Lương y nói về "Dinh rắn" huyền bí

08:42, Thứ ba 11/10/2011

( PHUNUTODAY ) - Cách đây trên dưới 100 năm, sừng Linh Dương giác cũng không phải dễ kiếm như sừngTê giác và nó cũng là vật gia bảo của các ông thầy lang

(Phunutoday)-Cuối cùng tôi kết luận với quý vị độc giả là không có sự tồn tại của con vật huyền thoại tên Dinh rắn trên cõi đời này và cách đây trên dưới 100 năm, sừng Linh Dương giác cũng không phải dễ kiếm như sừngTê giác và nó cũng là vật gia bảo của các ông thầy lang trên mọi miền đất nước, kể cả gia đình làm nghề thuốc 4 đời của dòng họ Lê chúng tôi.

 > Bí ẩn không thể giải thích của sừng dinh rắn
.

a
Cháu Trần Thịnh Tiến và đoạn sừng còn lại.

Đây là con LINH DƯƠNG (Cornu Antelopis)

-Sừng Trâu gọi là Ngưu giác hay còn gọi là Tê ngưu.
-Sừng Linh Dương gọi là Linh dương giác.
-Sừng Tê gọi là Tê giác.

Dê núi gọi là sơn dương: Chúng ta đừng nhầm lẫn con dê núi là con Linh dương vì 2 loài này tuy cùng họ Trâu Bò nhưng khác loài, thường người ta hay gọi chung chung là Dê núi chứ thật ra nó có đến mấy loài dê núi và Linh dương cũng là 1 loài trong số ấy.

Họ khoa học: Họ Trâu Bò (Bovidae).
Mô Tả: Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặc Thanh Dương (Naemorhedus goral)v.v..
Địa lý: Sống thành từng bầy ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đá vôi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Thu hái, Sơ chế: Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng.
Bộ phận dùng: Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt.

-Dinh Rắn thực chất chỉ là tên gọi của đồng bào Khơme Nnam bộ rồi lan truyền tên gọi này sang người miền Tây Nam bộ chứ miền Trung và miền Bắc không ai gọi tên sừng Linh Dương là sừng Dinh cả.

-Dinh là tiếng Khơme hoặc tiếng địa phương của người Khơ me chỉ thị một loài thuôc họ Dê núi có cặp sừng xoắn uốn cong như cán dù mà người miền Trung và Bắc thường gọi là Linh dương.

Theo Đông y, linh dương giác có tác dụng hạ sốt, an thần, trấn kinh, giải độc, chữa đau gan, vàng da, chai gan, trĩ, nhọt độc lở ngứa...nó có cùng công dụng như sừng Tê giác và sừng trâu nhưng công lực trị sốt xuất huyết và chai gan, vàng da thì mạnh hơn sừng Trâu (Ngưu giác) nhưng yếu hơn Tê giác.

Dinh rắn: Cũng chính tên gọi này của người khơme mà dân gian bấy lâu nay vì không biết nên bị mê hoặc và ngộ nhận là con vật huyền thoại gì đó và rồi cho là đã bị tuyệt chủng...Thật buồn cười vì làm gì có con Dinh rắn nào là động vật sống dưới nước và tồn tại trong cõi Nam bộ này mà không được các ông quan Ngự Y triều Nguyễn sưu tầm và ghi chép vào Y thư trong giai đoạn nhà Nguyễn khai phá đất phương Nam. Hôm nay tôi xin mạo muội đưa ra vài lời giải thích vốn được thân phụ là một Lương y kể lại cách đây hơn 20 năm để cho quý vị rộng đường soi xét.

Tôi xin nói không phải quơ đũa cả nắm nhưng chuyện là như thế này: Các cụ lang (thầy thuốc) ngày xưa ngoài những danh y đạo đức có tấm lòng hiếu sinh thì bên cạnh vẫn có nhiều thầy thuốc vô đạo. Họ thường nhỏ nhen và hay huyền bí với bịnh nhân để trục lợi.

Vì thế ngày nay chúng ta thường nghe thấy có những tên gọi là Bài thuốc bí truyền; là những bậc chân tu ngày xa xưa sáng tạo ra bài thuốc và giấu kín không truyền cho ai ngoại trừ những đệ tử có tâm đức, hoặc là Bài thuốc gia truyền là cha chỉ truyền cho con, cháu ,chứ không truyền người ngoài. Đó cũng là mục đích bảo tồn những bí quyết trong nghề nghiệp mà thôi.

Do đó ngày xưa những ông thầy nào biết sử dụng Linh Dương giác để trị rắn cắn cho bịnh nhân thì cũng vì ý đồ muốn giữ bí mật nên các ông ấy đã bóp méo tên gọi thật sự của chiếc sừng linh dương giác này và bịa ra là sừng con Dinh ăn cá, ăn cỏ cho thêm huyền bí…v.v..

Linh dương giác dù ai trong nghề Đông y cũng đều biết công dụng như tôi đã nói ở trên nhưng cũng tùy vào cách sử dụng của từng miền, từng môn phái Đông Y và từng sở trường của ông thầy thuốc khi áp dụng điều trị theo sở trường của mình.

Ví dụ như đối với ông thầy trị rắn cắn thì ông ta chuyên dùng linh dương giác để hút nộc. Ông thầy trị bịnh trĩ thì chuyên dùng linh dương giác để trị trĩ ...v.v...cũng chính vì sở trường chuyên trị dứt bịnh một chứng bịnh nhất dịnh nào đó mà các ông thầy này được nhân dân tín nhiệm và vô tình đặt cho một cái nghệ danh như là thầy Tư rắn hay thầy Bảy trĩ... nghĩa là ám chỉ chuyên khoa điều trị của ông thầy Tư & thầy Bảy. Chính vì vậy chúng ta sẽ thấy cái danh từ Dinh rắn chính là cách nhìn nhận công dụng hữu hiệu trị bịnh rắn cắn của cái sừng linh dương giác này mà dân gian hoặc do ông thầy thuốc đặt tên cho nó và có ý dấu nghề rồi phao tin mê hoặc bịnh nhân là sừng này là sừng con Dinh rồi còn bịa rằng con Dinh này ăn cá, con Dinh kia ăn cỏ và con Dinh rắn là ăn rắn. Ôi cốt yếu cũng là mục đích tạo sự huyền bí và giữ gìn bí quyết trong nghề đó thôi.

Dùng sừng Dinh (linh dương giác) để trị rắn cắn tôi xin chắc chắn một câu đây chính là bí quyết của các ông thầy người khơme truyền lại cho nhân dân Nam bộ chứ các thầy thuốc miền Trung, Bắc không thuộc sở trường này. Chính lý do ấy mà trong Dược Điển của GS. Đỗ Tất Lợi không thấy nhắc đến tên gọi sừng Dinh và cả trong Bộ sách kinh điển ‘Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh’ của cụ Tổ Y học cổ truyền Việt Nam (Lê Hữu Trác) trong các quyển « Y hải cầu nguyên » « Bách gia trân tàng » cũng không thấy có tên gọi sừng Dinh này.

Theo kinh nghiệm Đông y khi sử dụng sừng Tê giác, Ngưu giác, Linh dương giác, thầy thuốc thường sử dụng vị trí từ giữa thân sừng trở lên chóp đầu nhọn của sừng vì vị trí này công lực trị bịnh mạnh hơn phần dưới.

(Theo cá nhân tôi suy xét có lẽ trong 3 loại sừng trên, trừ sừng Tê có cấu trúc đặc ruột từ gốc đến ngọn, còn lại sừng Ngưu và Linh thì từ gốc đến giữa thân bên trong bị rỗng ruột nên các thầy thuốc chọn phần đặc ruột là tốt nhất)

Cuối cùng tôi kết luận với quý vị độc giả là không có sự tồn tại của con vật huyền thoại tên Dinh rắn trên cõi đời này và cách đây trên dưới 100 năm, sừng Linh Dương giác cũng không phải dễ kiếm như sừngTê giác và nó cũng là vật gia bảo của các ông thầy lang trên mọi miền đất nước, kể cả gia đình làm nghề thuốc 4 đời của dòng họ Lê chúng tôi. Có thể hiện nay, trong các cánh rừng già nguyên sinh bạt ngàn xanh tốt của Việt Nam vẫn còn đó những quần thể Linh dương trú ngụ nhưng có thể chủng loài Linh dương có kiểu sừng cán dù thì đã bị tuyệt chủng.

 

  • Lưu Hương
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc