh em của mình, trở thành người đứng đầu của gia tộc Ái Tân Giác La, rồi sau đó là Hoàng đế triều Thanh?

Trên thực tế, với thân phận là con trai thứ tám, Hoàng Thái Cực hoàn toàn không được Nỗ Nhĩ Cáp Xích đưa vào danh sách những người kế thừa. Có thuyết nói rằng, trước khi chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích có để lại di chiếu truyền ngôi Đại Hãn cho Đa Nhĩ Cổn - một người thông minh, tinh quái nhưng tài năng. Chính Đa Nhĩ Cổn sau này đã giúp nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, chiếm được Trung Nguyên vào năm 1644 dù Hoàng đế nhà Thanh lúc đó là Thuận Trị - con trai của Hoàng Thái Cực.

Cũng có thuyết nói, trước khi chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích truyền lệnh, sau khi ông chết sẽ thực hiện chế độ tám bối lặc (thân vương) cùng nghị chính, quyết định việc nước. Chế độ nghị chính này của Nỗ Nhĩ Cáp Xích được cho là cách để hạn chế sự tranh chấp quyền lực giữa các hoàng tử đang diễn ra rất khốc liệt lúc bấy giờ.

f
Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nói chung, dù là giả thuyết nào đúng đi chăng nữa, người ta cũng không thấy sự xuất hiện của Hoàng Thái Cực như một ứng cử viên sáng giá của ngôi Đại Hãn.

Ứng cử viên sáng giá nhất lúc bấy giờ có lẽ chính là Đa Nhĩ Cổn, bởi lẽ Đa Nhĩ Cổn là người không chỉ nổi trội nhất mà còn là người có quyền lực nhất lúc bấy giờ. Đa Nhĩ Cổn cùng với A Tề Cách và Đa Đạc là anh em do cùng mẹ là A Ba Hợi - một thứ phi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích - sinh ra.

 Ba anh em Đa Nhĩ Cổn mỗi người nắm quyền thống lĩnh một “kỳ” trong số “bát kỳ” của quân đội nhà Thanh. A Tề Cách là con cả của A Ba Hợi, nắm quyền thống lĩnh Tương Hồng Kỳ, Đa Nhĩ Cổn là con trai thứ hai, nắm quyền thống lĩnh Chính Bạch Kỳ, Đa Đạc là con út, nắm quyền thống lĩnh Tương Bạch Kỳ.

Với tình hình lúc bấy giờ, có thể nói, sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích “nhắm mắt xuôi tay” thì người quyền lực nhất trong triều đình nhà Kim lúc bấy giờ là A Ba Hợi. Bởi lẽ nếu như một ngày A Ba Hợi nổi giận, chỉ cần phất tay, lập tức có thể huy động quân của ba trong số tám kỳ. Những kẻ muốn đối đầu với bà ta chưa kịp tập hợp quân thì có thể đã bị bà ta phái quân đến đánh cho tơi tả… Nếu như sự phân bổ quyền lực này không phải do Nỗ Nhĩ Cáp Xích chủ động tạo ra thì có lẽ ông vua này không hề thông minh như người ta vẫn ca ngợi.

Tuy nhiên, theo những gì sử sách ghi chép thì Nỗ Nhĩ Cáp Xích hoàn toàn không phải là một ông vua ngốc nghếch. Một người thống nhất được tất cả các bộ lạc nhỏ lẻ, lên ngôi Đại Hãn, đặt nền móng cho một mô hình đế quốc cực kỳ lớn mạnh như nhà Thanh có lẽ không phải là người ngốc nghếch tới mức không ý thức nổi chuyện tập trung quyền lực quá nhiều vào tay một người sẽ gây hậu họa tới mức nào.

Hành động thiết lập chế độ bát vương nghị chính của Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau này là một minh chứng rất rõ rằng vị Thái Tổ triều Thanh này ý thức rất rõ chuyện đó. Vì vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng việc giao quyền thống lĩnh ba trong số tám kỳ của quân đội nhà Kim cho ba người con trai của A Ba Hợi là một chủ ý của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông ta muốn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho người vợ bé của mình.

Điều khó hiểu chính là, mối quan hệ giữa A Ba Hợi và Nỗ Nhĩ Cáp Xích trước sau không hề tốt. Sử chép, từ năm 12 tuổi, A Ba Hợi được người của bộ tộc mình dâng cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi đó đã ngoài 60 để làm lễ vật. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đương nhiên chẳng quan tâm đến tuổi tác, chỉ cần có người giúp ông ta đẻ thật nhiều con trai để kế thừa cơ nghiệp là đủ.

Vì vậy, sau khi nhận được “món quà” đặc biệt này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã nhanh chóng “sủng hạnh” A Ba Hợi. Kết quả của sự sủng hạnh như tất cả mọi người đều biết, A Ba Hợi liên tiếp sinh cho ông vua già Nỗ Nhĩ Cáp Xích ba đứa con trai: A Tề Cách, Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc. Tuy nhiên, mối lương duyên giữa A Ba Hợi và Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ dừng lại ở đó.

2. Chuyện kể rằng, A Ba Hợi lúc bấy giờ là một tuyệt thế mỹ nữ, lại phải lấy một ông vua già nhăn nheo đã ngoài 60 tuổi, vì vậy chỉ một thời gian sau đó đã cảm thấy cực kỳ chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Tâm lý này hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi lẽ, A Ba Hợi vào thời điểm đó rõ ràng là một mỹ nữ tuyệt thế.

 Chỉ xem cách mà ông vua ngoài 60 Nỗ Nhĩ Cáp Xích giữ A Ba Hợi ở lại bên mình và liên tiếp sủng hạnh thì cũng đủ biết sức quyến rũ của người phụ nữ này tới mức nào. Một người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung lại phải chung sống, ái ân với một người đàn ông bằng tuổi ông nội mình thì dù có là Đại Hãn cũng không khỏi sinh ra cảm giác chán chường.

Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi nảy ra ý định tìm một người đàn ông khác trẻ trung và phù hợp hơn với mình.

Tuy nhiên, với những người đàn ông trong hậu cung của mình, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lúc nào cũng coi như bọn trộm cắp, giám sát cực kỳ chặt chẽ với những hình phạt thảm khốc vô cùng. Vì vậy, chuyện ngoại tình với những người đàn ông trong hậu cung là điều hoàn toàn không thể. Sau khi cân nhắc và suy tính, A Ba Hợi nghĩ ra rằng, muốn ngoại tình thành công thì chỉ có thể tìm những người thân cận với chính Nỗ Nhĩ Cáp Xích, những người ông ta hoàn toàn không đề phòng. Vì vậy, A Ba Hợi quyết định tìm cách quyến rũ chính những người con của chồng mình.

Cách làm của A Ba Hợi ngay cả với những người hiện đại chúng ta cũng có phần khó chấp nhận. Tuy nhiên, khoảng cách tuổi tác giữa A Ba Hợi và Nỗ Nhĩ Cáp Xích thực sự quá lớn. Chẳng nói tới Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ngay người con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Đại Thiện cũng đã hơn A Ba Hợi tới 7 tuổi. Với khoảng cách tuổi tác như vậy, người ta hoàn toàn có thể hiểu được lựa chọn của A Ba Hợi.

d
Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Tuy nhiên, không may là chuyện ngoại tình quá lộ liễu, A Ba Hợi nhanh chóng bị phát hiện. Một hôm, một người vợ khác của Nỗ Nhĩ Cáp Xích vội vàng chạy tới chỗ ông, hốt hoảng nói: “Vợ ông, A Ba Hợi, ra ngoài ngoại tình rồi! Chẳng biết là tới nhà con cả Đại Thiện hay là đến nhà con thứ tư Hoàng Thái Cực nữa”.

Có người trực tiếp tới báo, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đương nhiên không thể “nhắm mắt làm ngơ” được nữa, vì vậy, sau khi gọi A Ba Hợi về đã nghiêm khắc phê bình người vợ bé của mình: “Làm cái trò gì vậy? Không được làm vậy… Nhà này đã đủ loạn rồi! Ngươi còn sợ nó chưa đủ loạn hay sao?… Nếu tiếp tục như vậy, sẽ càng thêm loạn… Trong nhà không được loạn, phải ổn định…”. Những lời nói như hết hơi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đương nhiên không khiến A Ba Hợi từ bỏ những cuộc tình cuồng nhiệt của mình.

Vậy vì sao một người vợ ngoại tình với chính những người con của mình lại được Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao cho nhiều quyền lực nhất sau khi qua đời. Trên thực tế, mặc dù A Ba Hợi phóng túng, lẳng lơ nhưng không có ý định làm loạn, còn những người anh em khác của Nỗ Nhĩ Cáp Xích thì hoàn toàn có thể.

f
A Ba Hợi

Hơn nữa, việc giao quyền lực cho ba người con trai của A Ba Hợi cũng là cách để Nỗ Nhĩ Cáp Xích “tính sổ” với người vợ lăng loàn của mình. Mặc dù ba người con của A Ba Hợi nắm quyền lực ở ba kỳ, tuy nhiên, họ lại bị cô lập và trở thành đối thủ buộc bốn thân vương còn lại phải đề phòng. Một khi bốn vị thân vương còn lại với lực lượng quân đội của năm kỳ tập trung lại thì tất yếu, quyền lực của A Ba Hợi và những người con của bà ta sẽ bị tiêu diệt.

Và chuyện đó trên thực tế đã xảy ra. Ngay sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết chưa được bao lâu, bốn thân vương lập tức xông vào cung thất của A Ba Hợi buộc mẹ kế của mình phải tự vẫn. A Ba Hợi đã quyết định tranh cãi về đạo lý với bốn vị thân vương, tuy nhiên, kết quả của cuộc tranh cãi là A Ba Hợi treo cổ tự vẫn.

 Có thuyết nói rằng, bốn vị thân vương này đã dùng dây thừng buộc chặt chân của A Ba Hợi lại, dùng roi đánh chết người mẹ kế của mình. Dẫu sao, số phận một mỹ nữ tuyệt thế cũng đã kết thúc trong bi kịch.

  • Phong Nguyệt
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc