“Cứ mỗi lần đi nước ngoài về, vào bệnh viện trong nước lại thấy buồn. Vào đến bệnh viện là khổ sở” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ tại diễn đàn quốc gia lần đầu về chất lượng bệnh viện tổ chức ở Hà Nội.
[links()]
Phát biểu tại diễn đàn quốc gia lần đầu về chất lượng bệnh viện tổ chức ở Hà Nội vào ngày 5/12, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngậm ngùi: “Cách đây 5, 10 năm cho đến gần đây, sao bệnh viện của mình không thể xanh sạch đẹp, khoa khám bệnh chật chội? ... |
... Bệnh nhân phải chờ 6-10 tiếng mới đến lượt khám bệnh, công nghệ thông tin ứng dụng không đồng bộ. Cứ ra các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore thấy bệnh viện của họ xanh, sạch đẹp ngăn nắp, nhưng bệnh viện nước mình thì không”... Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) của Singapore - một bệnh viện chuyên khoa tiên tiến cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hàng đầu. |
Bà cũng khẳng định điều này phụ thuộc rất nhiều vào các đồng chí lãnh đạo bệnh viện. “Vào đến bệnh viện thì khổ sở, nguyên nhân do cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng, quản lý bệnh viện chưa hiệu quả”. – Bộ trưởng Tiến nói. Bệnh viện Mount Alvernia của Singapore - bệnh viện đa khoa có 303 giường, luôn xem bệnh nhân là trung tâm của các dịch vụ chăm sóc chu đáo, nhiệt tình với nhiều lĩnh vực chuyên khoa đa dạng.“Cứ mỗi lần đi nước ngoài về, vào bệnh viện trong nước lại thấy buồn. Vào đến bệnh viện là khổ sở”. – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói. |
Người dân chắc chắc sẽ rất hiểu nỗi buồn của Bộ trưởng Y tế. Đây là hình ảnh nhà vệ sinh của Bệnh viện Nội tiết Trung ương (80 Thái Thịnh 2, Thịnh Quang, HN). Vì không có cửa phòng vệ sinh nơi có bồn cầu đi nặng nên các bệnh nhân đi nặng hoặc nhẹ thường phải "chạm trán" trong trường hợp oái oăm vì ngượng. |
Chỉ cần một ngày vào viện là đã có thể mục sở thị đầy đủ thực trạng kinh hoàng và hôi hám từ nhà vệ sinh bệnh viện rồi. |
Bộ trưởng không buồn sao được khi bệnh nhân nằm tràn ra cả hành lang, bịt lối đi làm những điều dưỡng đẩy băng ca chuyển bệnh nhân liên hồi lớn tiếng “nép vào”. Bệnh nhân chờ khám tại bệnh viện Nhi TƯ |
Rồi lại xếp hàng dài chờ đợi kết quả |
Quá tải là điều thường được thấy trong các bệnh viện |
Bên trong các phòng bệnh, bệnh nhân rất đông khiến ai một lần vào bệnh viện đều cảm thấy…ngộp thở. |
Thậm chí, có sản phụ bị liệt, vào viện Phụ sản Trung ương phải nằm ghép với sản phụ khác trên chiếc giường đơn. Không thể tự di chuyển cơ thể, chị đành ngồi vào góc giường suốt 4 tiếng đồng hồ (từ 12h đến 16h ngày 11/11) chờ đến giờ mẹ chị vào chăm và giúp trở mình. Sản phụ ghép chung giường cùng chị vừa mổ nên cũng nằm bất động một chỗ. Và từ 17h ngày 11/11 đến hơn 17h hôm sau), sản phụ liệt vẫn nằm nguyên một tư thế. |
Ngồi quá lâu ở một tư thế, dưới hông sản phụ này bị sưng cục, phồng to như quả táo |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong nhiệm kỳ mới chọn giảm tải bệnh viện làm nhiệm vụ hàng đầu nhưng cho rằng “giảm tải không phải làm ngày một ngày hai mà có lộ trình”. Hồi tháng 3/2012, trả lời câu hỏi tại phiên họp thứ 6 - Ủy ban thường vụ QH, khi bị truy về tình trạng quá tải bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hứa giảm nhiệt trong 2013 bằng cách tăng viện phí. |
Trước đó, tại phiên chất vấn của QH ngày 13/11, thừa nhận thực trạng xuống cấp y đức, tiêu cực trong ngành mình quản lý, song Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác và còn lâu dài. Theo bà Tiến, trong điều kiện quá tải, cơ sở vật chất chật chội, bác sĩ khám nhiều quá thì không thể hòa nhã, nhân cách cũng khó mà giữ được... Phải chăng, vì thế mà nhiều bệnh nhân không dám đến viện khám vì sợ bác sĩ vừa khám vừa chửi như hát hay? Nhiều sản phụ tử vong vì bác sĩ tắc trách? Thậm chí, việc để quên dao, kéo trong người bệnh nhân hay cắt nhầm bộ phận cơ thể của người bệnh? Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (bệnh nhân bị cắt nhầm 2 quả thận) tại bệnh viện Trung ương Huế. |
"Chúng tôi hiểu, người nhà mong muốn bệnh nhân được chăm tốt nhưng hãy dứt khoát không đưa phong bì và giám sát nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi", bà Tiến đưa ra giải pháp. |