Công thức trộn giấm trắng và đường phèn
Đường phèn hay còn được gọi là đường Saccharose là một loại đường chưa tinh chế, được chiết xuất từ cây mía hoặc nhựa cây cọ. Sau đó được kết tinh thành những tinh thể lớn bằng cách làm lạnh siro đường với thành phần chủ yếu là saccharose, nguyên tố vi lượng giúp giải phóng thành fructose và glucose. Khác với các loại đường thông thường, đường phèn chứa ít calo hơn, có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị ngon hơn. Trong ẩm thực Châu Á, loại đường này hầu như không còn xa lạ và được dùng làm độ ngọt thanh nhẹ cho trà, món tráng miệng và gia vị cho các món ăn khác.
Để tạo hỗn hợp giấm trắng và đường phèn, bạn hãy pha theo cách sau: - Cho 2-3 viên đường phèn vào cốc
- Đổ một ít dấm trắng vào cốc
- Cho một lượng nước ấm vừa phải
- Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đường phèn tan hoàn toàn, chờ đến khi nguội bớt là có thể sử dụng.
Lưu ý, bạn nên dùng nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 - 60 độ C để đảm bảo đường phèn tan hoàn toàn trong dung dịch nước - giấm.
Giấm trắng và đường phèn trộn với nhau có tác dụng gì?
- Giảm nồng độ cồn trong máu: Khi bạn cảm thấy chóng mặt và khó chịu sau khi uống rượu bia, một ly hỗn hợp giấm trắng pha với đường phèn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn nhờ vào khả năng làm dịu dạ dày của đường phèn.
- Điều trị hôi miệng: Chỉ cần uống hai ly giấm trắng pha với đường phèn mỗi ngày, sau ba ngày bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
- Chữa lành vết loét miệng: Cách làm tương tự như cách giảm hôi miệng đã nêu trên. Bạn hãy uống hai ly mỗi ngày để nhanh chóng làm lành các vết loét trong miệng.
Một số tác dụng khác của đường phèn
Đường phèn tính mát, có khả năng giải nhiệt nên được dùng phổ biến trong nấu ăn, làm bánh hoặc pha chế đồ uống. Dưới đây là những tác dụng của đường phèn với sức khỏe:
- Bổ tỳ và phế: Đường phèn được Đông y đánh giá là vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Người bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
- Giải nhiệt cơ thể: Đường phèn là loại đường đơn cung cấp nhiều năng lượng ở dạng glucose, có tác dụng giảm căng thẳng, giải nhiệt, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì thế, nhiều món ăn bổ dưỡng như yến chưng, chè, canh giải nhiệt… sử dụng đường phèn để tạo ngọt.
- Trị ho và viêm họng: Đường phèn chưng với chanh hoặc quất là bài thuốc Đông Y có tác dụng trị ho, viêm họng rất tốt. Hỗn hợp này giúp làm sạch miệng và cổ họng, từ đó làm dịu và cắt cơn ho.
- Bổ thận sinh tinh: Nam giới có thể chưng đường phèn với đậu bắp, sau đó chắt lấy nước uống để cải thiện chức năng tình dục.
- Có lợi cho não: Đường dạng mishru là loại thuốc tự nhiên cho sức khỏe của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ cũng như giảm căng thẳng và mệt mỏi tinh thần. Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa với ít đường sẽ giúp cải thiện trí nhớ.
- Có lợi cho phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, phụ nữ thường đối mặt với triệu chứng trầm cảm. Việc thêm đường phèn vào bữa ăn nhẹ được xem là một liều thuốc chống trầm cảm, giảm căng thẳng và thay đổi nội tiết tố cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bởi có thể làm tăng tiểu đường thai kỳ, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
- Hỗ trợ làm tăng sữa mẹ: Trong đường Saccharose có chứa một dạng đường không chứa hóa chất và chất tẩy trắng là Tal Mishri, rất tốt cho quá trình mang bầu của mẹ.
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang cho con bú, uống sữa nóng thêm ít đường có tác dụng cung cấp đủ sữa cho bé nhờ vào khả năng tăng sản xuất sữa và kích thích các mô vú. Vì đường này không quá ngọt nên không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.