Lời sám hối muộn của người bỏ chạy khỏi sóng thần Nhật Bản

( PHUNUTODAY ) - Michelle Park – một nữ kiến trúc sư trẻ người Hàn Quốc - làm việc tại Tokyo luôn cảm thấy một nỗi ám ảnh tội lỗi khi rời khỏi đất nước “mặt trời mọc” vào lúc nan nguy này. “Lúc này đây, tại Seoul, tôi cảm thấy mình đã quá ích kỷ.

(Phunutoday) - Trận sóng thần kinh hoàng vừa qua đã cuốn theo một phần cuộc sống của nước Nhật ra biển cả, để lại những nỗi đau, mất mát, phóng xạ và kinh hoàng không nguôi cho những người ở lại, cũng như những người quyết định ra đi.

Michelle Park – một nữ kiến trúc sư trẻ người Hàn Quốc - làm việc tại Tokyo luôn cảm thấy một nỗi ám ảnh tội lỗi khi rời khỏi đất nước “mặt trời mọc” vào lúc nan nguy này.

Mô tả ảnh.
Michelle Park, một nữ kiến trúc sư trẻ của Hàn Quốc làm việc tại Tokyo cho tới khi sóng thần xảy ra.
“Lúc này đây, tại Seoul, tôi cảm thấy mình đã quá ích kỷ.

Giống như nhiều đồng nghiệp và bạn bè người ngoại quốc của tôi làm việc tại Nhật Bản, tôi bị dày vò mãi bởi quyết định nên đi hay ở lại sau trận động đất ngày 11/3.

Có là cuộc đấu tranh đầy khó khăn; truyền thông nước ngoài, đại sứ quán Mỹ, bạn bè, và dĩ nhiên cả cha mẹ đang đứng ngồi không yên của tôi bảo tôi nên rời khỏi đó.

Và rồi tôi cũng đến xếp hàng cùng hàng trăm người khác, thổn thức cả đêm tại sân bay chờ cất cánh về Seoul.

Tôi rất yêu Tokyo và hoàn toàn hạnh phúc với công việc của mình tại một công ty kiến trúc, vì thế phải rời xa những đồng nghiệp người Nhật, cảm giác thật giống như một sự phản bội.

Thật không công bằng đối với nhóm làm việc của tôi ở văn phòng, những người phải tiếp tục làm việc như thể mọi chuyện vẫn bình thường, ngay cả khi điều kiện sinh hoạt ngày càng trở nên bất ổn hơn.

Ngày hôm sau trận động đất diễn ra, mọi người vẫn trở lại văn phòng như những ngày làm việc khác, nhưng khi ngày dần trôi qua, tất cả những nhân viên không phải là người Nhật kéo nhau ra một chỗ và thì thầm: “Cậu có định rời Nhật Bản không?” như thể chúng tôi đang lên kế hoạch cho một cuộc tẩu thoát bí mật. Chắc sẽ khiếm nhã lắm nếu nói những điều này trước các đồng nghiệp người Nhật, những người không hề có ý định bỏ đi đâu vì gia đình và nhà cửa của họ đều ở Nhật Bản.

Rồi cứ thế, các lao động ngoại quốc từng người một rời bỏ văn phòng, với vẻ tội lỗi pha lẫn âu lo trên khuôn mặt. Không dám nhìn vào mắt nhau, họ bước đi, miệng thì thào: “Tôi quyết định đi khỏi đất nước này, xin hãy bảo trọng”.

Đến cuối ngày, chỉ còn vài người ở lại văn phòng. Một đồng nghiệp người Nhật quay về phía tôi và động viên: “Nếu tôi có gia đình ở một đất nước khác, tôi cũng sẽ rời khỏi đây”.

Nhưng điều đó không khỏi khiến chúng tôi thấy hổ thẹn.

Với riêng tôi, quyết định này còn là vì lòng hiếu thảo. Cha mẹ tôi gần như từng phút lại gọi điện cho tôi, hỏi tôi sao vẫn chưa rời khỏi đó. Họ gọi cho tất cả mọi người họ bết để cố thuyết phục tôi lên chuyến bay sớm nhất có thể.

Tôi định nói với họ, tôi muốn ở lại. Tôi thực sự muốn thế. Nhưng cái tâm tưởng của một đứa trẻ lớn lên tại Hàn Quốc đã ngấm vào trong tôi, rằng, cơ thể bạn không thực sự là của bạn – nó thuộc về cha mẹ bạn. Và cha mẹ tôi muốn tôi quay về Seoul ngay lập tức.

Cuối cùng, tôi cũng chỉ biết giải thích rằng, ở lại tôi cũng sẽ không chặn đứng được cơn động đất hay cứu giúp được gì cho nạn nhân của trận sóng thần, hay giải quyết được bất cứ vấn đề gì tại nhà máy điện hạt nhân. Nó sẽ chỉ khiến cơn đau tim của bố mẹ tôi nặng thêm

Vì thế, giờ đây, tôi chỉ có thể nói "sayonara" (tạm biệt), nhưng tôi nhất định quay trở lại đó sớm thôi.

Dĩ nhiên, sẽ không để cha mẹ tôi biết”.
  • (theo CNNGo)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn