Lạ lùng phong tục đi chợ sắm cô dâu ở Bulgaria

18:40, Thứ ba 28/02/2012

( PHUNUTODAY ) - Những người khách hàng đến đây chỉ cốt tìm cho mình được một cô vợ ưng ý.


(Chuyên lạ) - Thông thường, mọi người đến chợ để tìm mua những hàng hóa cần thiết, nhưng trong phiên chợ đặc biệt, họp bốn lần trong năm ở Bulgaria thì điều tưởng chừng như tất nhiên này lại không xảy ra. Những người khách hàng đến đây chỉ cốt tìm cho mình được một cô vợ ưng ý.

1. Tại những ngôi làng nhỏ thuộc miền Trung Bungaria vẫn còn lưu giữ một tục lệ vô cùng kì lạ. Đó là những phiên “chợ cô dâu” được tổ chức một cách náo nhiệt bốn lần trong năm.

Vào ngày thứ bảy đầu tiên trong năm, ngôi làng Mogila nhỏ nhé gần vùng Stara Zagora bỗng trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết, đâu đâu trong khu chợ cũng tràn ngập tiếng ồn ào tranh luận của những người đàn ông, phụ nữ và cả đám trẻ con.

Tuy nhiên, sự tranh cãi ồn ào, náo nhiệt này không phải để mua bán những món hàng, những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống mà xuất phát từ cuộc mua bán hết sức lạ lùng trong một phiên chợ đặc biệt: “Chợ cô dâu”.

1
Những phiên “chợ cô dâu” được tổ chức một cách náo nhiệt bốn lần trong năm.


Chỉ họp bốn lần trong năm, “chợ cô dâu” diễn ra vào những ngày lễ tôn giáo, thường trong mùa xuân và mùa hè. Buổi họp chợ trước hết là cơ hội cho những người dân sống du cư được gặp gỡ, chuyện trò và làm mai mối cho con trai, con gái của họ.

Những người này đều thuộc dòng Cơ đốc chính thống (cộng đồng người Roma) và sống trong một xã hội nam quyền nơi mà thanh niên chỉ được phép kết hôn với người trong bộ tộc.

Không chỉ có thế, phiên chợ cũng là một cơ hội cho các cặp vợ chồng mới kết hôn kỷ niệm lễ cưới của mình bằng cách nhảy múa trên nóc xe ô tô và uống rượu mừng. Ngoài ra, theo truyền thống, các teen nữ bị nghiêm cấm hà khắc việc giao tiếp với bạn trai, mà chủ yếu đã bỏ học từ năm lên 11 - 12 tuổi.

Vậy nên, đối với cả nam nữ thanh niên Roma, “chợ cô dâu” trở thành một dịp hiếm hoi để những thanh thiếu niên được vui đùa cùng nhau như bao bạn trẻ bình thường khác.

Vào mỗi phiên chợ, có hàng nghìn người Roma tập trung về đây như một sự kiện văn hóa truyền thống trọng đại. Và hoạt động chính, sôi nổi nhất chính là hoạt đồng bán gả và tìm vợ. Những người độc thân thuộc cộng đồng Roma sẽ tới đây để tìm cho mình một cô vợ trong phiên “chợ cô dâu”.

Còn các cô gái trẻ diện những bộ đồ đẹp nhất, trang điểm sao cho thật nổi bật với những bộ trang sức đắt tiền đi cùng với bố mẹ tới khu chợ với hy vọng sẽ tìm ra được người chồng sẵn sàng trả khoản tiền kếch xù để rước mình về làm vợ tương lai.

Thông thường, các gia đình tự chuẩn bị một chiếc bục để làm sân khấu cho cô con gái của họ thể hiện khả năng ca hát, nhảy múa, hay đơn giản để cho cô dâu trẻ nổi bật trước đám đông.

Nhưng cũng có không ít các gia đình “khoe” con gái bằng cách phô trương tài sản với những đồ trang sức vàng lấp lánh mà người con gái mang theo.

Khi một người con gái và một người đàn ông ưng mắt nhau, họ có thể tiến tới nói chuyện và tìm hiểu thêm về đối phương để có thể đưa ra những lựa chọn về người vợ của mình. Ngoài ra, trong chợ, người ta có thể bắt gặp những người em của cô gái đi cùng để được các chàng trai mời kẹo.

Khi người chị của họ được lọt vào mắt xanh của chàng trai nào đó thì tất cả liền bị cuốn vào vũ điệu múa bụng bốc lửa để chào mừng.

Các cô gái khác chưa lọt vào mắt ai cũng tham gia nhảy múa với hy vọng sẽ được chàng trai nào đó để ý và ngỏ lời cầu hôn. Những người đàn ông trong gia đình thì có nhiệm vụ đứng gần đó canh gác để đảm bảo mọi việc đều trong tầm kiểm soát.

2. Thông thường, muốn được rước một cô gái mình yêu về làm vợ, chàng trai Roma phải trả cho nhà gái một khoản tiền mà bố cô dâu yêu cầu. Bản thân các cô gái đến khu “chợ cô dâu” cũng luôn mong mỏi có thể kiếm được một người chồng tốt, với điều kiện kinh tế đảm bảo cho cuộc sống tương lai.

 Vì thế, tại “chợ cô dâu” này, một thiếu nữ xinh đẹp có thể được chàng trai muốn lấy làm vợ trả giá mấy ngàn euro. Mẹ của Lana đi cùng con gái xinh đẹp đến đây với mong ước con mình có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ được nhiều chàng trai vì bà không muốn con bà lui tới các vũ trường.

 Hay như trường hợp của hai chị em Kalinka và Galina đi cùng cha và đến từ làng Krivo Pole. Mặc dù thời tiết rất lạnh nhưng điều ấy không thể ngăn cản hai chị em Kalinka và Galina diện áo váy sặc sỡ, mỏng manh, đi đôi dép xăng đan màu vàng.

Chị em Kalinka và Galina thỏ thẻ nói khi bên cạnh là ông bố Lazar đang canh chừng rằng: “Cái đẹp cần sự hy sinh. Nhiệm vụ của chúng tôi hôm nay là tỏa sáng”.

Cả hai đang gửi đi ánh nhìn tinh nghịch về phía những người đàn ông trẻ đang ngượng ngùng, do dự gần đó. Ông Lazar hy vọng có thể kiếm được khoảng 35.000 USD sau khi gả hai cô con gái. Không chút hài hước, ông bố ấy vẫn giữ vẻ mặt khó đăm đăm và rất căng thẳng: “Đó là cái giá của tôi. Tôi sẽ không gả hai đứa nếu không có tiền”.

1

 Món tiền chú rể bỏ ra để có một cô dâu chỉ đóng vai trò tượng trưng nhằm chứng minh rằng người đàn ông ấy có thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình tương lai của mình.


Cũng chính vì vấn đề tiền gả bán con của cha mẹ cô dâu mà những phiên “chợ cô dâu” hiện nay đang bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ vì tính thực dụng cũng như tình trạng biến tướng không đẹp của nó.

 Ngay cả một số người dân trong cộng đồng Roma cũng có ý kiến phản đối việc gả bán con để lấy một khoản tiền lớn của các ông bố, bà mẹ. Hristo Nikolov - một nhà hoạt động xã hội - nói rằng: “Tôi kịch liệt phản đối những phiên chợ này bởi phụ nữ bị xem như một loại hàng hóa”.

3. Tuy nhiên, điều này dường như không hề ảnh hưởng đối với một số cô gái hay những người có nhu cầu tìm kiếm cho mình một người vợ thực sự. Với các cô gái, mọi chuyện chỉ như một trò vui vô hại.

Donka, 22 tuổi, có vẻ ngoài hiện đại trong chiếc quần jean, áo phông, chia sẻ cô không cảm thấy có bất kỳ sức ép nào từ phía bố mẹ mình. “Bố mẹ tôi không đuổi con đi bằng mọi giá. Tôi không thích món tiền đó chút nào nhưng đó là cách mà thế hệ bố tôi làm” - Donka cho biết.

Trong khi đó, những người đàn ông sẵn sàng trả tiền để cưới người vợ ưng ý thì nghĩ rằng đó chỉ là khoản tiền tượng trưng cho công sức nuôi dạy cô gái của bố mẹ.

 Đồng thời, đó cũng là cách để chứng mình rằng anh chàng có đủ khả năng đảm bảo cuộc sống cho cô gái sau này. Còn điều quan trọng nhất vẫn là phải có sự đồng thuận và cảm tình từ phía cô gái.

Alexey Pamporov - chuyên gia ngành nhân khẩu học và xã hội học tại Học viện xã hội mở ở Sofia - là một trong những người nghiên cứu về các khu “chợ cô dâu” trong nhiều năm cũng nghiêng về ý kiến bảo vệ “chợ cô dâu”: “Chúng ta không thể nói đây là hôn nhân sắp đặt bởi các cô gái không bị lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Giữa hai bên có sự đồng thuận 100%”.

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, hôn nhân của các cô gái chưa thành niên từng rất phổ biến trước đây nhưng giờ thì việc này rất hiếm.

 Món tiền chú rể bỏ ra để có một cô dâu chỉ đóng vai trò tượng trưng nhằm chứng minh rằng người đàn ông ấy có thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình tương lai của mình.

Pamporov giải thích: “Bạn cũng vậy thôi. Trước khi kết hôn, bạn cũng muốn biết người chồng tương lai của mình có nhà, ô tô hay một công việc ổn định hay không”.

Chọn cô dâu
Chọn cô dâu


Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng cho rằng việc duy trì những khu “chợ cô dâu” đang có xu hướng bị tô vẽ và không còn như trước đây.

Ngày nay, phong tục độc đáo này đang làm gia tăng sự lo ngại về quyền của phụ nữ trong cộng đồng cũng như tình trạng ép hôn hay mang thai khi chưa đến tuổi trưởng thành. Cái giá phải trả để cưới được một cô vợ trong phiên chợ cởi mở này cũng không hề rẻ.

Một cô gái trẻ có nhan sắc sẽ không thể lên xe hoa nếu như cha mẹ cô không nhận được khoản tiền vài chục nghìn euro.

Vậy nhưng, bất chấp những vấn đề đó, “chợ cô dâu” vẫn là một trong những hoạt động sôi nổi, độc đáo, kì lạ. Năm nào cũng có khoảng hơn 2000 người từ khắp đất nước Bulgaria kéo đến tham dự “chợ cô dâu” độc đáo, có một không hai trên thế giới này.

Đinh Minh

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc