(Phunutoday) – Thông tin về một bé 3 tuổi đang theo học tại Trường mầm non số 5, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội chết do bị vi rút bệnh Tay – chân – miệng thể rất nặng (nhiễm virus EV71) nhiều phụ huynh có con em đang theo học tại ngôi trường này lo lắng, hoảng sợ không dám đưa con tới trường.
có biểu hiện sốt cao, gia đình cho uống thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, sau đó xuất hiện một vài ban đỏ ở đầu gối, tay trẻ. Ngày 17/9, bé N được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Bệnh nhi nhập viện trong trạng thái co giật, lơ mơ, bị biến chứng viêm cơ tim, phù phổi cấp, viêm não cấp. Dù đã được điều trị theo đúng phác đồ của
Bộ Y tế, tuy nhiên bé đã tử vong vào trưa 20/9.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với chủng virus EV71.
Theo Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương : “Bệnh nhi mắc bệnh ở thể tối cấp, nhiều khi ngoài tầm kiểm soát của các bác sĩ. Sau 24- 72 giờ bệnh đã chuyển biến rất nặng, trước đó, bé hoàn toàn khoẻ mạnh”, tiến sĩ Điển cho biết.
|
Có rất nhiều tin đồn thất thiệt làm sai lệch sự thật xung quanh việc bé H.T.B.N, học Trường mầm non số 5, phường Ngọc Hà tử vong (Ảnh minh họa) |
Có rất nhiều tin đồn thất thiệt làm sai lệch sự thật xung quanh việc bé H.T.B.N học Trường mầm non số 5 phường Ngọc Hà tử vong. Có tin nói, bé B.N chết ngay trên tay cô giáo, rồi lại có tin, hiện một cháu cùng lớp B.N cũng đang bị Tay- chân- miệng rất nguy kịch… Chính những tin đồn này đã làm phụ huynh ngại đưa con tới lớp, dù trường lớp, phòng học, đồ dùng, đồ chơi đã được cơ quan y tế khử trùng bằng cloraminB sạch sẽ.
Trường mầm non số 5, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội ngày thường tấp nập với gần 500 học sinh đến lớp mỗi ngày. Nhưng sau 3 ngày em học sinh H.T.B.N (học sinh của trường) tử vong vì Tay chân miệng, số em đến trường chỉ còn... 52 em.
Chia sẻ với báo chí, cô giáo Đỗ Thị Bích Vân, Hiệu trưởng Trường mầm non số 5 buồn bã nói: “Hôm nay, số học sinh tới trường chỉ còn 52 em. Con số này, chưa bằng sĩ số của một lớp. Các cô giáo vẫn đến trường, nhưng các con thì vắng quá”.
Được biết, ngày (20/9) sau một ngày bé N tử vong (bé tử vong ngày 19/9) do mắc bệnh Tay- chân- miệng, học sinh đến trường vẫn đạt con số 412/488 trẻ. Vào chiều cùng ngày em học sinh H.T.B.N tử vong, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã cử người đến để phun khử khuẩn, vệ sinh toàn bộ lớp học, đồ chơi, đồ dùng của các bé… Sang ngày 21/9 chỉ còn 280 em đến trường, đến sáng ngày 22/9 còn 126 em tới lớp, và sáng 23/9, con số này còn thụt thảm hại hơn, chỉ có 52 bé. Chưa bằng sĩ số lớp của bé H.T.B.N ngày thường với 59 em đi học đều đặn.
Trước những tin đồn gây hoang
mang trong xã hội, PV
Phunutoday đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Nhật Cảm - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội để rõ hơn về việc phòng tránh
dịch bệnh Tay- chân - miệng và để các bậc phụ huynh hiểu và an tâm hơn.
Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết: Đối với trường hợp của cháu bé 3 tuổi học Trường mầm non số 5, phường Ngọc Hà tử vong do nhiễm vi rút Tay- chân- miệng, thì ngay sau khi nhận được thông tin TTYTDP Hà Nội cũng đã có nhân viên đến phối hợp với nhà trường làm vệ sinh và phun thuốc khử khuẩn với tổng diện tích lớp là 1500m2 và hướng dẫn nhà trường làm vệ sinh hàng ngày đến khi nào chấm dứt dịch.
Ban giám hiệu nhà trường cũng đã làm việc với Ban phụ huynh thông báo trường hợp có cháu bé đó bị mắc bệnh, triệu chứng và hướng dẫn phụ huynh theo dõi con em mình để phát hiện bệnh và cách ly tại nhà không đưa con đến lớp.
Trường hợp của cháu bé H.T.B.N là trường hợp đặc biệt ít gặp nên các bậc phụ huynh cũng không nên hoang
mang lo sợ. Bởi theo nghiên cứu của TS.Bs Nguyễn Nhật Cảm thì trong số 121 mẫu nghiên cứu thì có 5 mẫu bệnh có
kết quả dương tính với vi rút EV 71. Trong số 5 trường hợp đó thì đã có 4 trường hợp bệnh nhân nhiễm vi rút EV71 đã được điều trị khỏi và về nhà.
TS. Nguyễn Nhật Cảm cũng cho biết: Theo số liệu thực tế nắm được gần đây thì hiện tại trên cả nước có 48.000 ca mắc bệnh, đã có 96 trường hợp tử vong (trong đó chiếm chủ yếu ở miền Nam với 88 trường hợp tử vong). Tại miền Bắc có 336 ca mắc bệnh và mới duy nhất 1 trường hợp cháu bé 3 tuổi tử vong.
TS.Nguyễn Nhật Cảm đưa ra lời khuyên tới các bậc phụ huynh: Nên tuân thủ 8 biện pháp phòng tránh của
Bộ Y tế. Với trường hợp cháu nào mắc bệnh thì nên cách ly ở nhà tránh lây lan, còn với các trường hợp cháu chưa bị bệnh thì không nhất thiết phải cho nghỉ ở nhà vì vi rút này lây truyền ở mọi nơi, nếu ở nhà mà vệ sinh không tốt, người trông trẻ không đảm bảo vệ sinh thì các cháu bé vẫn mắc bệnh. Như vậy, việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường mới là điều cần thiết chứ không nên cho trẻ nghỉ học.
8 biện pháp phòng chống bệnh Tay – chân – miệng Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Tay - chân - miệng. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh bằng vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh Tay - chân - miệng như sau: 1. Người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót, đi vệ sinh. 2. Người bệnh nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. 3. Các gia đình, trường mầm non, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh. 4. Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường mầm non, nhà mẫu giáo, chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh. 5. Cho trẻ ăn chín, uống chin, không ăn chung thìa, bát. 6. Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh. 8. Các nhà trẻ, mẫu giáo phải có các khu vực rửa tay bằng xà phòng, có khu vực xử lý chất thải theo quy định. |