Lan Anh: Tham vọng mang nhạc cổ điển đến gần công chúng

( PHUNUTODAY ) - Bên cạnh công việc giảng dạy ở Học viện âm nhạc quốc gia, cô cũng không ngừng sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc có giá trị... Lan Anh muốn mình là người tiên phong trong việc đem nhạc cổ điển đến với bạn yêu nhạc.

Ca sĩ Lan Anh được đánh giá là một trong những giọng soprano (nữ cao) tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh công việc giảng dạy ở Học viện âm nhạc quốc gia, cô cũng không ngừng sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc chỉn chu, có giá trị. Với nỗ lực đó, Lan Anh muốn mình là một trong những người đi tiên phong trong việc đem nhạc cổ điển đến cần hơn với bạn yêu nhạc.
[links()]
Chim sơn ca bé nhỏ

Từ khi còn là một cô bé 4 tuổi, Lan Anh đã bắt đầu học những bài hát đầu tiên. 5 tuổi đứng trên sân khấu, mọi người bắt đầu đặt cho cô ca sĩ nhí biệt danh “sơn ca” vì giọng hát cao vút, bay bổng lay động lòng người.

Giải nhất cuộc thi Tiếng hát vàng anh là động lực đầu tiên khiến Lan Anh quyết định theo đuổi con đường âm nhạc để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Cô vẫn nhớ những ngày tháng đáng nhớ khi còn học trong nhạc viện.

“Thế hệ chúng tôi hồi đó khó khăn hơn rất nhiều so với các em bây giờ. Tất cả mọi người cùng chung một chí hướng là phải làm sao học cho thật tốt, cố gắng làm sao để không thua kém bạn bè,… Hồi đó tuy vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng niềm đam mê được hát lúc nào cũng cháy bỏng trong người…”

Những ngày gian khó ấy đã cho Lan Anh những cái gạch đầu dòng đầu tiên trong sự nghiệp. Ấy không chỉ là những kiến thức nghề nghiệp vô cùng hữu ích, mà hơn cả đó là niềm tình yêu nghề, niềm khát kháo được thể hiện bản thân trên sân khấu. Cô sơn ca bé nhỏ ngày nào giờ đã đủ lông đủ cánh để cất lên những tiếng hát hữu ích cho cuộc đời.

Từ khi còn là một cô bé 4 tuổi, Lan Anh đã bắt đầu học những bài hát đầu tiên. 5 tuổi đứng trên sân khấu, mọi người bắt đầu đặt cho cô ca sĩ nhí biệt danh “sơn ca” vì giọng hát cao vút, bay bổng lay động lòng người.
Từ khi còn là một cô bé 4 tuổi, Lan Anh đã bắt đầu học những bài hát đầu tiên. 5 tuổi đứng trên sân khấu, mọi người bắt đầu đặt cho cô ca sĩ nhí biệt danh “sơn ca” vì giọng hát cao vút, bay bổng lay động lòng người.

NSND Trung Kiên, người thầy đã dìu dắt Lan Anh từ những năm đầu tiên đã nhận xét: “Lan Anh là một trong số những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc Nhạc viện Hà Nội. Theo tôi, Lan Anh là một học sinh thông minh, có nhạc cảm về thanh nhạc”.

Giờ cô học trò đó đã là một giảng viên khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia, một trong những giọng soprano (nữ cao) xuất sắc nhất hiện nay.

Người ta biết đến Lan Anh qua những ca khúc như Người lái đò trên sông Pôcô, Cùng hành quân giữa mùa xuân, Bóng cây Kơnia, Bài ca hi vọng… Một loạt giải thưởng trong những năm sau đó đã không phụ sự khổ luyện của Lan Anh:

Giải Nhì Giọng hát hay Hà Nội năm 1997, Giải Người thể hiện hay nhất bài hát về người lính và chiến tranh cách mạng trong cuộc thi Tiếng hát Truyền hình toàn quốc lần thứ 2, Giải Nhất cuộc thi Hát thính phòng, nhạc kịch toàn quốc năm 2001.

Để đạt được những giả thưởng lớn đó là cả một chặng đường nỗ lực không ngừng của “Chim sơn ca bé nhỏ” – biệt danh mà nhiều khán giả yêu mến dành cho Lan Anh.

Những ca khúc Lan Anh chọn để thể hiện đều đã từng gắn bó với các tên tuổi lớn như NSND Thu Hiền, NSND Lê Dung,… Vậy nên, tất nhiên người nghe thường có sự so sánh mỗi khi nghe cô hát. Lan Anh tâm sự, những nghệ sĩ đi trước là những người cô luôn luôn tôn trọng và học hỏi, nhưng Lan Anh muốn mình lưu lại trong lòng khán giả bằng chính những dấu ấn riêng.

Những người yêu nhạc cổ điển, hẳn chẳng thể nào quên được sự kiện Lan Anh đầu tư cả gần tỉ đồng để làm Album “Hãy yêu nhau đi” vào năm 2009. Làm một sản phẩm âm nhạc kì công trong khi biết chắc chẳng thể nào thu lãi, nhưng Lan Anh biết mình không hề mù quáng.
Lan Anh đầu tư cả gần tỉ đồng để làm Album “Hãy yêu nhau đi” vào năm 2009. Làm một sản phẩm âm nhạc kì công trong khi biết chắc chẳng thể nào thu lãi, nhưng Lan Anh biết mình không hề mù quáng.

“Làm sao cho người ta nghe, người ta nhận ra đó là Lan Anh, chứ không phải Lê Dung, Thu Hiền, đó là một điều không hề dễ. Và điều đó khiến cho Lan Anh càng phải cố gắng không ngừng…” – Lan Anh tâm sự.

Khi được hỏi, giữa hai việc đứng trên bục giảng và đứng trên sân khấu, Lan Anh thích công việc nào hơn, cô không ngần ngại trả lời: “Tôi yêu cả hai công việc ấy”. Với Lan Anh, đứng trên bục giảng cũng là một cách để tự hoàn thiện mình.

Hơn nữa, những học trò của Lan cũng có niềm đam mê cháy bỏng là được ca hát, đó là hình ảnh của Lan Anh hơn chục năm về trước, say mê học hỏi và khổ luyện không ngừng. Hình ảnh ấy nhắc nhớ Lan Anh về sứ mệnh Sơn ca của mình, nhắc cô phải tiếp tục trau dồi bản thân, tiếp tục hát và cống hiến.

Điều đó thật sự thiêng liêng và cũng là đam mê cả đời cô theo đuổi. Còn sân khấu là nơi cho cô được thể hiện mình, cũng là nơi cô thu nạp những bài học kinh nghiệm vô cùng cần thiết cho thế hệ kế tiếp.

Lan Anh tâm sự: “Tôi không tiếc và cũng chưa bao giờ hối hận vì đã đi theo con đường âm nhạc, bởi đó là lựa chọn, là đam mê lớn nhất đời tôi. Tất nhiên có những điều làm được và chưa làm được nhưng tôi đã cống hiến hết mình cho âm nhạc.

Cô vẫn đang ấp ủ những kế hoạch âm nhạc cho riêng mình. Và nếu Lan Anh lại đổ vào đó hàng tỉ đồng thì người ta cũng không lấy làm ngạc nhiên nhiều vì với Lan Anh, “đã làm thì phải làm cho tử tế”.
Cô vẫn đang ấp ủ những kế hoạch âm nhạc cho riêng mình. Và nếu Lan Anh lại đổ vào đó hàng tỉ đồng thì người ta cũng không lấy làm ngạc nhiên nhiều vì với Lan Anh, “đã làm thì phải làm cho tử tế”.

Ước mơ được đứng trên sân khấu và là một cô giáo đều đã có cả 2. Hơn nữa tôi cũng không phải là người quá hiếu thắng. Đơn giản tôi nghĩ mình là người biết phấn đấu và hài lòng với những gì đang có, giống như câu hát trong bài “Khát vọng” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn:

“Hãy sống như đời sống, để biết yêu nguồn cội... Hãy sống như đời núi, vươn đến những tầm cao... Hãy sống như biển trào, để thấy bờ biển rộng... Hãy sống và ước vọng, để thấy đời mênh mông...”. Còn nếu lúc nào cũng điên đảo vì tham vọng này hay tham vọng khác thì cuộc sống cũng không yên bình”.

Muốn là người định hướng

Những người yêu nhạc cổ điển, hẳn chẳng thể nào quên được sự kiện Lan Anh đầu tư cả gần tỉ đồng để làm Album “Hãy yêu nhau đi” vào năm 2009. Làm một sản phẩm âm nhạc kì công trong khi biết chắc chẳng thể nào thu lãi, nhưng Lan Anh biết mình không hề mù quáng.

Trước hết, cô muốn tri ân với những khán giả đã yêu mến giọng hát của mình, và cũng là để cho khán giả được nghe một sản phẩm âm nhạc mang tính nghệ thuật cao, “đáng đồng tiền bát gạo”.

Không đao to búa lớn, không phát ngôn, tuyên bố,… Lan Anh vẫn đều đặn cho ra đời những đứa con tinh thần “ra tấm ra món” bằng cả tấm lòng, tâm huyết của mình.

Hơn ai hết, Lan Anh hiểu rằng, dòng nhạc thính phòng nếu không cầu kỳ, đầu tư vào nó thì rất khó. Vì dòng nhạc này mang tính phương Tây nên hình ảnh, cảnh quay, âm nhạc cũng phải được đầu tư phù hợp.

Mỗi khi làm album, Lan Anh không để tâm lắm đến kinh tế mà chỉ muốn làm được một sản phẩm mình yêu thích trong cuộc đời nghệ sĩ. Giai đoạn cô làm album “Hãy yêu nhau đi”, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, dòng semi classic (bán cổ điển) đang rất được ưa chuộng và cô tin đó là một quyết định hợp thời.

Không ít lần, Lan Anh trăn trở về dòng nhạc cổ điển mà cô đang theo đuổi. Bởi không thể phủ nhận đó là dòng nhạc bác học, người hát phải khổ công đã đành, người nghe cũng thấy khó.

Nghĩ đi nghĩ lại, cô vẫn quyết tâm gắn bó với nó, và trăn trở tìm ra cách nào đó để công chúng chịu khó nghe, hiểu và yêu thứ âm nhạc đó. “Mình phục vụ số đông công chúng, nhưng mình cũng không thể chiều họ được. Với Lan Anh, nghệ sĩ không chỉ là người phục vụ, mà còn là người đi trước định hướng”

Vậy nhưng, có một thực tế là ca sĩ đi theo dòng thính phòng đều phải chấp nhận thực tế nhận là họ không có nhiều đất diễn và không thể so sánh với dòng nhạc thị trường, dân gian.

Lúc nào, những nghệ sĩ “nhạc đỏ” như Lan Anh cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều khán giả đón nhận dòng nhạc này hơn. Bởi trong khi các ca khúc nhạc nhẹ chỉ hát một đến vài lần là chán nhưng có những ca khúc thính phòng vẫn sống mãi cùng thời gian và người ta vẫn mãi muốn nghe như Mẹ yêu con, Bài ca hy vọng...

Mặc dù không “hot” như các ca sĩ thị trường hiện nay nhưng Lan Anh vẫn luôn tự hào khi đều có mặt trong các chương trình kỷ niệm lớn của quốc gia, đồng thời các chương trình nhỏ vẫn đi liên tục.

Thời buổi đời sống giải trí bát nháo, những giá trị thật giả lẫn lộn, Lan Anh gần như đứng ngoài cuộc. Cô quan niệm: “Hãy sống đúng với lương tâm của mình”. Có lẽ bởi vậy mà dù đã trải qua nhiều năm trong nghề nhưng cuộc sống của Lan Anh khá bình lặng, yên ổn.

Chưa bao giờ Lan Anh để xảy ra những chuyện cãi vã hay tai tiếng nào ảnh hưởng đến công việc của gia đình. “Còn những cám dỗ thì không phải mình không có, nhưng bản thân mỗi người phải biết điểm dừng ở đâu.

Từ trước đến giờ, tôi chưa thực sự sống hết mình, vẫn còn rất rụt rè, lúc nào cũng sợ mình là cô giáo không được thế này, không được thế kia, mọi người còn nhìn vào” – Lan Anh chia sẻ.

Hiện giờ, Lan Anh đang sống cùng gia đình trong một căn chung cư nhỏ ở Hoàng Hoa Thám. Chồng cô là nhân viên ngân hàng. Anh cũng là người giúp Lan Anh rất nhiều trong việc nuôi dạy cậu con trai Quốc An trong lúc cô vắng nhà đi diễn.

Niềm vui lớn nhất của Lan Anh bây giờ là hạnh phúc gia đình và được chứng kiến sự trưởng thành của các học trò dưới sự hướng dẫn của mình. Ẩn trong đôi mắt đẹp mơ màng và nụ cười luôn bừng sáng của Lan Anh là vẻ đẹp của sự viên mãn.

Cô vẫn đang ấp ủ những kế hoạch âm nhạc cho riêng mình. Và nếu Lan Anh lại đổ vào đó hàng tỉ đồng thì người ta cũng không lấy làm ngạc nhiên nhiều vì với Lan Anh, “đã làm thì phải làm cho tử tế”.

  • Nam Giang
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn