Cổng địa ngục - Turkmenistan
Hố lửa khồng lồ Darvaza nằm trên sa mạc Karakum của Turkmenistan. Năm 1971, các kỹ sư địa chất Liên Xô vô tình tạo ra hố lửa khi thăm dò địa hình tại đây. Máy khoan thăm dò đã khoan nhầm một hang ngầm chứa khí gas, khiến các kỹ sư phải đốt lửa để ngăn chặn quá trình rò rỉ khí metal độc hại. Tuy nhiên, ngọn lửa đã không được dập tắt theo như mong muốn mà tiếp tục cháy trong hơn 40 năm qua.
Ngọn lửa vĩnh hằng ở thác nước Eternal Flame, phía tây New York, Mỹ
Nép mình sau một thác nước ở phía tây bang New York là một ngọn lửa bất diệt. Vẻ đẹp của nó không chỉ ở sự vĩnh cửu tuyệt đối, ở vị trí thơ mộng, mà còn ở chính bí ẩn đằng sau nó.
Các nhà khoa học tại Đại học Indiana phát hiện rằng ngọn lửa vĩnh hằng tại công viên Chestnut Ridge ở New York (Mỹ) có nguồn gốc khác thường, không giống những ngọn lửa vĩnh hằng khác trên thế giới. Nhiệt độ phiến đá bên dưới chỉ bằng nhiệt độ của một tách trà, không đủ nóng để tạo ra một ngọn lửa cháy mãi, hàng trăm có thể đã hàng nghìn năm như vậy.
Hơn nữa, đá bên dưới không phải là đá cổ như dạng đá phiến cho phép sự thẩm thấu khi đốt như ở những nơi có ngọn lửa vĩnh hằng khác. Về thành phần khí, khí rò rỉ ở đây có nồng độ etan và propan cao nhất trong các ngọn lửa tự nhiên được biết đến trên thế giới.
Guanziling - Đài Loan
Thị trấn Guanziling của thành phố Đài Nam có vị trí nằm trên đường đứt gãy chứa methane, loại khí thường thoát ra ngoài không khí qua các vết nứt của Trái Đất. Ở hang động này (ảnh), khí methane từ các dòng nước nóng đã cung cấp nhiên liệu cho khiến ngọn lửa luôn bùng cháy. Theo một truyền thuyết, ngọn lửa trên đã cháy từ 300 năm trước.
Ngọn lửa bất diệt cháy trong hơn 2000 năm ở Thổ Nhĩ Kì
Ở vùng núi Chimaera, cách thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km, hàng chục ngọn lửa cháy suốt hàng nghìn năm qua trong lòng đá.
Người dân gọi khu vực có hàng chục ngọn lửa này là Yanartas. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là những ngọn lửa bốc cháy. Những ngọn lửa được tiếp nhiên liệu bởi khí mê-tan thoát ra từ các gốc đá, và đã cháy liên tục ít nhất trong 2.500 năm qua. Các hốc đá này là nơi thoát khí mê-tan lớn nhất được phát hiện cho tới thời điểm hiện nay.
Nhiều năm qua, các thủy thủ đã sử dụng những ngọn lửa này thay cho những ngọn hải đăng để xác định phương hướng. Tuy nhiên, ngày nay, ngọn lửa thường được khách du lịch đi bộ đường dài sử dụng để đun trà.
Những ngọn lửa ở cánh đồng than Jharia, Ấn Độ
Việc khai thác than ở đây đã có từ cuối những năm 1800, đám cháy đầu tiên được báo cáo vào 1920. Từ 1970 khi các công ty khai thác than chuyển từ khai thác ngầm sang khai thác lộ thiên (làm than đá bị phơi ra trong không khí có Oxy và dễ bốc cháy) thì nạn cháy mỏ than trở nên nghiêm trọng.
Khi đám cháy đủ lớn, chúng thiêu rụi cả mặt đất làm tất cả nhà cửa, thậm chí đường ray cũng bị phá hủy. Vào năm 1995, lửa cháy âm ỉ dưới lòng đất đã lan tới bờ sông làm sập tường chắn, gây ngập úng bãi khai thác và làm chết 78 công nhân mỏ.
Ngọn lửa bất diệt của Baba Gurgur
Ngọn lửa này nằm giữa trung tâm cánh đồng dầu mỏ ở Iraq được tạo nên bởi khí ga tự nhiên rỉ qua lớp đá cứng. Người dân địa phương nói rằng những người chăn cừu đã sử dụng ngọn lửa này để sưởi ấm trong những tháng rét mướt. Truyền thuyết còn cho thấy những thai phụ mong sinh con trai thì nên đến thăm ngọn lửa này. Ngọn lửa Baba Gurgur có thể là nguồn gốc câu chuyện Hỏa lò trong Kinh thánh: Nhà Vua Nebuchadnezzar đã ném ba môn đệ Do Thái vào Hỏa Lò vì không chịu cúi đầu trước bức tượng thần vàng.
Trong hàng nghìn năm, người dân bản địa đã sử dụng nhựa đường tự nhiên ở Baba Gurgur để làm nhà, đường xá và vào những việc khác. Những ngọn lửa có thể được nhìn thấy từ cách xa hàng dặm, khách du lịch đến cũng có thể nhìn thấy chúng từ thành phố Kirkuk. Những ngọn lửa này cũng thải ra khí hidro sulfua gây chết người, vì vậy khách du lịch đến thăm nơi đây sẽ thấy biển báo hiệu phải đứng đầu gió để không hít phải khói độc.
Khó tin: Sóng biển bất ngờ đóng băng Điều ít thấy đã xảy ra trên biển khi cơn sóng biển bỗng dưng đóng băng. |