(Phunutoday) - Cả dòng suối kéo dài 500m rộn rã náo nức. Nhân dân đổ xô hai bên bờ reo hò cổ vũ, dưới dòng suối các đội thi hối hả vượt lên, mặt nước sôi động, những đàn cá hoảng sợ chạy trốn, để cuối cùng nằm gọn trong vợt, trong lưới của những người dân.
Sáng nay (14/5), tại Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình đã diễn ra Lễ hội Đánh bắt cá suối tháng 3 trên dòng suối Cái chảy qua địa phận xã Lỗ Sơn. Đây là lễ hội được tổ chức thường niên của người dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Sáng nay (14/5), tại Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình đã diễn ra Lễ hội Đánh bắt cá suối tháng 3 trên dòng suối Cái chảy qua địa phận xã Lỗ Sơn. Đây là lễ hội được tổ chức thường niên của người dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Phần thi bơi chải trên dòng suối |
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân từ xã Lỗ Sơn và các xã lân cận trong vùng đã đổ về dòng sối Cái khu vực xóm Tân Vượng để tham gia vào Lễ hội Đánh bắt cá. Trước khi đánh bắt cá, nhân dân làm lễ cúng thần Thành Hoàng, thần Suối tại miếu thờ Thành Hoàng ngay bên bờ suối. Nghi lễ cúng kéo dài khoảng 1 tiếng. Thầy cúng khấn bằng tiếng Mường, cầu xin các vị thần cho phép dân đánh bắt cá suối và cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi nảy nở, nhà nhà no đủ, ấm êm.
Nghi lễ cúng thần Linh và Thành Hoàng làng trước khi bắt đầu Lễ hội. |
Sau nghi lễ cúng là nghi lễ đánh bắt cá. Đại diện chính quyền xã quang mẻ lưới đầu tiên sau đó mới tới phần hội : thi quang chài, thi bơi, thi chèo bè. Sau khi tổ chức lễ hội , người dân được đánh bắt trong 10 ngày, sau đó dòng suối được giữ gìn cấm đánh bắt để giữ cá cho mùa lễ hội năm sau.
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình gần 50km, xã Lỗ Sơn có dân số là 3.200 người, với 80% là người Mông, đồi núi chiếm ¾ diện tích của xã.
Các đội ngồi giải lao ngắm thành quả sau cuộc thi. |
Được biết, dòng suối Cái bắt nguồn từ các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đổ về sông Bưởi. Đoạn chảy qua Lỗ Sơn kéo dài 6km. Uống lượn bao bọc và cung cấp dòng nước ngọt ngào tưới mát cho vùng đất Lỗ Sơn. Về mùa lũ thì nước mênh mông như lòng sông. Lòng suối sâu, rộng, nước lặng là điều kiện thuận lợi cho các đàn cá sinh sôi nảy nở nên nơi đây có rất nhiều cá. Người dân nơi đây đã chọn dòng suối này để làm nơi tổ chức Lễ hội Đánh bắt cá suối thường niên- ghi dấu một nét văn hóa trong sinh hoạt của người Mường.
Cá sau khi đánh bắt được nướng lên liên hoan. |
Lễ hội đánh bắt cá suối tháng 3 của người Mường nơi đây đã có từ xa xưa. Sau đó bị gián đoạn một thời gian, đến những năm 90 của thế kỷ XX thì được khôi phục lưu giữ lại nét văn hóa truyền thống cho người dân tộc Mường.
- Nguyễn Thị Thi